Trụ trong nước tiểu là gì

Cặn addis là xét nghiệm giúp đánh giá thành phần tế bào và các phần tử hữu hình khác trong nước tiểu. Đây là xét nghiệm có nhiều giá trị trong chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý thận, đặc biệt trong hội chứng thận hư.

1. Hội chứng thận hư là bệnh gì?

Hội chứng thận hư là tình trạng mất quá nhiều protein qua nước tiểu do các tổn thương tại màng đáy cầu thận; kèm theo giảm lượng albumin máu gây phù và rối loạn lipid.

Hình 1: Xét nghiệm cặn addis hỗ trợ chẩn đoán hội chứng thận hư

Phù là dấu hiệu đặc trưng của hội chứng thận hư. Bệnh nhân phù to, đầu tiên xuất hiện ở chân và vừng mặt; sau đó có thể xuất hiện hiện tượng tràn dịch màng phổi, màng bụng,... thậm chí phù não.

2. Xét nghiệm cặn addis được thực hiện thế nào?

Xét nghiệm cặn addis là một kỹ thuật được thực hiện để phát hiện và tính toán các thành phần hữu hình trong nước tiểu như: hồng cầu, bạch cầu, tế bào biểu mô, trụ hình, các tinh thể,... các thành phần này được tính trong 24 giờ.

Bạn nên nhịn ăn từ 8 - 12 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm này. Xét nghiệm nên thực hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy để đảm bảo kết quả chính xác.

Hình 2: Xét nghiệm thực hiện nhằm mục đích phát hiện và tính số lượng tế bào cặn trong nước tiểu

- Cách lấy nước tiểu đúng để thực hiện xét nghiệm như sau:

+ Khoảng 6 giờ sáng sau khi ngủ dậy, bạn đi tiểu hết lượng nước tiểu trong đêm.

+ Sau đó uống 300ml nước đun sôi để nguội, nhớ ghi lại giờ bạn vừa uống nước và nằm nghỉ ngơi.

+ Trong 3 giờ tiếp theo, toàn bộ lượng nước tiểu bạn đi được sẽ được gom vào một chiếc bô sach. Đến 9 giờ bạn đi tiểu lần cuối cùng sau đó đo và ghi lại toàn bộ lượng thể tích nước tiểu bạn đã gom được.

+ Lắc đều lượng nước tiểu này và chiết ra khoảng 10 ml đem đến phòng xét nghiệm để phân tích.

Mẫu nước tiểu sau khi chuyển tới phòng xét nghiệm sẽ được các kỹ thuật viên đưa vào phân tích. Bạn sẽ nhận được kết quả sau 90 phút.

3. Kết quả xét nghiệm cặn addis cho biết điều gì trong hội chứng thận hư?

- Trong nước tiểu của người bình thường sẽ không có hoặc có số lượng rất ít không đáng kể tế bào hồng cầu, bạch cầu, tế bào trụ niệu, trụ hồng cầu hay trụ bạch cầu.

- Trường hợp bất thường:với những bệnh nhân hội chứng thận hư, kết quả xét nghiệm cặn addis có thể thay đổi như sau:

+ Tế bào hồng cầu: > 1000 hồng cầu/ phút. Trong hội chứng thận hư số lượng tế bào hồng cầu có thể tăng lên đến 2500 - 3000 tế bào. Khi soi mẫu cặn nước tiểu trên kính hiển vi thấy có rất nhiều hồng cầu trên vi trường. Đây là dấu hiệu của đi tiểu ra máu. Nếu đi tiểu ra nhiều hồng cầu bằng mắt thường có thể quan sát thấy nước tiểu có màu từ hồng đến đỏ, để lâu thấy các tế bào hồng cầu lắng xuống đáy.

Hình 3: Xuất hiện tế bào hồng cầu trong nước tiểu phản ánh tình trạng bệnh lý cơ thể đang gặp phải

+ Tế bào bạch cầu: > 2000 bạch cầu/ phút là bất thường. Số lượng bạch cầu để đánh giá nhiễm khuẩn tiết niệu.

