Trong hồ sơ thiết kế xây dựng thường sử dụng các loại hình chiếu nào nhất ?

Tóm tắt lý thuyết

  • Bản vẽ xây dựng bao gồm các bản vẽ về các công trình xây dựng

  • Bản vẽ nhà thể hiện hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà.

  • Tác dụng: căn cứ vào bản vẽ để xây dựng ngôi nhà.

  • Kí hiệu quy ước trong bản vẽ nhà:

II. Bản vẽ mặt bằng tổng thể

  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ hình chiếu bằng của công trình trên khu đất xây dựng.

  • Trên bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện vị trí các công trình với hệ thồng đường xá, cây xanh…

  • Ví dụ:

Bản vẽ mặt bằng tổng thể của một trường THCS:

Hình chiếu phối cảnh toàn bộ công trình:

  • Kí hiệu quy ước trong bản vẽ mặt bằng tổng thể:

III. Các hình biểu diễn ngôi nhà

1, Mặt bằng

  • Bản chất: Là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa sổ.

  • Nội dung: Vị trí, kích thước của tường vách ngăn, cửa đi, cửa sổ, cầu thang, cách bố trí các phòng, các thiết bị, đồ đạc... 

→ Là bản vẽ quan trong nhất trong các bản vẽ nhà

  • Đặc điểm:

    • Là hình cắt toàn bộ, chỉ sử dụng một mặt phẳng cắt duy nhất. 

    • Không biểu diễn phần khuất

    • Nếu ngôi nhà có nhiều tầng thì phải có bản vẽ mặt bằng riêng cho từng tầng .

2. Mặt đứng

  • Bản chất: Là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng.

  • Nội dung: Thể hiện hình dáng, sự cân đối, vẻ đẹp bên ngoài của ngôi nhà

  • Đặc điểm:

    • Được vẽ bằng nét liền mảnh, không biểu diễn phần khuất 

3. Mặt cắt

  • Bản chất: Hình cắt tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà

  • Nội dung: Thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà, kích thước các tầng nhà theo chiều cao, cửa sổ..

  • Đặc điểm:

    • Không biểu diễn phần khuất 

    • Là hình cắt toàn bộ, chỉ sử dụng một mặt phẳng cắt duy nhất. 

Ví dụ: Hình biểu diễn một ngôi nhà ở 2 tầng đơn giản gồm mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt:

Bản vẽ nào là bản vẽ hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng?

A. Bản vẽ mặt đứng.

B. Bản vẽ mặt cắt.

C. Bản vẽ mặt bằng.

D. Bản vẽ mặt bằng tổng thể.

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án D

    • Bản vẽ mặt bằng tổng thể.

Bài 2

Bản vẽ nhà nào được thể hiện bằng hình cắt ?

A. Bản vẽ mặt bằng tổng thể.

B. Bản vẽ mặt cắt.

C. Bản vẽ mặt bằng.

D. Bản vẽ mặt đứng.

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án B

Bài 3

Hình biểu diễn quan trọng nhất của ngôi nhà là hình nào ?

A. Mặt đứng.

B. Mặt bằng.

C. Mặt cắt.

D. Mặt bằng tổng thể.

Hướng dẫn giải:

Lời kết

Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết khái quát về các bản vẽ xây dựng.

  • Biết các loại hình biểu diễn đơn giản trong bản vẽ nhà.

  • Gồm các tiêu chuẩn về:

    • Khổ giấy

    • Tỉ lệ

    • Nét vẽ

    • Chữ viết

  • Ghi kích thước.

