Trong phương thức nhờ thu phiếu trơn, ngân hàng nhờ thu:

Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó, bên bán [nhà xuất khẩu] sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua [nhà nhập khẩu] để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. 

Để phương thức thanh toán này được sử dụng một cách có hiệu quả, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán, phòng thương mại quốc tế [International Chamber of Commerce – ICC] đã ban hành văn bản “Quy tắc thống nhất về nhờ thu” [Uniform Rules for Collection – URC] được phát hành lần đầu vào năm 1956. Đây là văn bản mang tính chất pháp lý tùy ý – nghĩa là việc áp dụng văn bản này là không bắt buộc. Tuy nhiên khi đã có sự thống nhất của hai bên mua bán, thì phải dẫn chiếu các điều khoản của URC và phải tuân thủ các điều khoản đó.

2. Các bên tham gia phương thức nhờ thu

- Người uỷ nhiệm thu [Principal]: là người xuất khẩu, người hưởng lợi. Là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền.

Người trả tiền [Drawee]: là người mà Nhờ thu được xuất trình để thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Người trả tiền trong ngoại thương là người nhập khẩu. 

Ngân hàng nhờ thu – Remitting Bank [hay còn gọi là ngân hàng nhận uỷ nhiệm thu]: là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu. 

Ngân hàng thu hộ [Collecting Bank]: là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu.

Thông thường, đây là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng nhờ thu có trụ sở ở nước Người trả tiền. 

Ngân hàng xuất trình [presenting Bank] 

o Nếu người trả tiền có quan hệ tài khoản với ngân hàng thu hộ, thì ngân hàng thu hộ sẽ xuất trình nhờ thu trực tiếp cho người trả tiền, trong trường hợp này thì ngân hàng thu hộ đồng thời là ngân hàng xuất trình. 

o Nếu người trả tiền không có quan hệ tài khoản với ngân hàng thu hộ, thì có thể chuyển Nhờ thu cho một ngân hàng khác có quan hệ tài khoản với Người trả tiền để xuất trình. Trong trường hợp này, ngân hàng phục vụ người trả tiền trở thành ngân hàng xuất trình, và chịu trách nhiệm trực tiếp với ngân hàng thu hộ.

3. Các loại thanh toán nhờ thu 

Căn cứ theo thời hạn, có 2 loại Nhờ thu:

- Nhờ thu trả ngay [D/P]: Phương thức này quy định người mua/người nhập khẩu phải thanh toán tiền ngay khi nhận bộ chứng từ. 

- Nhờ thu trả chậm [D/A]: Phương thức này cho phép người mua không phải thanh toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu có kỳ hạn, được ký phát bởi người bán/người xuất khẩu. Thông thường hối phiếu đã chấp nhận sẽ được giữ tại nơi an toàn của ngân hàng nhờ thu [ngân hàng người nhập khẩu] cho đến ngày đáo hạn. Tới ngày này, người mua phải thực hiện thanh toán như đã chấp nhận.

Căn cứ theo chứng từ, có 2 loại nhờ thu:

- Nhờ thu phiếu trơn: Bộ chứng từ Nhờ thu chỉ gồm Hối phiếu và Yêu cầu nhờ thu của Ngân hàng của người xuất khẩu

- Nhờ thu kèm chứng từ: Bộ chứng từ nhờ thu ngoài Hối phiếu, yêu cầu nhờ thu của Ngân hàng còn có bộ chứng từ gửi hàng. Khi đó người nhập khẩu nếu muốn nhận chứng từ thì sẽ phải thanh toán [D/P] hoặc ký chấp nhận hối phiếu [D/A].

4. Quy trình thanh toán nhờ thu

a] Nhờ thu trơn [Clean Collection]

Nhờ thu trơn [ủy thác thu không kèm chứng từ] là phương thức mà người bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền trên tờ hối phiếu ở người mua, trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính, còn các chứng từ thương mại được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu không thông qua ngân hàng.

Quy trình thanh toán nhờ thu trơn: 

Giải thích quy trình:

 [1] Hai bên ký kết hợp đồng thương mại. 

[2] Người bán chuyển giao hàng hóa, cùng chứng từ hàng hóa cho người mua. 