Trong hội chứng thận hư tế bào bạch cầu có thể lên tới hơn 3000 tế bào, điều này chứng tỏ bệnh nhân đang bị viêm. Số lượng bạch cầu > 200.000 tế bào khả năng cao bạn bị viêm thận hoặc viêm bàng quang.

Khi quan sát trên kính hiển vi thấy bạch cầu dày đặc vi trường cùng với nhiều bạch cầu thoái hóa được gọi là hiện tượng đái ra mủ. Khi quan sát bằng mắt thường thấy nước tiểu có màu đục, thường gặp trong bệnh viêm thận và bể thận cấp, mãn tính.

+ Trụ hình: là các tế bào có cấu trúc hình trụ, là một loại protein do ống thận bị tổn thương tiết ra.

Có thấy khoảng 25 - 30 tế bào trụ ở những bệnh nhân mắc hội chứng thận hư.

Trụ hình là dấu hiệu cho thấy có tổn thương ở cầu thận hoặc ống thận. Trong hội chứng thận hư có thể gặp các trụ mỡ là các tế bào hình trụ trong có chứa những giọt mỡ.

+ Trụ hồng cầu: là các tế bào có chứa hồng cầu thường gặp trong viêm cầu thận cấp.

+ Trụ bạch cầu: là các tế bào có chứa bạch cầu gặp trong các trường hợp bị tổn thương nhu mô thận như viêm bể thận cấp và mạn tính.

Hình 4: Hình ảnh các tế bào cặn nước tiểu khi quan sát dưới kính hiển vi

- Một số nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng đến kết quả đó là:

+ Lấy nước tiểu sai cách.

+ Đo thể tích nước tiểu không chính xác.

+ Không lắc đều nước tiểu trước khi làm xét nghiệm.

4. Một số gợi ý giúp bạn giảm tình trạng cặn addis

Nếu như thận tích tụ số lượng cặn lớn trong thời gian dài sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Để giảm tình trạng cặn thận bạn nên lưu ý một số biện pháp phòng ngừa sau:

- Uống đủ nước: nên uống đủ 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày để giúp thận loại bỏ được hết các chất cặn bã ra ngoài.

- Không nên ăn thức ăn quá mặn sẽ làm thận phải hoạt động quá sức gây ảnh hưởng đến chức năng của thận.

- Bổ sung nhiều vitamin, chất xơ cho cơ thể bằng cách thêm nhiều rau xanh, trái cây vào bữa ăn hàng ngày.

- Chăm chỉ luyện tập thể thao, nâng cao sức khỏe tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

- Không hút thuốc lá, uống rượu bia hay các chất kích thích vì chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo cặn ở thận.

- Những người mắc bệnh lý về thận nên giảm chế độ ăn chứa nhiều vitamin C và các loại chất béo, hạn chế ăn nội tạng, mỡ động vật.

- Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ đặc biệt với những người đang mắc các bệnh về thận.

Hình 5: Uống đủ nước và thường xuyên luyện tập thể thao là biện pháp phòng ngừa tình trạng cặn thận

Xét nghiệm cặn addis trong nước tiểu có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh nhân mắc hội chứng thận hư. Việc thực hiện xét nghiệm là vô cùng đơn giản không gây đau đớn cho người bệnh. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về thận thì bạn nên đi khám sức khỏe để phát hiện và được tư vấn điều trị kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với trên 24 năm kinh nghiệm mang đến cho bạn nhiều dịch vụ khám sức khỏe phù hợp và chất lượng nhất. Đến khám bệnh tại Bệnh viện bạn sẽ được trực tiếp các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành khám và tư vấn đảm bảo kết quả tin cậy chính xác nhất. Để được giải đáp các thắc mắc và được tư vấn kỹ hơn về các dịch vụ khám chữa bệnh khách hàng vui lòng gọi điện đến số tổng đài 1900565656 hoặc truy cập vào trang web: medlatec.vn.

