Trường Đại học Y tế công cộng là trường công hay từ

1. Giới thiệu chung về khoa
1.1. Viện Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ Quản lý Ngành Y tế
1.1.1. Thông tin chung
- Tên tiếng Việt: Viện Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành Y tế
thuộc Trường Đại học Y tế công cộng
- Tên tiếng Anh: Health Management Training Institute
- Tên giao dịch: HMTI
- Email: ,
- Trụ sở: Số 1A đường Đức Thắng, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ
Liêm, TP. Hà Nội
1.1.2. Tóm tắt lịch sử
Viện Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành Y tế được thành lập theo Quyết định số 3796/QĐ-BYT ngày 24 tháng 09 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Viện Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành y tế, trên cơ sở sáp nhập Khoa Quản lý y tế [2001] và Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành y tế [2013] thuộc Trường Đại học YTCC. 2. Chức năng nhiệm vụ Tổ chức thực hiện các khóa đào tạo chính quy Đại học, Sau đại học chuyên ngành Quản lý y tế, đào tạo bồi dưỡng về quản lý cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành y tế và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế theo tiêu chuẩn ngạch và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ; đồng thời tổ chức hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học quản lý trong ngành y tế và tư vấn, chuyển giao các công nghệ quản lý cho các đơn vị trong ngành y tế theo quy định của pháp luật.
1.1.3. Nhân sự
Hiện tại Viện có 21 cán bộ, giảng viên, trong đó: 01 giáo sư, 03 Phó Giáo sư, 08 tiến sĩ, 13 Thạc sĩ. Ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu, Viện còn có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng với gần 100 chuyên gia, là các nhà quản lý, lãnh đạo của Bộ Y tế và các đơn vị khác trong và ngoài ngành y tế như các Bệnh viện, Trung tâm Y tế các tuyến, các Trường đại học y dược, các Trường đại học kinh tế... trong cả nước. Viện đã và đang kế thừa, phát huy truyền thống và có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển nhân lực của ngành, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
1.1.4. Liên kết khu vực [Hợp tác Quốc tế]:
Cùng với công tác đào tạo chính quy, đào tạo theo nhiệm vụ Bộ Y tế giao, Viện cũng có nhiều dự án hợp tác đào tạo và nghiên cứu với các đối tác trong và ngoài nước. Các chương trình nghiên cứu giúp cung cấp thông tin nền tảng để triển khai các khóa đào tạo phù hợp với tình hình thực tiễn với những đòi hỏi cấp bách trong quá trình phát triển của hệ thống y tế. Cho đến nay, Viện đã hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế, như:
• Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ [CDC]: Tổ chức các khóa học với nhiều chủ đề về quản lý, lãnh đạo cho các cán bộ làm việc trong hệ thống phòng chống HIV/AIDS từ tuyến TƯ đến địa phương;
• Ngân hàng Thế giới [WB]: Tổ chức các khóa ngắn hạn về quản lý y tế cho các lãnh đạo đơn vị sự nghiệp y tế tuyến Trung ương, tỉnh và huyện;
• Ngân hàng phát triển Châu Á [ADB]: Đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ hệ thống HIV/AIDS tại 15 tỉnh trọng điểm;
• Tổ chức hợp tác, phát triển Đức [GIZ]: Tổ chức đào tạo quản lý cho lãnh đạo bệnh viện, đào tạo và tổ chức can thiệp về quản lý chất lượng bệnh viện;
• Hội đồng Y tế Trung Hoa tại NewYork [CMB] và Tổ chức Atlantic Philantropie [AP]: Phát triển chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản lý bệnh viện.
