Truyền 1 đơn vị máu tăng bao nhiêu tiểu cầu

Máu và các chế phẩm của máu được sử dụng rộng rãi trong trị liệu nội, ngoại, sản, nhi và các chuyên khoa khác với mục đích bồi hoàn thể tích tuần hoàn máu, bồi hoàn thành phần thiếu của máu hoặc để hồi sức cho bệnh nhân khi dùng thuốc hóa trị có ảnh hưởng đến tủy xương. Đặc biệt trong sản khoa, chảy máu khi chuyển dạ và khi sinh là một biến chứng thường gặp, rất nguy hiểm. Nếu không kịp thời xử lý và hồi sức tốt, sản phụ có thể tử vong rất nhanh.

Truyền 1 đơn vị máu tăng bao nhiêu tiểu cầu

Ảnh do tác giả cung cấp.

Trường hợp nào cần truyền máu? 1. Thiếu máu cấp

- Chỉ định truyền máu khi thiếu máu cấp ở mức độ nặng và mức độ trung bình nhưng vẫn còn chảy máu hoặc còn tán huyết.

Truyền máu là cần thiết để cung cấp Oxy đến các tế bào khi nồng độ Hb máu thấp. Tuy nhiên, truyền máu cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như: phản vệ, tổn thương phổi do truyền máu, quá tải thể tích với suy tim cấp, bệnh truyền nhiễm qua đường máu, tán huyết, hạ thân nhiệt.v.v. Vì vậy, xác định ngưỡng để truyền máu dựa trên khuyến cáo từ kết quả các nghiên cứu là quyết định lâm sàng ưu tiên, đặc biệt trong bối cảnh cấp cứu và hồi sức tích cực. Xem thêm: Tổng quan về truyền máu và chế phẩm máu

Bệnh nhân với huyết động không ổn định và chảy máu đang tiếp diễn(hoặc chảy máu ồ ạt) thì nên truyền theo tỷ lệ 1:1:1 tương ứng với 1 đơn vị hồng cầu khối : 1 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh : 1 đơn vị tiểu cầu hoặc tỷ lệ 6:6:1 (khi sử dụng tiểu cầu gạn tách [apheresis]). Về dự đoán truyền máu số lượng lớn thường sử dụng thang điểm ABC. Với các chiến lược trong điều trị Xuất huyết ồ ạt và truyền máu khẩn cấp


Tình trạng Ngưỡng Hb để truyền máu Bệnh nhân có triệu chứng (vd: thiếu máu cơ tim cục bộ, huyết động không ổn định) 10 g/dL (*) Bệnh nhân nằm viện Bệnh động mạch vành có sẵn (trước đó) 8 g/dL (*) Hội chứng vành cấp, bao gồm nhồi máu cơ tim cấp 8 - 10 g/dL (¶) Bệnh nhân ICU (huyết động ổn định) 7 g/dL (*) Xuất huyết tiêu hóa (huyết động ổn định) 7 g/dL (*) Phẫu thuật chỉnh hình 8 g/dL (*) Phẫu thuật tim 8 g/dL (*) Bệnh nhân ngoại trú cấp cứu Bệnh nhân điều trị ung thư 7 - 8 g/dL (¶) Chăm sóc giảm nhẹ Khi cần đối với các triệu chứng, những lợi ích của cơ sở điều trị chăm sóc có thể khác nhau

  • * Một số chuyên gia có thể sử dụng các giá trị khác nhau. Ví dụ, bệnh nhân đang bị xuất huyết tiêu hóa, thường rất khó ước tính được lượng máu sẽ là bao nhiêu, và một số chuyên gia khuyến nghị ngưỡng truyền máu là 8 g/dL.
  • ¶ Những khuyến nghị này dựa trên ý kiến của tác giả (Chưa có thử nghiệm lâm sàng lớn nào được thực hiện trong điều kiện này).

Bình thường tiểu cầu 150.000 - 450.000 /µL.Tỷ lệ giảm tiểu cầu trong ICU là 60%, thời gian sống của tiểu cầu trong tuần hoàn khoảng 7 - 10 ngày. 1/3 số tiểu cầu truyền vào bị Lách giữ lại trong hoàn cảnh bình thường. Dấu hiệu kinh điển xuất huyết do giảm tiểu cầu là xuất huyết ở da và niêm mạc. Chảy máu tự nhiên kể cả não xảy ra khi tiểu cầu < 5.000 /µL. Chảy máu sau phẫu thuật xảy ra khi tiểu cầu < 50.000 /µL.