  • Gồm :

  • Hình chiếu vuông góc:

    • Phương pháp chiếu góc thứ nhất: Trên bản vẽ kĩ thuật có: 

      • Hình chiếu bằng B đặt dưới hình chiếu đứng A

      • Hình chiếu cạnh C sẽ đặt bên phải hình chiếu đứng A

    • Phương pháp chiếu góc thứ ba: Trên bản vẽ kĩ thuật có: 

      • Hình chiếu bằng B đặt phía trên hình chiếu đứng A

      • Hình chiếu cạnh C đặt ở bên trái hình chiếu đứng A

  • Mặt cắt- Hình cắt:

    • Khái niệm:

      • Hình biểu diễn đường bao của vật thể trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt

      • Hình biểu diễn mặt cắt và đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt

    • Các loại mặt cắt: Mặt cắt chập, mặt cắt rời

    • Các loại hình cắt: Hình cắt toàn bộ, hình cắt một nửa, hình cắt cục bộ

  • Hình chiếu trục đo:

    • Khái niệm và các thông số cơ bản: Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn không gian ba chiều của vật thể, được xây dựng bằng phép chiếu song song.

      • Hình chiếu trục đo vuông góc đều

      • Hình chiếu trục đo xiên góc cân

  • Hình chiếu phối cảnh:[ HCPC]

    • Khái niệm: Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.

      • Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ

      • Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ

  • Gồm :

    • Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật

      • Quá trình thiết kế: Thiết kế là quá trình  hoạt động sáng tạo của người thiết kế, bao gồm nhiều giai đoạn.

      • Bản vẽ kĩ thuật: Bản vẽ kĩ thuật là các thông tin kĩ thuật được trình bài dưới dạng đồ hoạ theo quy tắc thống nhất.

    • Bản vẽ cơ khí:

      • Bản vẽ chi tiết

      • Cách lập bản vẽ chi tiết

      • Bản vẽ lắp.

    • Bản vẽ xây dựng:

      • Khái niệm: Bản vẽ xây dựng bao gồm các bản vẽ về các công trình xây dựng

      • Bản vẽ mặt bằng tổng thể.

      • Các hình biểu diễn của ngôi nhà.

    • Lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính:

      • Hệ thống vẽ kĩ thuật bằng máy tính.

      • Phần mềm AutoCAD

Trình bày ý nghĩa của các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.

Trả lời:

  • Tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật là văn bản quy định các qui tắc thống nhất để lập bản vẽ kĩ thuật.

Câu 2.

Thế nào là phương pháp hình chiếu vuông góc?

Trả lời:

  • Phương pháp hình chiếu vuông góc là phương pháp biểu diễn các hình chiếu vuông góc trên cùng một mặt phẳng hình chiếu

Câu 3.

So sánh sự khác nhau giữa phương pháp chiếu góc thứ nhất và góc thứ ba.

Trả lời:

  • Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất:

    • Vật thể nằm trước mặt phẳng chiếu đối với người quan sát

    • Vị trí các hình chiếu: Hình chiếu bằng đặt dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên phải hình chiếu đứng

  • Trong phương pháp chiếu góc thứ ba:

    • Vật thể nằm sau mặt phẳng chiếu đối với người quan sát

    • Vị trí các hình chiếu: Hình chiếu bằng đặt trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên trái hình chiếu đứng

Câu 4.

Thế nào là hình cắt và mặt cắt ? Hình cắt và mặt cắt dùng để làm gì?

Trả lời:

  • Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt.

  • Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt, gọi là hình cắt.

  • Mặt cắt dùng để biểu diễn tiết diện vuông góc của vật thể. Dùng trong trường hợp vật thể có nhiều lỗ, rãnh.

  • Hình cắt: có 3 loại

    • Hình cắt toàn bộ: sử dụng một mặt phẳng cắt dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.

    • Hình cắt bán phần: Hình biểu diễn gồm nửa hình cắt ghép với nửa hình chiếu, đường phân cách là đường tâm. Dùng để biểu diễn vật thể đối xứng.

    • Hình cắt cục bộ: biểu diễn một phần của vật thể dưới dạng hình cắt, đường giới hạn vẽ bằng nét lượn sóng.

Câu 5.

Thế nào là hình chiếu trục đo? Hình chiếu trục đo dùng để làm gì?

Trả lời:

  • Hình chiếu trục đo: Là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng trên cơ sở phép chiếu song song.

Câu 6.

Hình chiếu trục đo vuông góc đều và hình chiếu trục đo xiên góc cân các thông số như thế nào ?