1.2. Khoa các Khoa học cơ bản
1.2.1. Thông tin chung
Khoa Khoa học cơ bản là một khoa thuộc trường Đại học Y tế công cộng. Khoa bao gồm 3 bộ môn: Dịch tễ học, Thống kê và Tin học Y tế. Nhiệm vụ chính của Khoa là tham gia giảng dạy các môn học thuộc Khoa học cơ bản [tại trường và địa phương] cho các đối tượng Đại học và Sau Đại học. Hiện nay, ngoài việc đào tạo cử nhân Y tế công cộng nói chung, Khoa KHCB tập trung đào tạo hai định hướng Cử nhân chuyên ngành Dịch tễ-Thống kê và Cử nhân chuyên ngành Quản lý thông tin y tế. Song song với hoạt động giảng dạy, tập thể Khoa KHCB còn rất năng động và nhiệt tình trong các công tác nghiên cứu khoa học. Đội ngũ giảng viên của Khoa đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và tư vấn thuộc lĩnh vực mà Khoa phụ trách ở cấp Bộ, cấp thành phố, cấp cơ sở cũng như có nhiều hoạt động hợp tác với các tổ chức, các trường đại học trong nước và quốc tế, tích cực đóng góp trong sự phát triển chung của nhà trường.
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ
- Điều phối và/hoặc tham gia giảng dạy các môn học thuộc Khoa [tại trường và địa phương] cho Cử nhân YTCC, Chuyên khoa, Thạc sĩ và Tiến sĩ YTCC và Quản lý bệnh viện.
- Hướng dẫn thực tập, thực địa, nghiên cứu, luận văn cho các học viên
- Giảng dạy các lớp đào tạo lại và các khóa học ngắn hạn [Phương pháp nghiên cứu định lượng, Phân tích số liệu]
- Chủ trì hoặc tham gia các nghiên cứu khoa học trong và ngoài trường [cấp Bộ, cấp thành phố, cấp cơ sở], tham gia các hội nghị khoa học, viết bài báo khoa học.
- Tham gia tư vấn cho các tổ chức: Bộ Y tế, các tổ chức quốc tế và trong nước
1.2.3. Nhân sự
Khoa có 16 giảng viên trong đó có 04 phó giáo sư, 04 tiến sỹ, 08 thạc sỹ.
1.3. Khoa các Khoa học xã hội – Hành vi & Giáo dục sức khỏe
1.3.1. Thông tin chung
Khoa các Khoa học xã hội – Hành vi & Giáo dục sức khỏe thuộc trường đại học Y tế công cộng được thành lập từ năm 2001. Khoa bao gồm 4 bộ môn. Mục tiêu cơ bản là đào tạo những học viên có năng lực cơ bản về lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi để ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực Y tế công cộng. Ngoài ra, khoa còn đào tạo sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội có kỹ năng thực hành nghề công tác xã hội; có khả năng nghiên cứu, phát hiện và giúp cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn đề xã hội đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bên cạnh việc đào tạo, nghiên cứu và tư vấn cũng là những nhiệm vụ quan trọng của khoa. Khoa Khoa học xã hội – Hành vi & Giáo dục sức khỏe đã có nhiều nghiên cứu cấp cơ sở, cấp bộ và hợp tác với nhiều tổ chức và các trường đại học trong nước cũng như quốc tế.
1.3.2. Nhiệm vụ
- Đào tạo cử nhân Y tế công cộng nói chung và cử nhân Y tế công cộng chuyên ngành Truyền thông Giáo dục sức khỏe
- Đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ Y tế công cộng và Quản lý bệnh viện
- Đào tạo Chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 tổ chức quản lý y tế
- Giảng dạy các lớp đào tạo lại và ngắn hạn cho các đối tượng khác nhau đang làm việc trong lĩnh vực y tế.
- Nghiên cứu khoa học và tư vấn, góp phần phục vụ cho công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
1.3.3. Nhân sự
Khoa gồm có 14 viên chức, người lao động, trong đó có 02 tiến sĩ, 12 Thạc sĩ.