Tình trạng Ngưỡng truyền tiểu cầu khi tiểu cầu Chảy máu xác định rõ là có liên quan đến giảm số lượng tiểu cầu Bất kể số lượng Rối loạn chức năng tiểu cầu kèm lâm sàng có chảy máu < 100.000 /µL Phẫu thuật lớn, phẫu thuật có nguy cơ chảy máu cao (mắt, thần kinh,..) < 100.000 /µL Chảy máu khối lượng lớn (#), đa chấn thương, chấn thương sọ não < 100.000 /µL Thủ thuật, phẫu thuật nhỏ < 50.000 /µL Có nguy cơ chảy máu (hoặc bệnh nhân nặng, nguy cơ tử vong cao) < 20.000 /µL Dự phòng chảy máu tự nhiên (gồm cả não) < 10.000 /µL

(#) Trường hợp truyền máu khối lượng lớn (do chảy máu khối lượng lớn) nên truyền theo tỷ lệ 1:1:1 của 1 đơn vị khối hồng cầu : 1 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh : 1 đơn vị tiểu cầu, bất kể là số lượng tiểu cầu ban đầu bao nhiêu. Hoặc tỷ lệ 6:6:1 (khi sử dụng tiểu cầu gạn tách [apheresis]). Xem thêm: Giảm tiểu cầu trong ICU

Không truyền tiểu cầu (trừ khi có chảy máu đe dọa tính mạng) trong các trường hợp sau:

  • Giảm tiểu cầu do Heparin (HIT)
  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP)
  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tắc mạch (TTP)
  • Hội chứng tăng Urê máu tán huyết (HUS)
  • Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC)

Quyết định truyền huyết tương tươi đông lạnh dựa trên sự hiện diện của chảy máu và bất thường xét nghiệm:

  • Thời gian Prothrombin > 1.5 hay INR > 2 và
  • APTT > 2 lần.

Được chỉ định trong các tình trạng:

  • Thiếu nhiều yếu tố đông máu (vd: bệnh gan)
  • Truyền hồng cầu số lượng lớn (do hòa loãng yếu tố đông máu)
  • Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC)
  • Quá liều Warfarin (thuốc kháng vitamin K): Hóa giải tác dụng của kháng vitamin K: 5 - 8 mL/kg huyết tương tươi đông lạnh.

Liều bắt đầu truyền trong đa số các trường hợp 10 - 15 mL/kg (12 - 15 mL/kg trong một số tài liệu khác) hoặc 2 - 4 đơn vị giúp tăng yếu tố đông máu lên 30%.

1 đơn vị khối tiểu cầu tăng bao nhiêu?

Một đơn vị tập trung tiểu cầu sẽ làm tăng số lượng tiểu cầu lên 10.000/mcL, sự cầm máu cần thiết đạt được những bệnh nhân có số lượng tiểu cầu khoảng 10.000/mcL (10 × 10 9/L) mà không có tình trạng phức tạp và khoảng 50.000/mcL (50 × 10 9/L) nếu cần phẫu thuật.

1 đơn vị tiểu cầu là bao nhiêu?

STT Chế phẩm Khối tiểu cầu theo thể tích Thể tích thực (ml) (±10%)
1 Khối tiểu cầu 1 đơn vị (từ 250 ml máu toàn phần) 40
2 Khối tiểu cầu 2 đơn vị (từ 500 ml máu toàn phần) 80
3 Khối tiểu cầu 3 đơn vị (từ 750 ml máu toàn phần) 120
4 Khối tiểu cầu 4 đơn vị (từ 1.000 ml máu toàn phần) 150

Điều 2. Quy định về đơn vị máu, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.moh.gov.vn › documents › 723850_KHTC4_30072020_1.docnull

Tiểu cầu ở mức bao nhiêu là nguy hiểm?

Số lượng tiểu cầu trung bình trong máu của một người khỏe mạnh ở khoảng 150.000 - 450.000/micro lít máu. Mức nguy hiểm khi bị giảm tiểu cầu là chỉ số xuống tới 50.000 tế bào/micro lít máu. Mức nghiêm trọng là 10.000 - 20.000 tiểu cầu/micro lít máu.

1 đơn vị máu là bao nhiêu cc?

Một đơn vị máu hiện nay ở Việt Nam là 250 ml, 350 ml, có thể lên đến 450 ml. Dung dịch chống đông hiện nay là CPD-A1, 49 ml cho đơn vị 350 ml, 35 ml cho đơn vị 250 ml. Tỉ lệ máu/chống đông là 7/1.