Trả lời:

  • Hình chiếu trục đo vuông góc đều

    • Góc trục đo: X’O’Y’ = Y’O’Z’ = X’O’Z’ = 120o

    • Hệ số biến dạng: p = q = r = 1

  • Hình chiếu trục đo của hình tròn:

    • Góc trục đo: 

      • X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 135o ; 

      • X’O’Z’ = 90o

    • Hệ số biến dạng:

Câu 7.

Thế nào là hình chiếu phối cảnh? Hình chiếu phối cảnh dùng để làm gì?

Trả lời:

  • Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.

  • Hình chiếu phối cảnh thường đặt bên cạnh các hình chiếu vuông góc trong các bản vẽ thiết kế kiến trúc và xây dựng để biểu diễn các công trình có kích thước lớn như: nhà cửa, cầu đường, đê đập...

Câu 8.

Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào trong thiết kế?

Trả lời:

  • Vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với thiết kế:

    • Giai đoạn hình thành ý tưởng: Vẽ sơ đồ hoặc phác họa sản phẩm.

    • Giai đoạn thu thập thông tin: Đọc các bản vẽ liên quan đến sản phẩm khi thiết kế, lập các bản vẽ khác của sản phẩm.

    • Giai đoạn thẩm định: Trao đổi ý kiến thông qua các bản vẽ thiết kế sản phẩm

    • Giai đoạn lập hồ sơ kỹ thuật: Lập các bản vẽ tổng thể và chi tiết của sản phẩm 

Câu 9.

Bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp dùng để làm gì?

Trả lời

  • Bản vẽ chi tiết:

    • Nội dung: Bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thứoc và các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.

    • Công dụng: Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết

  • Bản vẽ lắp:

    • Nội dung: Bản vẽ lắp trình bày hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau.

    • Công dụng: Bản vẽ lắp dùng để lắp ráp các chi tiết.

Câu 10.

Cách lập bản vẽ chi tiết như thế nào?

Trả lời:

  • Cách lập bản vẽ chi tiết:

    • Bước 1: Bố trí các hình biểu diễn và khung tên.

    • Bước 2: Vẽ mờ.

    • Bước 3: Tô đậm.

    • Bước 4: Ghi phần chữ.

    • Bước 5: Kiểm tra hoàn thiện bản vẽ

Câu 11. 

Trình bày các đặc điểm của các loại hình biểu diễn ngôi nhà.

Trả lời:

  • Các hình biểu diễn của ngôi nhà.

  • Mặt bằng:

    • Hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng đi ngang qua cửa sổ.

    • Tác dụng: Thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi.

  • Mặt đứng:

    • Hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng.

    • Tác dụng: Thể hiện hình dáng, sự cân đối, vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà

  • Hình cắt:

    • Hình tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà.

    • Hình cắt dùng để thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà, kích thước các tầng nhà theo chiều cao, cửa sổ,... 

Câu 12. 

Trình bày khái quát hệ thống vẽ kĩ thuật bằng máy tính.

Trả lời:

  • Hệ thống CAD gồm hai phần:

  • Phần cứng:

- CPU: là trung tâm của máy tính có thể coi là não bộ của máy tính.

- Màn hình: để hiển thị bản vẽ.

- Bàn phím, chuột: để ra lệnh nạp dữ liệu vẽ.

- Máy in, máy vẽ: để xuất bản vẽ ra giấy.

- Một số thiết bị ngoại vi khác: bảng số hóa, máy quét ảnh, đầu ghi để biến các thông tin vẽ thành các thông tin dưới dạng số để đưa vào bộ nhớ trong máy hoặc lưu trữ trên đĩa.

  • Phần mềm:

    • Nhiệm vụ:

      • Tạo các đối tượng vẽ cơ bản: đường thẳng, đường tròn, đường cong, mặt cong, vật thể 3 chiều.

      • Giải các bài toán dựng hình và vẽ hình.

      • Tạo ra các hình chiếu vuông góc, mặt cắt, hình cắt.

      • Xây dựng hình chiếu trục đo, hình chiếu phối cảnh.

      • Tô vẽ kí hiệu vật liệu.

      • Ghi kích thước.

Video liên quan

Chủ Đề