Trong chọn giống người ta tạo biến dị tổ hợp chủ yếu bằng phương pháp lai nào

0%

Đúng rồi !

Đang tải dữ liệu ...

Kiểm tra

Bỏ qua

Tiếp tục

Thảo luận

Luyện tập lại

Câu hỏi kế tiếp

Báo lỗi

Luyện tập ngay

Cho các biện pháp:

1- nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa. 2- cấy truyền phôi. 3- nhân bản vô tính

4- dung hợp tế bào trần. 5- tự thụ phấn liên tục 5-7 đời kết hợp chọn lọc.

Phương pháp được sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng là

  1. 1, 2, 3, 4, 5.
  2. 1, 5.
  3. 2, 3, 4.
  4. 3, 4, 5.

Trong các phương pháp tạo ưu thế lai, lai khác dòng kép ưu việt hơn lai khác dòng đơn vì

  1. tổ hợp được nhiều gen quý của nhiều dòng cho đời F1.
  2. tạo được các cá thể mang nhiều cặp gen đồng hợp.
  3. tiến hành đơn giản hơn.
  4. tạo nhiều giốn mới có năng suất cao hơn.

Để duy trìvà củng cố những tính trạng mong muốn ở cây trồng, người ta thường tiến hành

  1. tự thụ phấn bắt buộc ở cây trồng giao phấn.
  2. lai khác dòng đơn.
  3. lai khác dòng kép.
  4. giao phấn ở cây trồng.

Phát biểu nào sau đây là đúngvề ưu thế lai?

  1. Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F1 và sau đó tăng dần ở các đời tiếp theo.
  2. Ưu thế lai luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng.
  3. Các con lai F1 có ưu thế lai cao thường được sử dụng làm giống vì chúng có kiểu hình giống nhau.
  4. Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại.

Để tạo ra một giống cây thuần chủng có kiểu gen AAbbDD từ hai giống cây ban đầu có kiểu gen AABBdd và aabbDD, người ta có thể tiến hành như thế nào?

  1. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình [A-bbD-] rồi cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD.
  2. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 rồi chọn các cây có kiểu hình [A-bbD-] cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD.
  3. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình [A-bbD-] rồi dùng phương pháp tế bào học để xác định cây có kiểu gen AAbbDD.
  4. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 lai trở lại với cây có kiểu gen AABBdd tạo F2. Các cây có kiểu hình [A-bbD-] thu được ở F2 chính là giống cây có kiểu gen AAbbDD.

Trong trường hợp gen trội có lợi, phép lai có thể tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất là gì?

  1. AABbdd × AAbbdd.
  2. aabbdd × AAbbDD.
  3. aabbDD × AABBdd.
  4. aaBBdd × aabbDD.

Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp thường được dùng để tạo ra các biến dị tổ hợp là

  1. gây đột biến bằng sốc nhiệt.
  2. gây đột biến bằng cônsixin.
  3. lai hữu tính.
  4. chiếu xạ bằng tia X.

Biến dị tổ hợp

  1. không phải là nguyên liệu của tiến hoá.
  2. không làm xuất hiện kiểu hình mới.
  3. phát sinh do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố và mẹ.
  4. chỉ xuất hiện trong quần thể tự phối.

Các biến dị tổ hợp phân biệt với các đột biến gen và đột biến NST chủ yếu ở điếm nào sau đây?

  1. Do sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có của bố mẹ.
  2. Có thể di truyền được cho đời sau.
  3. Là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá và chọn giống.
  4. Xảy ra ngẫu nhiên, riêng lẽ ở từng cá thể.

Trong chọn giống gia súc, phương pháp đem lại hiệu quả cao là chọn lọc

  1. hàng loạt một lần.
  2. cá thể kết hợp với kiểm tra kiểu gen.
  3. cá thể một lần.
  4. hàng loạt nhiều lần.

Thành tựu lai kinh tế nước ta tạo được bò lai F1 chịu được khí hậu nóng, sản xuất 1000kg sữa trong 1 năm, tỉ lệ bơ 4 - 4,5%. Đây là kết quả của phép lai nào sau đây?