1.4. Khoa Sức khỏe Môi trƣờng nghề nghiệp
1.4.1. Thông tin chung
Khoa Sức khỏe Môi trường - Nghề Nghiệp [SKMT-NN], Trường Đại học Y tế công cộng được thành lập theo Quyết định số 2175/2001/QĐ-BYT ngày 11/6/2001 với tên gọi ban đầu là Khoa Sức khỏe môi trường - Vệ sinh lao động và Bệnh Nghề nghiệp. Năm 2012 tại Khoa được đổi tên là Khoa SKMT-NN theo Quyết định số 3756/QĐ-BYT ngày 03/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Cấu trúc của Khoa gồm 5 bộ môn: Sức khỏe môi trường; Sức khỏe an toàn nghề nghiệp; Dinh dưỡng; An toàn thực phẩm; Phòng chống thảm họa. Nhiệm vụ chính của Khoa là giảng dạy các vấn đề chuyên môn của Khoa cho các nhóm đối tượng, thiết kế và triển khai các nghiên cứu khoa học cũng như thực hiện các nhiệm vụ tư vấn thuộc lĩnh vực Sức khỏe môi trường, Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, Dinh dưỡng, An toàn thực phẩm, Phòng chống thảm họa, Sinh thái và sức khỏe môi trường cũng như các nghiên cứu khác trong lĩnh vực y tế công cộng. Khoa SKMT - NN cũng là đơn vị xây dựng và chịu trách nhiệm giảng dạy chính cho Chương trình đào tạo Cử nhân Dinh dưỡng tại trường Đại học Y tế công cộng. Chương trình đào tạo Cử nhân Dinh dưỡng sẽ bắt đầu được triển khai từ năm học 2017 - 2018. Ngoài ra, Khoa SKMT - NN đang xây dựng chương trình đào tạo Thạc sĩ Y tế công cộng định hướng Sức khỏe môi trường. Cùng với chiến lược phát triển chung của nhà trường, Khoa SKMT-NN tập trung chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu. Các cán bộ, giảng viên của các bộ môn trong Khoa liên tục được tham gia các khóa học đào tạo và nghiên cứu trong các lĩnh vực mà khoa phụ trách.
1.4.2. Nhiệm vụ
Khoa SKMT-NN có chức năng thực hiện công tác giảng dạy, nghiên cứu và tư vấn về lĩnh vực SKMT-NN. Khoa thực hiện nhiệm vụ: Giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành SKMT-NN cho các đối tượng học viên Thạc sỹ, Chuyên khoa I, Cử nhân chính quy và Cử nhân vừa làm vừa học chuyên ngành YTCC, cử nhân xét nghiệm y học dự phòng, quản lý bệnh viện. Chủ động phối hợp với các khoa, trung tâm trong trường, các đơn vị, viện nghiên cứu ngoài trường để xây dựng đề cương và thực hiện các nghiên cứu về lĩnh vực SKMT-NN. Thực hiện các dịch vụ tư vấn về SKMT-NN cho các đơn vị, cá nhân quan tâm.
1.4.3. Nhân sự
Khoa SKMT-NN gồm 11 viên chức, người lao động, trong đó có 02 PGS, Tiến sĩ, 03 Tiến sĩ, 01 Bác sĩ và 05 Thạc sĩ.
1.5. Khoa Y học cơ sở
1.5.1. Thông tin chung
Khoa Y học cơ sở được thành lập theo Quyết định số 2175/QĐ-BYT ngày 11/6/2001 về việc ban hành Quy chế tạm thời về Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học YTCC. Qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Khoa Y học cơ sở đã không ngừng vươn lên thực hiện tốt các nhiệm vụ của nhà trường giao phó trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Khoa Y học cơ sở là một trong những khoa nòng cốt của Trường Đại học YTCC, có sứ mạng tham gia đào tạo nguồn nhân lực y tế có trình độ đại học, sau đại học phục vụ cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng.
1.5.2. Nhiệm vụ
- Tham gia đào tạo đại học, sau đại học.
- Các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm: Phát hiện các yếu tố nguy cơ tới bệnh tật và hiệu quả của các biện pháp phòng chống cũng như hiệu quả của các Chương trình, Dự án y tế; Các yếu tố môi trường liên quan tới sức khoẻ, các yếu tố độc hại trong quá trình sản xuất tới sức khoẻ người lao động...
- Tư vấn về các hoạt động có liên quan đến YTCC
- Hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- Tham gia nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên, cung cấp các bằng chứng khoa học trong đào tạo.
1.5.3. Nhân sự
Khoa có 04 viên chức, người lao động, trong đó có 01 PGS.TS, 03 Thạc sĩ và 01 bác sĩ đa khoa.
