Trung bình 1 quán ốc nhập bao nhiêu kg ốc

Một quán ốc trong hẻm thường khó tìm và ít khách lui tới, tuy nhiên nếu tạo khác biệt thì việc hút khách không quá khó khăn.

Chị Hoa, chủ quán ốc trong hẻm trên đường Bạch Đằng [quận Bình Thạnh] cho biết, đối với quán ốc trong hẻm vốn đầu tư không nhiều, chỉ cần có khoảng 40 triệu đồng trở lên là có thể mở được quán. Trong đó, chị trích khoảng 7-10 triệu đồng mua bàn ghế, chén, bát. Bàn ghế ở đây nên chọn bàn ghế nhựa để dễ thu dọn và chi phí cũng phải chăng.

5-7 triệu đồng tiếp theo dùng cho thuê mặt bằng. Để có mặt bằng phù hợp, nên chọn những con hẻm rộng, dễ tìm. Nếu tự tay chế biến được món ăn ngon, chủ quán sẽ không mất chi phí thuê đầu bếp, nên hơn 20 triệu đồng còn lại có thể dùng để trả tiền thuê nhân viên phục vụ và nguyên liệu.

Đặc thù của quán ốc là dòng tiền xoay vòng nhanh, chỉ sau một đêm chủ quán có thể thu lại được một phần vốn để bù đắp vào việc trả tiền nguyên liệu. Nếu lượng khách đến quán đều đặn 15-25 bàn một tối, mỗi bàn bán được 200.000-300.000 đồng, doanh thu một buổi khoảng 4-7 triệu đồng, trừ đi chi phí chị Hoa kiếm được 1-2 triệu đồng tiền lãi. Đối với quán ốc trong hẻm, chỉ 3 tháng có thể lấy lại được vốn.

Sau khi đã chuẩn bị kỹ càng về vốn và địa điểm, yếu tố để khách hàng không quên ghé quán mỗi buổi chiều chính là nguyên liệu tươi ngon.

“Khách hàng họ rất tinh tế, nếu bạn chọn những loại ốc đã để vài ngày, mùi vị sẽ rất khác, thịt ốc không còn mọng và giòn. Khi ấy, dù nêm gia vị có ngon đến mấy, khách cũng không còn cảm nhận được độ ngọt và béo của thịt ốc. Sản phẩm của bạn sẽ không có gì khác biệt và chẳng khác các quán ốc thông thường”, chị Hoa nói.

Ốc tươi có thịt mọng và giòn. Ảnh: NM

Để chọn được nguyên liệu tươi ngon, chị Hoa không lấy hàng đổ đống từ các thương lái chợ Bình Điền mà ra đại lý ốc ở chợ Bà Chiểu [quận Bình Thạnh] chọn lựa.

“Cứ 6-7 giờ sáng là tôi có mặt ở chợ, nhiều vựa ốc quen muốn chủ động chở hàng đến nhưng tôi không đồng ý vì tôi thích tự tay chọn lựa cho khách. Mỗi loại tôi chỉ lấy vài kg chứ không lấy nhiều”, chị Hoa bộc bạch. Bởi lẽ, khi lấy hàng chỉ nên lấy với số lượng vừa đủ, nếu dư nhiều, ốc để qua ngày sẽ gầy và mất độ tươi ngon.

Ngoài việc chọn ốc, theo chị Hoa yếu tố giúp ốc trở nên đậm đà và khác lạ là nhờ cách chế biến nước chấm. Để khách hàng có nhiều sự lựa chọn, nên chế biến nước mắm theo 2 vị khác nhau. Một hũ dành cho người miền Nam, hũ còn lại chế biến với khẩu vị miền Bắc. Tuy nhiên, một số loại thức chấm đặc trưng khác như muối ớt xanh, muối tiêu chanh… nên chế biến theo khẩu vị của đa số thực khách.

Còn đối với chị Thanh, chủ quán ốc trong hẻm Ngô Tất Tố tiết lộ, ngoài việc lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, bán giá thấp hơn cũng là chiêu hút khách.

Đối tượng khách hàng trong hẻm chủ yếu là những người có thu nhập trung bình, họ thích ăn với giá phải chăng nên nếu bán giá đắt, dù có ngon đến mấy khách hàng cũng không dám ghé thường xuyên. Do vậy, thay vì bán đĩa ốc giá 60.000-90.000 đồng, chị chọn cách bán đĩa nhỏ hơn với đồng giá 30.000 đồng.

“Vì quán trong hẻm nên chi phí cho mặt bằng không cao. Mặt khác, có những đợt ốc tăng giá mạnh, thay vì tăng tiền đĩa ốc, mình có thể bớt một vài con và nói rõ với khách hàng. Món sò lông nướng mỡ hành, thông thường một đĩa 12 con thì nay còn 10 con, dù biết số lượng ít đi nhưng khách hàng vẫn thông cảm và tin tưởng”, chị Thanh chia sẻ.

Ông Lê Hoàng Thanh năm nay 71 tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn và ông luôn "kè kè" điện thoại bên người bởi có rất nhiều khách gọi đến hỏi mua ốc giống. Cách đây khoảng 8 năm, ông Thanh nuôi các loại cá như: cá trê, cá sặc, cá tai tượng với diện tích 1.200 m2 mặt nước trong vườn nhà. Ông đã nghĩ mọi cách để giảm chi phí nuôi bằng cách nuôi ốc bươu đen để làm thức ăn cho cá. Nào ngờ, sau vụ thu hoạch cá, chi phí giảm được 50%.