[3] Người bán lập hối phiếu và ủy nhiệm cho ngân hàng nhờ thu tiền từ người mua. 

[4] Ngân hàng nhờ thu gửi lệnh nhờ thu và hối phiếu tới ngân hàng thu hộ/ngân hàng xuất trình để thu tiền từ người mua. 

[5] Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu tới người mua để chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán ngay hối phiếu nhờ thu. 

[6] Người mua/nhà nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu. 

[7] Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận lại cho ngân hàng nhờ thu. 

[8] Ngân hàng nhờ thu ghi có tài khoản cho người bán hoặc đưa lại cho ngưới bán hối phiếu kỳ hạn đã được ký chấp nhận thanh toán của phía người mua.

b] Nhờ thu kèm chứng từ [Documentary Collection]

Phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu [chứng từ gửi hàng và hối phiếu] và nhờ ngân hàng thu hộ tiền tờ hối phiếu đó, với điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để họ nhận hàng.

Quy trình nhờ thu kèm chứng từ:


Giải thích quy trình:

[1] Hai bên người mua và người bán tiến hành ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. 

[2] Người bán gửi hàng cho người mua. 

[3] Người bán điền đơn yêu cầu Nhờ Thu kèm chứng [mẫu của ngân hàng] gửi cùng chứng từ tài chính và chứng từ thương mại ủy nhiệm cho ngân hàng nhờ thu để thu tiền hàng từ người mua. 

[4] Ngân hàng nhờ thu lập lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới ngân hàng thu hộ/ngân hàng xuất trình. 

[5] Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình chứng từ cho người mua/nhà nhập khẩu để yêu cầu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. 

[6] Người mua thanh toán, ký chấp nhận thanh toán, hoặc ký phát kỳ phiếu/giấy nhận nợ. 

[7] Ngân hàng thu hộ trao chứng từ thương mại cho người mua để người mua đi nhận hàng. 

[8] Ngân hàng thu hộ chuyển tiền thu được cho ngân hàng nhờ thu. 

[9] Ngân hàng nhờ thu ghi có tài khoản có người bán, hoặc trao trả cho người bán chứng từ tài chính đã được ký chấp nhận thanh toán, hoặc các chứng từ tài chính khác do người mua ký phát.

5. Một số lưu ý với phương thức thanh toán nhờ thu

So với nhờ thu trơn, nhờ thu chứng từ đảm bảo quyền lợi cho người XK hơn bởi lẽ ngân hàng trong phương thức này đã thay người XK khống chế chứng từ hàng hóa, người NK có trả tiền hay chấp nhận trả tiền mới được nhận bộ chứng từ đi nhận hàng. Tuy nhiên, việc thu tiền của người XK vẫn chưa chắc chắn vì:

Với điều kiện nhờ thu trả tiền giao chứng từ – Documents against payment [D/P]: tuy còn giữ quyền kiểm soát hàng hoá sau khi giao hàng nhưng nếu người NK không nhận hàng và không trả tiền, người XK phải tốn phí thời gian và tiền bạc để thu hồi vốn hoặc giải quyết lô hàng đã gửi.

Với điều kiện nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ – Documents against acceptance [D/A]: Người XK mất quyền kiểm soát hàng hóa sau khi hối phiếu được chấp nhận, việc thu tiền lúc này hoàn toàn tuỳ thuộc thiện chí của người NK.

Trong trường hợp hàng được gửi bằng đường hàng không hoặc một vài phương thức vận tải khác, vận đơn hàng không hoặc các chứng từ tương tự không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá, do đó hàng hoá có thể được chuyển giao cho người NK trong khi việc thanh toán hoặc chấp nhận chưa được thực hiện.

Để được tư vấn về các phương thức thanh toán cũng như thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, hãy liên hệ với Nitoda sớm nhất!