  1. Pt/c: Bò vàng cái Thanh Hóa \[\times\] Bò đực Hôsten Hà Lan.
  2. Pt/c: Bò cái Hôsten Hà Lan \[\times\] Bò vàng đực Thanh Hóa.
  3. Pt/c: Bò cái Ân Độ \[\times\] Bò vàng đực Thanh Hóa.
  4. Pt/c: Bò vàng cái Thanh Hóa \[\times\] Bò đực Ấn Độ.

Cách tiến hành lai kinh tế ở nước ta chủ yếu là gì?

  1. Cho con cái và con đực giống thuần cao sản nước ngoài nhập nội giao phối với nhau.
  2. Cho con cái và con đực giống thuần cao sản trong nước nhập nội giao phối với nhau.
  3. Cho con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội.
  4. Cho con đực thuộc giống trong nước giao phối với con cái cao sản thuộc giống thuần nhập nội.

Ký hiệuaa < Aa > AA có ý nghĩa là gì?

  1. Cơ thểdị hợp của các alen luôn luôn tốt hơn thểđồng hợp.
  2. Cơ thể đồng hợp trội của các alen luôn luôn tốt hơn thểdị hợp.
  3. Cơ thể đồng hợp trội của các alen luôn luôn tốt hơn thể đồng hợp lặn.
  4. Cơ thểđồng hợp lặn của các alen luôn luôn tất hơn thề đồng hợp trội.

Ở thuốc lá, cặp gen aa qui định khả năng chịu lạnh tới l0oC, AA qui định khả năng chịu nóng đến 35oC, cây dị hợp Aa chịu được nhiệt độ từ 10oC đến 35oC. Đặc điểm này được giải thích bằng giả thuyết

  1. về tác động của hiện tượng trội không hoàn toàn.
  2. về trạng thái dị hợp.
  3. về tác động cộng gộp của các gen trội có lợi.
  4. siêu trội.

Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ vì ở các thế hệ sau

  1. tỉ lệ thể dị hợp tăng, thể đồng hợp giảm, các gen lặn có hại được biểu hiện.
  2. tỉ lệ thể dị hợp giảm, thể đồng hợp tăng, các gen lặn có hại được biểu hiện.
  3. tỉ lệ thể dị hợp tăng, thể đồng hợp giảm, các gen trội có hại được biểu hiện.
  4. tỉ lệ thể dị hợp giảm, thể đồng hợp tăng, các gen trội có hại được biểu hiện.

Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích

  1. củng cố tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần đế loại bỏ gen xấu hoặc chuẩn bị lai khác dòng.
  2. tạo ra các cá thể có mức độ dị hợp tử cao, sử dụng ưu thế lai.
  3. hạn chế hiện tượng thoái hóa giống.
  4. cải tạo giống.

Bước nào sau đây không phải là một khâu trong công tác chọn giống?

  1. Tạo nguồn biến dị cho chọn lọc.
  2. Gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân hóa học.
  3. Chọn lọc và bồi dưỡng để tạo ra những giống đạt tiêu chuẩn.
  4. Sản xuất giống để đưa vào đại trà.

Cho các đặc điểm sau:

1-là những quần thể tự nhiên.

2-là những quần thể nhân tạo.

3-có đặc điểm di truyền nhất định, năng suất cao và ổn định.

4-có đặc điểm di truyền đa dạng, năng suất cao.

5-phản ứng giống nhau trước cùng điều kiện ngoại cảnh, phù hợp với điều kiện khí hậu và kĩ thuật sản xuất nhất định.

Đâu là đặc điểm của giống vật nuôi, cây trồng, vi sinh vật ?

  1. 1, 2, 3.
  2. 2,3, 4.
  3. 1, 3, 5.
  4. 2, 3, 5.

Trong chọn giống, người ta có thể tạo nguồn biến dị bằng cách tác động vào vật liệu di truyền ở cấp độ cơ thể theo phương pháp nào sau đây?

  1. Dùng kĩ thuật cấy gen.
  2. Sử dụng các phương pháp lai.
  3. Gây đột biến gen và NST.
  4. Lai phân tử.

Trong chọn giống, người ta có thể tạo nguồn biến dị bằng cách tác động vào vật liệu di truyền ở cấp độ tế bào theo phương pháp nào sau đây?

  1. Dùng kĩ thuật cấy gen.
  2. Sử dụng các phương pháp lai.
  3. Gây đột biến gen.
  4. Gây đột biến NST.

Trong chọn giống, phương pháp nào sau đây không được sử dụng để tạo vật liệu khởi đầu?