1.6. Khoa Y học lâm sàng
1.6.1. Thông tin chung
Khoa Y học lâm sàng là được thành lập theo quyết định số 3756/QĐ-BYT ngày 03/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trường đại học YTCC, trên cơ sở bộ môn phục hồi chức năng trực thuộc Khoa Sức khỏe cộng đồng trước đây. Là một trong 5 khoa chuyên môn của Trường Đại học Y tế công cộng, có sứ mạng tham gia đào tạo nguồn nhân lực y tế công cộng, xét nghiệm y học dự phòng, dinh dưỡng, công tác xã hội, điều dưỡng và phục hồi chức năng; thực hiện khám chữa bệnh, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng.
1.6.2. Nhiệm vụ
- Đào tạo: ở trình độ đại học, sau đại học; các khóa đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ
• Khoa Y học lâm sàng gồm có đội ngũ các bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên tham gia hoạt động giảng dạy các môn lâm sàng cho các đối tượng cử nhân, cao học như: nội - nhi, ngoại - sản, sơ cấp cứu, bệnh truyền nhiễm, bệnh không truyền nhiễm, bệnh thông thường, triệu chứng và điều trị học cơ bản nội khoa, nhi khoa; triệu chứng học và điều trị học cơ bản ngoại khoa – sản khoa, phục hồi chức năng cơ bản, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, điều dưỡng cơ bản, điều dưỡng cộng đồng...
• Bên cạnh đó, các giảng viên của khoa YHLS đã và đang giảng dạy các môn học của các khoa khác như:
• Phối hợp với khoa Khoa học xã hội – hành vi và giáo dục sức khỏe, Khoa khoa học cơ bản giảng dạy các môn cho các đối tượng khác nhau như: Phương pháp nghiên cứu định tính, Phương pháp nghiên cứu định tính nâng cao, Phương pháp nghiên cứu kết hợp, Phương pháp nghiên cứu khoa học...
• Phối hợp với Khoa Y học cơ sở - Khoa giảng dạy các môn y học cơ sở bao gồm giải phẫu, sinh lý bệnh – miễn dịch, hóa sinh, vi sinh và ký sinh trùng.
• Các giảng viên của khoa có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, hướng dẫn sinh viên thực hành tại các bệnh viện: Hướng dẫn cho sinh viên các kiến thức lâm sàng, hướng dẫn thực tập tại các khoa về phòng và điều trị tại bệnh viện một số bệnh thông thường thuộc các chuyên ngành nội, nhi, ngoại, sản tại các bệnh viện [bệnh viện đa khoa Hà Đông, bệnh viện đa khoa Nông nghiệp, bệnh viện đa khoa Hoài Đức, Bệnh viện đa khoa Đức Giang...] nhằm giúp cho sinh viên có kiến thức và kĩ năng lâm sàng.
• Ngoài ra các giảng viên còn hướng dẫn sinh viên các bài tập cộng đồng tại thực địa, hướng dẫn luận văn cao học, nghiên cứu sinh, chuyên khoa I, chuyên khoa II...
- Nghiên cứu khoa học
• Thực hiện và tư vấn các nghiên cứu y sinh trong đó bao gồm nhiều nghiên cứu về hành vi nguy cơ với sức khỏe, định hướng tăng cường nghiên cứu tại các cơ sở y tế, bệnh viện, các nghiên cứu lâm sàng.
• Tham gia các nghiên cứu y tế công cộng như đánh giá các chương trình, dịch vụ y tế, xây dựng các can thiệp nâng cao sức khoẻ sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau [định lượng, định tính, kết hợp].
• Tham gia viết các bài báo xuất bản trong nước và quốc tế liên quan đến các vấn đề sức khỏe, y học lâm sàng các chuyên ngành như nội, ngoại, sản, nhi, điều dưỡng, phục hồi chức năng...
- Cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh
Các cán bộ của khoa liên tục tham gia cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh theo chứng chỉ hành nghề y được cấp. Khoa YHLS gắn kết chặt chẽ với phòng khám đa khoa của trường Đại học y tế công cộng, khoa Y học cơ sở, Trung tâm xét nghiệm của trường Đại học Y tế công cộng trong thực hành khám chữa bệnh, đào tạo kiến thức và thực hành kĩ năng thực hành lâm sàng.