Trong nước tiểu có một số thành phần hữu hình được tạo nên trong quá trình chuyển hóa và được đào thải qua nước tiểu ở những người bình thường hay mắc phải bệnh lý. Xét nghiệm cặn nước tiểu giúp bác sĩ định hướng, theo dõi được một số bệnh lý liên quan đến quá trình chuyển hóa. Vậy trong nước tiểu có những thành phần hữu hình nào?

1. Mục đích của xét nghiệm cặn nước tiểu

Một xét nghiệm nước tiểu đầy đủ bao gồm tổng phân tích nước tiểu và soi cặn nước tiểu. Soi cặn nước tiểu là một xét nghiệm cơ bản trong niệu học, nó góp phần trong việc chẩn đoán các bệnh về hệ tiết niệu, gan, tuyến nội tiết, thai nghén, sự bài tiết các chất thuốc đưa vào cơ thể, nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng.

Là một xét nghiệm quan trọng trong theo dõi, chăm sóc sức khỏe con người. Nó giúp chẩn đoán, theo dõi bệnh lý và phương thức điều trị đồng thời nó cũng cung cấp các thông tin cần thiết cho sức khỏe.

Xét nghiệm soi cặn nước tiểu còn là một xét nghiệm dễ thực hiện, thuận lợi, ít tốn kém. Bệnh phẩm nước tiểu dễ lấy không đòi hỏi kỹ thuật hay thủ thuật đặc biệt, không gây phản ứng nơi bệnh nhân nên xét nghiệm được sử dụng phổ biến.

Hình 1: Mẫu nước tiểu

Xét nghiệm soi cặn nước tiểu nhằm quan sát hình thể và số lượng các thành phần hữu hình có trong nước tiểu như: hồng cầu, bạch cầu, tế bào biểu mô, các loại trụ niệu và các loại tinh thể. Các thành phần này được quan sát trên kính hiển vi quang học.

2. Các thành phần hữu hình trong nước tiểu

Trong nước tiểu người bình thường có các thành phần hữu hình như:

- Hồng cầu: 0 - 5/vi trường.

- Bạch cầu: 0 - 5/vi trường.

- Tế bào biểu mô: một vài tế bào xuất hiện trong vi trường.

- Trụ: không có.

- Tinh thể: không có.

Hình 2: Các thành phần hữu hình quan sát được trong soi cặn nước tiểu

Khi các thành phần này có sự thay đổi có nghĩa là có sự bất thường trong cơ thể như:

2.1. Có hồng cầu niệu [> 5 HC/vi trường]

Tất cả biểu hiện của việc đái máu đại thể hay vi thể ở nam [> 5 HC/vi trường] đều cần được tiến hành thăm dò chuyên khoa tiết niệu.

Ở nữ, có hồng cầu trong nước tiểu là hậu quả của nhiễm bẩn âm đạo [nhất là trong thời kỳ hành kinh]. Tuy vậy, nếu việc xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu không có nguồn gốc từ các vấn đề phụ khoa thì bắt buộc phải tiến hành thăm dò chuyên khoa tiết niệu.

Các nguyên nhân gây đái máu thường gặp là:

- Do đặt xông tiểu.

- U biểu mô tuyến [adenoma] và ung thư tuyến tiền liệt.

- Viêm bàng quang.

- Polyp bàng quang và ung thư bàng quang.

- Bệnh nhiễm sán máng [schistosomiasis] bàng quang.

- Sỏi thận và sỏi niệu quản.

- Ung thư biểu mô tế bào thận và nang thận.

- Lao thận.

- Viêm cầu thận.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân ít gặp như: hoại tử nhú thận, nhồi máu thận, viêm nội tâm mạc do vi khuẩn, đái máu do gắng sức, bệnh viêm cầu thận mạn, các rối loạn đông máu.