Ông Thanh có nhiều ao nuôi ốc bươu đen với diện tích 1.200 m2 mặt nước

Sau đó, do thị trường có nhu cầu ăn ốc bươu với giá bán cao hơn giá cá nên ông Thanh thử nhẩm tính, nếu nuôi ốc thì mỗi năm sẽ có lợi nhuận gần 100 triệu đồng. Trong khi đó, nuôi ốc bươu không cần tốn nhiều chi phí như nuôi cá vì thức ăn của chúng có sẵn trong ao.

Thức ăn của ốc bươu đen là bèo tai tượng

"Trong tự nhiên, trứng ốc nở chỉ có 10%. Thấy vậy tôi tiến hành lấy trứng ốc vào nơi mát và đem ấp để tạo nguồn giống. Trứng mới đẻ có màu trắng trong và chuyển sang trắng đục khi trứng sắp nở và được đựng trong cái rổ, phía dưới có để thau nước, khi trứng nở sẽ lọt xuống thau nước. Trứng ốc bươu đen cần môi trường ẩm nên hàng ngày phải canh xịt nước cho chúng. Với kỹ thuật như trên thì tỉ lệ trứng nở đạt 90%, 1 kg trứng có thể nở từ 12.000-18.000 con", ông Thanh thông tin.

Trứng ốc được ông Thanh đem ấp có tỉ lệ nở 90%

Khi trứng nở thành ốc con thì vớt cho ra một thao riêng với số lượng 2.100 con/thao và thả bèo tấm vào để chúng ăn. Sau 4 tuần, ốc con lớn cỡ đầu đũa thì có thể bán giống cho khách.

Nắm bắt đặc tính loài ốc là "ăn dơ, ở sạch", tức chúng ăn bã thực vật và phải sống trong môi trường nước trong, ông Thanh đã tiến hành nuôi ốc thương phẩm để bán trên thị trường. Theo đó, ông đã nuôi bèo tai tượng trong ao chung với ao nuôi ốc, để ốc ăn bèo. Bên cạnh đó, cần xử lý ao sạch sẽ, nguồn nước không bị ô nhiễm. Đảm bảo không có ốc bươu vàng trong ao [vì ốc bươu vàng giành thức ăn của ốc bươu đen] và cá vì cá sẽ ăn ốc.

Trứng sau khi nở thành ốc con sẽ được vớt ra thao riêng và thả bèo tấm vào cho chúng ăn, sau 4 tuần có thể bán giống

Nếu chỉ cho ốc ăn bèo thì sau 6 tháng thả nuôi có thể bán ốc thương phẩm, còn cho ăn rau củ quả thì ốc sẽ lớn nhanh, chỉ 3 tháng sau có thể vớt bán. Với kích cỡ 25 con/kg có giá bán trung bình là 60.000 đồng/kg, mỗi tuần lão nông này bán trung bình 100 kg ốc để thu về 6 triệu đồng, tính ra thu nhập 24 triệu đồng/tháng. Riêng với ốc giống ông Thanh bán 800 đồng/con, thường thương lái sẽ mua nguyên thao 2.000 con nhưng ông Thanh tặng thêm 100 con ốc giống.

Ốc thường bám vào gốc cây hoặc thân bèo để đẻ trứng

Mỗi tuần bán ốc thương phẩm khoảng 100 kg với giá 60.000 đồng/kg, tính ra mỗi tháng ông Thanh thu nhập khoảng 24 triệu đồng.

1m2 thì nuôi được bao nhiêu con ốc?

Khi nuôi ốc đúng kỹ thuật với mật độ vừa phải khoảng 200 – 250 con/m2. Lúc ốc còn nhỏ cho ăn rau củ quả mềm, bèo cám. Sau 4 tháng có thể thu hoạch được, khi đó trọng lượng ốc trung bình từ 25 đến 30 con/kg.

Tại sao ốc treo gác bếp không chết?

Sau nhiều ngày đem đi gác bếp hẳn ai cũng nghĩ ốc sẽ không chết vì nóng cũng chết vì đói, nhưng thật ra chúng không hề chết hay teo tóp mà còn mập mạp, béo ngậy hơn. Lý do ốc gác bếp không chết được các chuyên gia đánh giá là do hốc gác bếp vốn dĩ là khu vực nghỉ đông ý tưởng của loài ốc lác.

Ốc bươu đen 1kg bao nhiêu?

Riêng giá ốc bươu đen giống khoảng 250.000-300.000 đồng/1.000 con [tùy kích cỡ]. Hiện đầu ra của ốc được đánh giá ổn định, nếu ốc giống bán không hết, người nuôi sẽ giữ lại để tiếp tục nuôi, sau đó bán ốc thịt hoặc làm ốc bố, mẹ.

Mở quán ốc hết bao nhiêu tiền?

Quán ốc bình dân thường không tốn quá nhiều vốn, chủ quán chỉ cần bỏ ra từ 40 – 50 triệu là đã đủ cho quán có thể hoạt động. Các chi phí chi tiết thường tiêu tốn như sau: Chi phí thuê mặt bằng: 5-7 triệu đồng.

Chủ Đề