- Tư vấn
• Tư vấn về phương pháp nghiên cứu khoa học cho các đề tài của sinh viên, học viên cũng như cán bộ trong và ngoài trường.
• Tham gia tư vấn cho các tổ chức: Bộ y tế, các tổ chức trong nước và quốc tế.
1.6.3. Nhân sự
Khoa gồm 08 viên chức, người lao động trong đó 01 PGS.TS và 01 Tiến sĩ, 01 Thạc sĩ, 03 Bác sĩ đa khoa, 02 cử nhân.
2. Thông tin về từng ngành
2.1. Ngành Y tế công cộng
2.1.1. Thời lượng đào tạo
- Thời gian: 4 năm
- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 131 tín chỉ [TC], chưa kể hai môn Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – An ninh.
2.1.2. Mục tiêu chung
Đào tạo Cử nhân Y tế công cộng có y đức, sức khoẻ, có kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học xã hội, y học cơ sở, y tế công cộng để tham gia phát hiện và tổ chức giải quyết các vấn đề sức khoẻ ưu tiên trong cộng đồng; có khả năng tự học, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
2.1.3. Mục tiêu cụ thể
2.1.3.1. Về thái độ
- Nhận thức được tầm quan trọng của các nguyên lý Y tế công cộng;
- Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cộng đồng về các nhu cầu sức khoẻ và các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khoẻ cộng đồng;
- Cầu thị và hợp tác làm việc theo nhóm và phối hợp liên ngành;
- Trung thực và khách quan, có tinh thần ham học, vượt khó khăn, tự học vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân.
2.1.3.2. Về kiến thức
- Có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho Y tế công cộng;
- Trình bày được các nguyên lý và khái niệm cơ bản về y tế công cộng;
- Trình bày được cách phát hiện và xử trí các vấn đề sức khoẻ phổ biến ở cộng đồng
- Trình bày được các yếu tố quyết định sức khỏe;
- Nắm vững phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, nâng cao sức khỏe;
- Nắm vững kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học;
- Nắm vững chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân.
2.1.3.3. Về kỹ năng
- Xác định các yếu tố môi trường, xã hội ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng;
- Xác định được các vấn đề sức khoẻ ưu tiên của cộng đồng và đưa ra những chiến lược và biện pháp giải quyết thích hợp;
- Lập kế hoạch, đề xuất những giải pháp và tổ chức các hoạt động bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng;
- Theo dõi và tham gia đánh giá được việc thực hiện các chương trình sức khoẻ tại cộng đồng;
- Giám sát, phát hiện sớm bệnh dịch và tổ chức phòng chống dịch tại cộng đồng;
- Giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng nhằm xây dựng lối sống và hành vi có lợi cho sức khoẻ.
2.1.4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
- Cơ quan trong hệ thống y tế [Các Vụ/Cục Bộ Y tế, Sở Y tế, trung tâm y tế, bệnh viện...]
- Cơ quan Phi chính phủ và các tổ chức đoàn thể, hiệp hội có các hoạt động liên quan đến sức khỏe và phát triển cộng đồng
- Các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp có đào tạo các chuyên ngành về khoa học sức khỏe; Trung tâm nghiên cứu
- Trung tâm phục hồi chức năng
2.2. Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học
2.2.1. Thời lượng đào tạo
- Thời gian: 4 năm
- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 132 tín chỉ, chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất [6 tín chỉ] và Giáo dục Quốc phòng – An ninh [11 tín chỉ].
2.2.2. Mục tiêu chung
Đào tạo Cử nhân Xét nghiệm Y học dự phòng có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức và kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ ngành học ở trình độ đại học; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu xét nghiệm Y học dự phòng góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
2.2.3. Mục tiêu cụ thể
2.2.3.1. Về thái độ
- Nhận thức được tầm quan trọng của các nguyên lý Y tế công cộng;
- Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cộng đồng về các nhu cầu sức khoẻ và các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khoẻ cộng đồng;
- Cầu thị và hợp tác làm việc theo nhóm và phối hợp liên ngành;
- Trung thực và khách quan, có tinh thần ham học, vượt khó khăn, tự học vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân.