CÔNG TY CỔ PHẦN NITODA

Địa chỉ: 204 Hồng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 0978222650

Email: 

Website: //www.nitoda.com

Trong thương mại quốc tế, nhờ thu thực chất là quy trình ngân hàng thu hộ tiền từ người mua trả cho người bán. Nếu phân loại theo tính chất của bộ chứng từ thì nhờ thu được chia thành nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Phương thức thanh toán nhờ thu trơn không căn cứ vào chứng từ thương mại mà chỉ dựa vào chứng từ tài chính. Bài viết sẽ nêu và phân tích những nội dung, quy trình và những rủi ro trong phương thức nhờ thu phiếu trơn.

Trước hết, khái niệm nhờ thu phiếu trơn là gì?

Nhờ thu phiếu trơn là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính, còn các chứng từ thương mại được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu thông qua ngân hàng.

Trong đó,

Chứng từ tài chính bao gồm: hối phiếu, kỳ phiếu, séc, hoặc các phương tiện tương tự khác sử dụng trong việc chi trả, thanh toán tiền.

Chứng từ thương mại bao gồm: hóa đơn, chứng từ vận tải,...[ các chứng từ không phải là chứng từ tài chính].

Quy trình nhờ thu phiếu trơn:

[1] Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó có điều khoản thanh toán ghi áp dụng phương thức "nhờ thu phiếu trơn".

[2] Người ủy thác [nhà xuất khẩu] gửi hàng hóa và bộ chứng từ thương mại trực tiếp cho người trả tiền [nhà nhập khẩu].

[3] Nhà xuất khẩu gửi đơn yêu cầu nhờ thu cùng bộ chứng từ chứng tài chính cho ngân hàng nhờ thu [NHNT] để thu tiền từ nhà nhập khẩu.

[4] Nhân hàng nhờ thu lập và gửi lệnh nhờ thu cung chứng từ tài chính tới ngân hàng thu hộ [NHTH] để thu tiền từ nhà nhập khẩu.

[5] NHTH thông báo lệnh nhờ thu tới nhà nhập khẩu.

[6] Nhà nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

[7] NHTH chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận cho NHNT.

[8] NHNT chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận cho nhà xuất khẩu.

Rủi ro trong phương thức nhờ thu phiếu trơn

Do việc trả tiền trong nhờ thu phiếu trơn không căn cứ vào chứng từ thương mại, mà chỉ dựa vào chứng từ tài chính, nên sẽ xuất hiện nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện thanh toán.

Trước hết là về phía nhà xuất khẩu. Rủi ro chủ yếu thuộc về nhà xuất khẩu:

– Nếu nhà nhập khẩu gặp bất cứ vấn đề về tài chính thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhận tiền thanh toán của nhà xuất khẩu: nếu nhà nhập khẩu vỡ nợ hay năng lực về tài chính yếu kém thì việc thanh toán sẽ chậm trễ hoặc không thể nhận được tiền hàng.

– Nhà nhập khẩu chủ tâm lừa đảo, vẫn nhận hàng nhưng từ chối thanh toán hoặc từ chối chấp nhận thanh toán.

– Đến hạn thanh toán hối phiếu kỳ hạn nhưng nhà nhập khẩu không thể thanh toán hoặc không muốn thanh toán thì nhà xuất khẩu có thể kiện ra tòa nhưng chi phí rất tốn kém và không phải lúc nào cũng nhận được tiền.

Đối với nhà nhập khẩu:

– Lệnh nhờ thu có thể đến trước hàng hóa, nhà nhập khẩu phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán trước khi nhận được hàng, không thể đảm bảo được độ chính xác và chất lượng của hàng hóa.

– Hàng hóa có thể chưa được nhà xuất khẩu gửi đi....

Có thể thấy rủi ro của nhà xuất khẩu là rất lớn vì giữa việc nhận hàng và thanh toán của nhà nhập khẩu không có sự ràng buộc với nhau. Nhờ thu phiếu trơn chỉ được áp dụng trong trường hợp nhà nhập khẩu và xuất khẩu phải có quan hệ thật sự tin tưởng lẫn nhau. Nhà xuất khẩu phải có thiện chí giao hàng và nhà nhập khẩu phải có thiện chí thanh toán.

Trên đây là những nội dung cơ bản nhất về nhờ thu phiếu trơn mà một nhà xuất nhập khẩu cần nắm vững. Rất mong bài viết hữu ích với bạn đọc!!!

Video liên quan

Chủ Đề