Việc tổng vệ sinh nhà cuối năm osouji chịu ảnh hưởng từ

Vào đợt cuối năm, mọi gia đình, khách sạn, công ty,… đều cần được tổng vệ sinh để đón tết. Dịch vụ bên công ty bao trọn gói tổng vệ sinh với bảng giá hợp lý đảm bảo sự hài lòng ở khách hàng.

Môi trường làm việc đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần của con người. Theo chu kỳ hoạt động và làm việc, nhiều máy móc thiết bị và đồ nội thất của các công ty, nhà xưởng hay văn phòng cần được định kỳ làm vệ sinh cuối năm giúp bảo trì, tăng tuổi sử dung và giúp môi trường làm việc sạch sẽ hơn.

Một môi trường làm việc sạch sẽ, thân thiện với con người sẽ đảm bảo sức khỏe cũng như hiệu suất làm việc của công nhân viên – những người làm việc liên tục 8 giờ đồng hồ tại công ty, văn phòng, xưởng máy… Trước đây, khi dịch vụ vệ sinh công ty, nhà xưởng vẫn chưa phổ biến thì ban lãnh đạo công ty thường phải trả một khoản chi phí khá lớn cho việc tuyển và quản lý tạp vụ, lao công cho công ty. Điều này nhiều khi dẫn đến các vấn đề phức tạp trong quản lý nhân sự và điều hành. Hơn nữa các nhân viên tạp vụ này thường không được đào tạo chuyên nghiệp, không đủ các trang thiết bị, hóa chất tẩy rửa an toàn. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, các xưởng sản xuất và khu công nghiệp cũng không ngừng phấn đấu phát triển bền vững đi đôi với an toàn vệ sinh môi trường.

Thực tế cho thấy, văn phòng, nhà xưởng là nơi hoạt động thường xuyên của đội ngũ công nhân viên nên việc vệ sinh luôn cần được chú trọng nhằm tạo ra môi trường sống an toàn, thoáng mát, sạch sẽ..

Hơn thế nữa, công ty, nhà máy là nơi hàng hóa ra vào thường xuyên, số lượng người làm đông, máy móc thiết bị hoạt động liên tục nên việc bụi bẩn, các hoạt chất dư thừa trong quá trình sản xuất tồn đọng là không thể tránh khỏi. Trải qua một thời gian dài thì những sản phẩm thừa này rất dễ cáu bẩn, bám cứng khó lau chùi. Vì thế việc làm sạch, dọn dẹp văn phòng, cơ sở sản xuất hay tổng vệ sinh cuối năm đang được nhiều chủ cơ sở quan tâm.

Để văn phòng làm việc của quý khách luôn sạch sẽ, hàng ngày cần có người thực hiện công việc quét dọn, lau.Tuy nhiên có những vị trí khó mà quý khách không thể tự làm sạch được nếu không có sự hỗ trợ của các trang thiết bị vệ sinh công nghiệp chuyên nghiệp.

Tổng vệ sinh cuối năm tại Sạch24H

– Vệ sinh trần nhà xưởng, trần văn phòng: Đây là hạng mục vệ sinh phức tạp và khó khăn nhất trong đó cần làm sạch bụi bẩn và màng nhện bám trên trần, các thanh đà lớn nhỏ.

– Vệ sinh các bức tường xung quanh nhà máy, phòng làm việc.

– Vệ sinh hệ thống dây cáp treo đối với xưởng máy.

– Làm sạch hệ thống máng đèn, hộp đèn và đèn: Đây là hạng mục mà khi vệ sinh đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng và bài bản.

– Vệ sinh hệ thống quạt thông gió, quạt trần.

– Vệ sinh toàn bộ máy móc trong nhà xưởng, chỗ làm việc của công nhân

– Giặt thảm, lau kính, giặt ghế văn phòng,…

– Làm sạch, đánh bóng sàn đa, phủ bóng polishing bảo vệ bề mặt của sàn [Tất cả các loại sàn].

– Làm sạch các khói bụi thải ra từ máy móc và bám trên tường.

– Lau sạch các cửa sổ, cửa kính của phân xưởng.

– Vệ sinh lưới ngăn côn trùng.