2.1.3.2. Về kiến thức
- Có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho Y tế công cộng;
- Trình bày được các nguyên lý và khái niệm cơ bản về y tế công cộng;
- Trình bày được cách phát hiện và xử trí các vấn đề sức khoẻ phổ biến ở cộng đồng
- Trình bày được các yếu tố quyết định sức khỏe;
- Nắm vững phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, nâng cao sức khỏe;
- Nắm vững kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học;
- Nắm vững chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân.
2.2.3.3. Về kỹ năng
- Xác định các yếu tố môi trường, xã hội ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng;
- Xác định được các vấn đề sức khoẻ ưu tiên của cộng đồng và đưa ra những chiến lược và biện pháp giải quyết thích hợp;
- Lập kế hoạch, đề xuất những giải pháp và tổ chức các hoạt động bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng;
- Theo dõi và tham gia đánh giá được việc thực hiện các chương trình sức khoẻ tại cộng đồng;
- Giám sát, phát hiện sớm bệnh dịch và tổ chức phòng chống dịch tại cộng đồng;
- Giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng nhằm xây dựng lối sống và hành vi có lợi cho sức khoẻ.
2.2.4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
- Kỹ thuật viên y tại các bệnh viện trung ương và địa phương.
- Kỹ thuật viên y tại các phòng khám, trung tâm xét nghiệm, cơ sở y tế, viện nghiên cứu/ kiểm nghiệm.
- Các viện nghiên cứu/ kiểm nghiệm tuyến Trung ương
- Các phòng xét nghiệm tại Trung tâm y tế cấp tỉnh/ huyện.
- Giảng viên của các trường Đại học, cao đẳng có đào tạo các chuyên ngành về khoa học sức khỏe.
- Các cơ quan/tổ chức khác có hoạt động xét nghiệm...
2.3. Ngành Dinh dưỡng
2.3.1. Thời lượng đào tạo:
- Thời gian: 4 năm
- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 135, chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất [4 tín chỉ] và Giáo dục Quốc phòng – An ninh [8 tín chỉ]
2.3.2. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cán bộ chuyên ngành làm việc trong hệ thống dinh dưỡng và an toàn thực phẩm có khả năng lập kế hoạch, thực hiện và giám sát triển khai các hoạt động dinh dưỡng điều trị trong bệnh viện, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn thực phẩm, tham gia các nghiên cứu và đào tạo dinh dưỡng ở mức độ cơ bản, góp phần thực hiện các chiến lược quốc gia về dinh dưỡng.
2.3.3. Mục tiêu cụ thể
2.3.3.1. Về kiến thức
- Có hệ thống kiến thức cơ bản về dinh dưỡng người, khoa học thực phẩm và an toàn thực phẩm
• Hiểu biết về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm
• Hiểu biết về vai trò, nhu cầu, nguồn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng.
• Giải thích được cơ chế hấp thu, chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
• Nhận biết đặc điểm vệ sinh của các nhóm thực phẩm, ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm
- Giải thích các nguyên lý cơ bản về sinh lý, triệu chứng, bệnh học để dự phòng và điều trị bệnh liên quan đến dinh dưỡng
- Thảo luận các nguyên lý cơ bản về sinh lý hoạt động cơ thể người
- Giải thích cơ chế bệnh sinh của một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng
- Phân tích các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, dinh dưỡng
- Nhận biết triệu chứng một số bệnh thông thường và bệnh liên quan đến dinh dưỡng
2.3.3.2. Về kỹ năng
- Thu thập, theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh tại bệnh viện và tại cộng đồng và lập kế hoạch can thiệp phù hợp .
• Thu thập thông tin về vấn đề về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm
• Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cộng đồng/người bệnh và vấn đề an toàn thực phẩm
• Lập kế hoạch thực hiện công tác dinh dưỡng cộng đồng, an toàn thực phẩm để dự phòng và điều trị.
