Trong y học và công nghiệp, tia X không được phép sử dụng vào mục đích

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Như Tú - Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chụp X quang là phương pháp được dùng phổ biến trong chẩn đoán hình ảnh. Tuy nhiên nhiều thai phụ vẫn rất e dè khi chụp X quang trong thời gian đang mang thai do lo ngại tia X có thể ảnh hưởng không tốt đến em bé. Vậy cụ thể tia X được phóng ra từ kỹ thuật chụp X quang có ảnh hưởng như nào đối với thai nhi?

Những nguy cơ có thể gặp sau một lần chụp X quang là rất hiếm. Tuy nhiên nếu chụp nhiều lần, chụp đi chụp lại trong thời gian ngắn sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe vì tia X có thể gây ra những tổn thương cho một số tế bào trong cơ thể và có thể tiến triển thành ung thư về sau.

Để vừa thu được hình ảnh rõ nét nhất của cơ quan cần chụp cũng như vừa đảm bảo sức khỏe người chụp thì liều bức xạ tia X luôn được giữ ở mức tối ưu nhất.

Phụ nữ đang mang thai không nên chụp X quang nếu không thực sự cần thiết vì tia X có thể sẽ gây bất thường cho thai nhi. Thường thì trước khi chụp X quang, các bác sĩ sẽ hỏi bạn có thai hay không rồi mới quyết định việc thực hiện kỹ thuật này.

Phụ nữ đang mang thai không nên chụp X quang nếu không thực sự cần thiết

2.1 Cơ chế tác động của tia X lên thai nhi

Sự ảnh hưởng của tia X đối với sức khỏe của con người liên quan tới liều tia, thời gian tiếp xúc, số lần nhận tia.... Nhưng mọi người cần hiểu rằng hàng ngày chúng ta vẫn nhận nguồn bức xạ từ xung quanh, không ai có thể tránh được.

Phương pháp chụp X quang có liều thấp hơn so với bức xạ được dùng để điều trị. Vì thế, mức độ nguy hại khi tiếp xúc với tia X cũng khác nhau.

Khi thực hiện kỹ thuật chụp X quang vào các cơ quan như tim, phổi thì tia X không chiếu vào vùng bào thai. Một số tia thứ cấp có thể chạm tới nhưng với liều rất nhỏ nên không thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh thai nhi.

Theo các nghiên cứu cho thấy, nếu thai nhi nhiễm liều bức xạ từ 2-6 rad sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư về sau, với liều bức xạ từ 5-6 rad thai nhi có thể có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.

Tia X trong chẩn đoán hầu như không làm gia tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh thai nhi tuy nhiên cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với tia X trong thời kỳ mang thai. Khi có chỉ định chụp X quang cần thông báo cho bác sĩ về thai kỳ của mình.

2.2 Mức độ ảnh hưởng của tia X lên thai nhi

Cụ thể, với một liều bức xạ như nhau, mức độ nguy hiểm của tia X gây ra với thai nhi còn tùy thuộc vào từng giai đoạn tuổi thai:

  • Từ 0-1 tuần thai: tia X có thể làm chết phôi
  • Từ 2-7 tuần thai: tia X có thể gây dị dạng, thai nhi chậm phát triển, nguy cơ mắc ung thư
  • Từ 8-40 tuần: tia X có thể gây dị dạng, thai nhi chậm phát triển, trì trệ và có nguy cơ bị ung thư

Đối với mỗi kỹ thuật chụp [chụp X quang, chụp CT] ở các cơ quan khác nhau, tỷ lệ thương tổn thai nhi cũng sẽ có sự khác nhau với liều tia khác nhau:

  • Chụp X quang vùng bụng, chậu, khung chậu, chụp CT bụng, ngực: tỷ lệ thương tổn thai nhi là 1/100 000- 1/10 000 [liều từ 0,1-1]
  • Chụp X quang đầu, ngực, chụp CT cổ, đầu: tỷ lệ thương tổn thai nhi là

Chủ Đề