– Làm sạch các mảng ố bám trên sàn và các thiết bị trong nhà vệ sinh, nhà tắm…

Website : //vesinhcongnghiepquynhon.vn/

Những phong tục trước thềm năm mới tại Nhật Bản

   Người Nhật là một trong số ít nước Đông Á đón năm mới theo lịch dương. Tết ở Nhật bản thể hiện rõ nét những tinh hoa văn hóa của đất nước này và cho đến tận bây giờ vẫn còn lưu giữ được  rất nhiều phong tục tập quán từ thời xa xưa. Từ những nét tinh túy trong ẩm thực cho đến các sự kiện ngày Tết, mọi thứ đều mang một ý nghĩa sâu xa và đặc trưng. Đi khám bệnh Nhật Bản vào dịp đầu năm là cơ hội tốt để chúng ta tìm hiểu và khám phá cách đón năm mới của con người Nhật bản. Dưới đây là những phong tục tiêu biểu:

Tiệc tiễn năm cũ - Bounenkai

   Bounenkai là cái tên mà người Nhật nói về bữa tiệc quên đi những khó khăn vất vả của năm cũ diễn ra từ những ngày đầu của tuần cuối cùng năm cũ. Bữa tiệc thường diễn ra trong những công ty, doanh nghiệp,.. dành cho những người cùng làm. Một dịp liên hoan các nhân viên được trao tiền thưởng cho sự vất vả phấn đấu cống hiến trong cả một năm qua, do vậy Bounenkai được tổ chức lớn và hoành tráng.

Bounenkai Tiệc tiễn năm cũ - Phong tục đón năm mới của người Nhật

Bonenkai and Shinnenkai được diễn ra ở quảng trường lớn thu hút rất đông người

Osouji - Đợt tổng vệ sinh

   Để chào đón các vị thần năm mới đến nhà, nhà cửa phải được vệ sinh sạch sẽ. Ngày xưa, người Nhật thường bắt đầu đợt tổng vệ sinh vào ngày 13/12, còn được gọi là ngày "Susuharai", nhưng hiện nay nhiều gia đình đợi đến ngày 31 mới lên kế hoạch dọn dẹp. Người Nhật sẽ lau rửa nhà cửa cả trong lẫn ngoài để tẩy sạch các vết nhơ của năm cũ, đón năm mới. Sau khi dọn dẹp xong, họ sẽ trang trí kadomatsu trước cổng, shimekazari trên cửa ra vào và bàn thờ. Kadomatsu được làm từ cành thông cùng tre và mai để đón Thần Năm Mới; còn shimekazari có ý nghĩa đuổi quỷ trừ tà.  Các gia đình ở Nhật luôn đặt Kadomatsu trước cổng ra vào từ những ngày giáp Tết cho đến hết ngày 7/1.

Treo Shimekazari

Những chiếc Shimekazari được đính kèm những vật may mắn như cam đắng, dương xỉ, tôm hùm . Mỗi vật trang trí đó đều có ý nghĩa riêng ví dụ như cam đắng biểu thị sự phồn vinh của thế hệ con cháu. Khi năm mới kết thúc thì những vật trang trí này sẽ được đem đến đền thờ Thần đạo để hóa.

Đặt Kadomatsu trước cửa nhà

Trước khi Tết đến, mọi nhà đều trang trí cây tùng [kadomatsu] trước cửa. Tương truyền rằng, vị thần Toshigamisama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây tùng này. Ngày xưa người ta thường dựng cây tùng vào ngày 13/12 là ngày bắt đầu các công việc chuẩn bị đón Tết. Còn gần đây là ngày 27 hoặc 28 nhưng người ta tránh không dựng cây tùng vào ngày 29 và đêm giao thừa.

Đặt Kadomatsu ở cạnh cửa nhà

Chuẩn bị bánh tết

   Bánh Tết tượng trưng cho sự may mắn, được làm vào ngày 28 hoặc 30 Tết. Làm bánh trong ngày 29 bị cho rằng ắt phải ăn bánh khổ, nghĩa là quanh năm phải nếm trải khổ đau. Món ăn quan trọng nhất của năm mới là “món Tết”. “Món Tết” thực chất là món ăn ngọt, làm bằng các nguyên liệu thông thường như rễ cây ngưu bàng, trứng cá, cá sardin khô, tảo ăn, khoai lang, hạt dẻ… Người Nhật dùng những món ăn đơn giản nhưng giàu ý nghĩa tượng trưng này để ăn tết là xuất phát từ tâm lý cầu ước vạn sự tốt lành.