• Theo dõi và đánh giá các vấn đề dinh dưỡng tại cộng đồng và ATTP
- Truyền thông, giáo dục dinh dưỡng, hướng dẫn cộng đồng lựa chọn thực phẩm, xây dựng chế độ ăn phù hợp, an toàn để phòng ngừa bệnh tật.
• Thu thập và phân tích thông tin về nhu cầu hiểu biết của cộng đồng/người bệnh về dinh dưỡng, tiết chế và ATTP.
• Xác định nhu cầu và những nội dung giáo dục dinh dưỡng, tiết chế và ATTP cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
• Xây dựng kế hoạch giáo dục dinh dưỡng, ATTP phù hợp với cộng đồng, người bệnh.
• Thực hiện tư vấn, truyền thông giáo dục dinh dưỡng, ATTP phù hợp và hiệu quả để dự phòng và điều trị.
- Xây dựng qui trình chăm sóc dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh tại bệnh viện.
• Phối hợp với cán bộ chuyên môn [Bác sĩ, điều dưỡng] để phân tích vấn đề sức khỏe, chẩn đoán dinh dưỡng cho người bệnh
• Xây dựng qui trình chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh tại bệnh viện
• Tư vấn cho người bệnh về dinh dưỡng và chế độ ăn điều trị
• Theo dõi sự tiến triển của các can thiệp dinh dưỡng đã thực hiện.
- Tham gia tổ chức, thực hiện và giám sát hoạt động dinh dưỡng, tiết chế tại bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể.
• Phối hợp với các bên liên quan để tổ chức, thực hiện và giám sát hoạt động dinh dưỡng, tiết chế tại bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể...
- Giám sát quy trình bảo quản, chế biến, lưu mẫu, vận chuyển và phân phối thực phẩm/ khẩu phần dinh dưỡng tại các cơ sở chế biến thức ăn đảm bảo an toàn
• Phối hợp với các bên liên quan kiểm tra quy trình bảo quản, chế biến, lưu mẫu, vận chuyển, phân phối thực phẩm/ khẩu phần dinh dưỡng đúng chỉ định và đảm bảo an toàn
- Chứng tỏ khả năng tự học cũng như khuyến khích, tạo ảnh hưởng tới đồng nghiệp trong học tập và phát triển chuyên môn liên tục
• Xác định mục tiêu, nguyện vọng phát triển nghề nghiệp, nhu cầu học tập, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
• Học tập liên tục để cập nhật kiến thức, kỹ năng và ứng dụng kiến thức đã học để nâng cao chất lượng công việc.
• Thể hiện thái độ tích cực với những đổi mới và những quan điểm trái chiều, thể hiện sự lắng nghe các kiến nghị và đề xuất nhằm thích nghi với những thay đổi.
• Đóng góp vào việc đào tạo nâng cao trình độ và phát triển nghề nghiệp cho đồng nghiệp.
2.3.3.3. Về thái độ
- Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người bệnh, của cộng đồng về các nhu cầu dinh dưỡng, an toàn thực phẩm nhằm nâng cao sức khoẻ
• Tìm hiểu và lắng nghe nhu cầu chăm sóc dinh dưỡng của người bệnh/cộng đồng
• Tạo dựng niềm tin đối với người bệnh/cộng đồng
• Giao tiếp phù hợp với người bệnh/cộng đồng.
• Lắng nghe, tương trợ, khuyến khích và hỗ trợ đồng nghiệp và các bên liên quan trong thực hiện nhiệm vụ.
• Lắng nghe các ý kiến của đồng nghiệp và các bên liên quan trong thực hiện nhiệm vụ
• Hỗ trợ, chia sẻ với đồng nghiệp và các bên liên quan trong thực hiện nhiệm vụ
2.3.4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
- Khoa dinh dưỡng các bệnh viện;
- Sở Y tế; Trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện; Trung tâm truyền thông - Giáo dục sức khoẻ; Chi cục Dân số - KHHGĐ; và cơ sở y tế khác có liên quan đến dinh dưỡng & ATVSTP;
- Các trường Đại học, Cao đẳng; các Viện nghiên cứu Dinh dưỡng và thực phẩm, các Viện nghiên cứu chăm sóc sức khỏe;
- Các công ty sản xuất chế biến thực phẩm, sản phẩm dinh dưỡng; các cơ sở, dịch vụ ăn uống
- Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực Y tế công cộng, Y học dự phòng và Dinh dưỡng - thực phẩm.