2.2. Có nhiều bạch cầu niệu [> 5 bạch cầu/vi trường]

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

- Nhiễm bẩn [vi khuẩn lẫn trong nước tiểu trong quá trình lấy mẫu]: bởi các vi khuẩn ở niệu đạo, âm đạo hay ở ống tiêu hóa. Trong trường hợp nghi ngờ bị nhiễm bẩn bất thường cần tiến hành lấy một mẫu bệnh phẩm nước tiểu bằng cách đặt xông bàng quang.

- Đặt xông bàng quang lâu ngày: cấy nước tiểu tìm vi khuẩn có thể âm tính hoặc dương tính.

- Nhiễm khuẩn nước tiểu [các vi khuẩn được đào thải trong nước tiểu]: trong trường hợp này cấy nước tiểu dương tính [> 100.000 vi khuẩn/ml nước tiểu với việc có thể phát hiện từ 1 - 2 mầm bệnh khác nhau].

- Các mầm bệnh chính gây ra nhiễm khuẩn nước tiểu là: E.Coli, Klebsiella, Proteus, cầu khuẩn ruột [enterocoques],....

- Lao thận: tất cả các đái bạch cầu với cấy nước tiểu âm tính sau nhiều lần cấy cần xem xét khả năng người bệnh bị lao thận, nhất là khi PH nước tiểu acid.

- Khối u bàng quang.

- Viêm thận do lupus.

2.3. Có nhiều tế bào biểu mô

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

- Nhiễm bẩn từ niệu đạo hay âm đạo.

- Viêm bàng quang.

- Tổn thương ống thận [viêm đài bể thận, hoại tử ống thận, hoại tử nhú thận, tổn thương do độc tố hay do thuốc].

Khi càng xuất hiện nhiều tế bào biểu mô thì càng khó nhận định kết quả vi khuẩn.

2.4. Có các trụ niệu

Các trụ niệu được hình thành dưới tác động của quá trình đào thải các protein, bạch cầu, hồng cầu hay các mảnh vụn tế bào trong lòng các ống thận. Nhiều loại trụ niệu có thể thấy khi xét nghiệm cặn nước tiểu như:

Bảng 1: Các trụ niệu và các bệnh lý thường gặp

2.5. Có các tinh thể

Sự tích tụ của một số chất trong nước tiểu gây ra sự hình thành các tinh thể. Các tinh thể cũng có thể hình thành khi để nước tiểu trong điều kiện môi trường quá lâu hay do dùng một số thuốc gây nên. Khi nước tiểu có một vài tinh thể sẽ ít có ý nghĩa lâm sàng nhưng khi rất nhiều tinh thể hình thành trong nước tiểu nó có thể báo hiệu nguy cơ hình thành Sỏi thận.

Các loại tinh thể thường gặp trong nước tiểu là:

- Tinh thể oxalat canxi: xuất hiện khi pH acid và dễ tìm thấy trong nước tiểu ở những người dùng một số thực phẩm như: đại hoàng, cải bắp, củ cải, chè, ca cao, hạt bồ đào.

- Tinh thể acid uric: kết tủa ở pH acid và chủ yếu xuất hiện khi nồng độ acid uric máu cao hay hệ số thanh thải acid uric tăng cao.

- Tinh thể phosphat amoniac - magie: xuất hiện khi pH kiềm.

- Tinh thể Cystin: kết tủa ở pH acid.

Hình 3: Hình ảnh các tinh thể trong nước tiểu

Một số thuốc có thể gây hình thành các tinh thể trong nước tiểu khi nước tiểu bị acid như: Acetazolamid, acid aminosalicylic, acid ascorbic, nitrofurantonin, theophyllin, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid.

Xét nghiệm soi cặn nước tiểu là một xét nghiệm đơn giản nhưng nó đòi hỏi kỹ thuật viên thực hiện xét nghiệm cần phải có kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao. Trung tâm xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hệ thống trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ, nhân viên y tế có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao luôn luôn cố gắng để đưa ra những kết quả xét nghiệm chính xác nhất và nhận được sự tin tưởng của các bác sĩ và khách hàng.

Video liên quan

Chủ Đề