Đây là những đồ cúng, đồng thời cũng là món ăn dành cho nhiều người, để nhiều người được hưởng lộc thần linh và niềm sung sướng

Ăn mì Toshikosi Soba

Tại Nhật Bản soba là món ăn chính thức trong đêm năm mới của xứ sở Phù Tang, món này được gọi là soba toshikoshi [年越し蕎麦  nghĩa là "năm đã qua"] nó tượng trưng cho năm cũ,một biểu tượng của sự trường thọ. Người ta nói rằng truyền thống này đã trở nên phổ biến với người dân thường từ giữa thời kì Edo.

Toshikosi Soba Món mì không thể thiếu trong đêm giao thừa tại Nhật bản

   Mì là một trong những món ăn ưa thích nhất trong ẩm thực Nhật Bản. Soba là mì nâu dài và mỏng làm từ một hỗn hợp của sobako [bột kiều mạch] và bột mì, độ dày của nó ngang ngửa với độ dày loại mì Spagetti của ý. Tỷ lệ hỗn hợp khác nhau tùy thuộc vào các cửa hàng hoặc khu vực nhưng tỉ lệ bột kiều mạch trong mì soba dao động từ 40%-100% . Có hai cách ăn soba. Soba được ăn súp nóng,mà còn được phục vụ lạnh trên một tấm tre và nhúng vào nước sốt có hương vị [nước sốt đậu nành], trong trường hợp này nó được gọi là Zaru-soba.

Xem Kouhaku Uta Gassen trong đêm giao thừa

   Xem Kouhaku Uta Gassen vào đêm giao thừa là điều không thể bỏ qua đối với người Nhật Bản. Đây là một cuộc thi hát rất phổ biến ở Nhật Bản, gồm có 2 đội là đội Đỏ và Trắng. Đội Đỏ mang tên Akagumi được trình diễn bởi toàn những nữ nghệ sĩ còn đội Trắng tên là Shirogumi bao gồm toàn nam. Những bài hát và màn trình diễn ở đây đều do một ban giám khảo được chọn bởi kênh truyền hình NHK  chấm điểm.

Xem Kouhaku Uta Gassen trong đêm giao thừa

Đón thời khắc giao thừa cùng gia đình và người thân

  Đêm 30 Tết, cả nhà quây quần ăn bữa tất niên, rồi cùng ngồi đón giao thừa. Đúng 24h, tiếng chuông nhà chùa thông qua kênh truyền hình truyền đi khắp cả nước. Người Nhật tin rằng 108 tiếng chuông chùa sẽ xua đuổi 108 con quỷ sứ. Trong tiếng chuông ngân nga, mọi người chúc tụng nhau và cùng ngồi vào chỗ của mình. Chủ nhà ngồi trên cùng, rút quạt ra tuyên đọc lời chúc mừng năm mới, cả nhà đồng thanh chúc tụng, sau đó cùng ăn bánh tết, uống rượu thần.

  Người ta tin rằng vị thần Toshigamisama sẽ truyền cho gia chủ một nguồn sinh lực mới vào những chiếc bánh Tết nên sau khi cúng thần, những chiếc bánh này sẽ được chia ra cho mọi người cùng thưởng thức để tiếp nhận nguồn sinh lực. Nguồn sinh lực này được gọi là sức mạnh của thần Toshigamisama. Đây cũng chính là nguồn gốc của Toshidama có nghĩa là lì xì. Người ta thường cho quà, bánh hoặc tiền cho trẻ con khi chúng đến thăm và chúc Tết để cầu mong cho chúng được khỏe mạnh, gia tộc được an khang thịnh vượng.

...

➧ Xem tiếp:  Người Nhật đón năm mới như thế nào ? [Phần 2] 

Video liên quan

Chủ Đề