2.4. Ngành Công tác xã hội
2.4.1. Thời lượng đào tạo:
- Thời gian: 4 năm
- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 135, chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất [4 tín chỉ] và Giáo dục Quốc phòng – An ninh [8 tín chỉ]
2.4.2. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân công tác xã hội có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe; nắm vững hệ thống kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề công tác xã hội; có khả năng nghiên cứu, phát hiện và giúp cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn đề xã hội trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân ở cả 03 cấp độ bệnh viện, cộng đồng, và hoạch định chính sách, mục tiêu cụ thể
2.4.3. Mục tiêu cụ thể
2.4.3.1. Về kiến thức
- Có hệ thống kiến thức nền tảng về thế giới quan, phương pháp luận khoa học
- Có hệ thống kiến thức về Pháp luật Việt Nam về các vấn đề xã hội
- Có hệ thống kiến thức về y học cơ bản phục vụ thực hành nghề công tác xã hội
- Có hệ thống kiến thức về phục hồi chức năng
- Có hệ thống kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học
- Có hệ thống kiến thức về lý thuyết tâm lý, xã hội và hành vi của con người
- Có hệ thống kiến thức về ngành CTXH
- Có kiến thức dinh dưỡng cơ bản phục vụ công tác tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng.
2.4.3.2. Về kỹ năng
- Áp dụng các chính sách pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cho đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội
- Áp dụng kiến thức về y học lâm sàng cơ bản phục vụ thực hành nghề công tác xã hội
- Áp dụng kiến thức về phục hồi chức năng trong việc hỗ trợ cho người khuyết tật
- Áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để xây dựng đề cương, thực hiện các nghiên cứu trong công việc
- Áp dụng kiến thức về lý thuyết tâm lý, xã hội và hành vi con người trong việc hỗ trợ thân chủ
- Áp dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ CTXH vào quá trình hỗ trợ các hệ thống thân chủ khác nhau như: cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng
2.4.3.3. Về thái độ
- Tôn trọng đề cao triết lý và sứ mệnh nghề nghiệp CTXH; Nhận thức rõ về vai trò, chức năng của nghề CTXH
- Có ý thức trách nhiệm cao với nghề nghiệp, yêu nghề, có phẩm chất đạo đức và đạo đức nghề nghiệp tốt, có lối sống và tác phong mẫu mực của người cán bộ, nhân viên công tác xã hội.
- Tôn trọng, đề cao tầm quan trọng của các mối quan hệ của con người
- Áp dụng những hiểu biết của mình về công bằng xã hội để biện hộ cho quyền con người và tham gia vào thực hành thúc đẩy công bằng xã hội.
- Thể hiện hành vi đạo đức và chuyên nghiệp trong mọi tình huống,bối cảnh và lĩnh vực thực hành nghề nghiệp.
- Không ngừng học hỏi, phấn đấu, trau dồi về phẩm chất đạo đức, kiến thức, năng lực nghề nghiệp, tính cách trong sáng, trọn vẹn, sự tận tâm trong các mối quan hệ với thân chủ và công việc để đảm nhiệm và hoàn thành tốt vai trò, trách nhiệm nghề nghiệp.
2.4.4. 2.4.4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
- Phòng/Tổ công tác xã hội tại các bệnh viện
- Các tổ chức phi chính phủ [hoạt động trong các lĩnh vực y tế, trợ giúp xã hội, an sinh xã hội, phát triển cộng đồng...]
- Các trung tâm trợ giúp đối tượng yếu thế của nhà nước [Trung tâm CTXH, Trung tâm bảo trợ xã hội, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Mái ấm, Nhà mở, Nhà tình thương...]
- Các trung tâm, cơ sở tư vấn/ tham vấn tâm lý thuộc nhà nước hoặc tư nhân
- Các trung tâm nghiên cứu, trường Đại học, cao đẳng có đào tạo về CTXH

Video liên quan

Chủ Đề