  1. Dùng kĩ thuật cấy gen.
  2. Sử dụng các phương pháp lai.
  3. Gây đột biến gen và NST.
  4. Dùng môi trường nuôi dưỡng chọn lọc để kiểm tra kiểu gen của sinh vật.

Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp tạo nguồn biến dị bằng cách tác động vào vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử ?

  1. Kĩ thuật cấy gen.
  2. Phương pháp lai tế bào.
  3. Gây đột biến gen nhân tạo.
  4. Phương pháp lai phân tử.

Phương pháp nào dưới đây không được dùng trong chọn giống cây trồng?

  1. Thụ tinh nhân tạo cá thể đực giống đầu dòng.
  2. Lai giữa các loài đã thuần hóa và các lài hoang dại.
  3. Lai hữu tính kết hợp với đột biến thực nghiệm.
  4. Nuôi cấy mô thực vật, nuôi cấy bao phấn, hạt phấn.

Giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn lặp lại qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới hiện tượng thoái hóa giống do

  1. các gen lặn có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp.
  2. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau.
  3. các gen lặn có hại biểu hiện thành kiểu hình do tăng cường thể đồng hợp.
  4. tăng cường sự biểu hiện của các gen trội có hại.

Trong chọn giống, người ta thường dùng giao phối gần để

1-tạo ưu thế lai ở thế hệ sau.

2-tạo ra các dòng thuần chủng.

3-tạo ra các thể dị hợp.

4-củng cố các đặc tính quí.

Phương án đúng là

  1. 1, 2.
  2. 1, 3.
  3. 2, 3.
  4. 2,4.

Trong tự nhiên, nhiều loài thực vật tự thụ phấn vẫn sinh trưởng và phát triển khá mạnh là do

  1. loài tự thụ phấn chặt chẽ vẫn có tỉ lệ giao phấn nhất định.
  2. các cá thể có kiểu gen đồng nhất nên truyền đạt vật chất di truyền cho đời sau một cách ổn định.
  3. các tính trạng ở loài tự thụ phấn là các tính trạng đa alen.
  4. các dạng đồng hợp lặn có lợi còn tồn tại trong quần thể.

Phương pháp nào sau đây không được sử dụng để tạo dòng thuần ?

  1. Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết liên tục qua nhiều thế hệ.
  2. Lưỡng bội hóa các cá thể hoặc giao tử đơn bội bằng cônsixin.
  3. Gây đột biến thuận nghịch từ các cá thể dị hợp.
  4. Cho lai giữa các cây tam bội với cây đơn bội để tạo thành cây lưỡng bội thuần chủng.

Trong các giả thuyết sau đây, giả thuyết nào không phải là cơ sở di truyền học của hiện tượng ưu thế lai?

  1. Thể dị hợp của các alen luôn tốt hơn thể đồng hợp.
  2. Tập trung các gen trội có lợi từ cả bố và mẹ, làm tăng cường tác động cộng gộp giữa các gen trội.
  3. Ở cơ thể F1, gen lặn có hại bị gen trội bình thường át chế.
  4. Ở cơ thể F1, nhiều gen lặn có hại tương tác với nhau trong một tổ hợp gen mới cho ra kiểu hình có lợi.

Cho các đặc điểmsau:

1-cơ thể mang gen dị hợp tốt hơn đồng hợp.

2-các gen trội có lợi át chế sự biểu hiện của các gen lặn có hại.

3-hiệu quả bổ trợ giữa hai alen khác nhau về chức phận trong cùng một lôcút trên 2 NST của cặp tương đồng.

4-tập trung nhiều các gen trội có lợi của cả bố và mẹ.

Giả thuyết siêu trội trong ưu thế lai được thể hiện ở những đặc điểm nào?

  1. 1, 2.
  2. 1, 3.
  3. 1, 4.
  4. 2, 4.

Cho các phương pháp sau:

1. Lai khác dòng đơn. 2. Lai khác loài.

3. Lai cải tiến. 4. Lai luân chuyển.

5. Lai khác dòng kép. 6. Lai gần.

7. Lai khác thứ. 8. Lai kinh tế.

Để tạo ưu thế lai, người ta có thể sử dụng những phương pháp nào?

  1. 1,2,5,7,8.
  2. 1,3,5,6,8.
  3. 1,4,5,6,8.
  4. 1,2,6,7,8.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề