Tức vùng thượng vị khó thở

Cơn đau tức vùng thượng vị hầu hết đều không gây nguy hiểm, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể là triệu chứng của loét dạ dày, tiền sản giật khi mang thai… Hiểu biết về các nguyên nhân đau thượng vị có thể giúp bạn phán đoán tình trạng đang gặp phải và khi nào nên đến gặp bác sĩ.

Căng tức vùng thượng vị hay đau thượng vị là gì? Đau tức vùng thượng vị hay đau âm ỉ vùng thượng vị là tình trạng đau xuất hiện ở phần dưới xương sườn ngay khu vực bụng trên. Chứng đau thường xảy ra cùng với các triệu chứng phổ biến khác của hệ tiêu hóa bao gồm ợ nóng, đầy hơi… Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu 10 nguyên nhân đau thượng vị để kịp thời phòng tránh nhé!

1. Tình trạng khó tiêu gây đau tức vùng thượng vị

Bạn bị đau vùng thượng vị sau khi ăn? Nguyên nhân đau thượng vị hay tức vùng thượng vị là gì? Tình trạng khó tiêu thường xảy ra sau khi ăn cùng với các triệu chứng như ợ, đầy hơi trong bụng và buồn nôn. Khi bạn ăn, dạ dày sẽ tiết ra axit để tiêu hóa thức ăn, đôi khi có thể gây kích ứng niêm mạc của hệ thống tiêu hóa làm xuất hiện chứng đau tức vùng thượng vị, đau thượng vị dạ dày.

2. Trào ngược dạ dày có thể là nguyên nhân đau thượng vị

Đau tức vùng thượng vị do đâu? Nguyên nhân đau thượng vị hay căng cứng vùng thượng vị là gì? Tình trạng căng tức vùng thượng vị xảy ra khi axit dạ dày hoặc thức ăn trong dạ dày đi ngược vào thực quản gây đau ở ngực và cổ họng đi kèm với đau vùng thượng vị. Về lâu dài có thể gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và cần có sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ. Các triệu chứng phổ biến của trào ngược axit bao gồm:

  • Khó tiêu
  • Ho kéo dài
  • Có vị đắng trong miệng
  • Đau họng dai dẳng hoặc giọng khàn
  • Cảm giác như có cục u ở cổ họng hoặc ngực

Bạn có thể xem thêm:

Tức vùng thượng vị khó thở

3. Viêm thực quản gây tức vùng thượng vị

Tức vùng thượng vị khó thở

Nguyên nhân đau thượng vị là gì? Các nguyên nhân phổ biến gây niêm mạc thực quản bị viêm bao gồm axit từ dạ dày lên thực quản, dị ứng, nhiễm trùng hoặc kích ứng mãn tính từ thuốc. Nếu bạn không điều trị sớm nguyên nhân đau thượng vị này, viêm thực quản theo thời gian cuối cùng có thể dẫn đến sẹo, gây chít hẹp thực quản, tăng cảm giác khó nuốt.

4. Thói quen ăn nhiều, ăn nhanh

Bạn cảm thấy đau vùng thượng vị sau khi ăn hoặc đau thượng vị dạ dày? Nguyên nhân đau thượng vị là gì? Khi bạn ăn quá nhiều, dạ dày có thể giãn ra vượt quá kích thước bình thường, gây áp lực lớn lên các cơ quan xung quanh. Áp lực này có thể gây đau trong ruột, làm khó thở vì phổi không đủ chỗ để nở rộng hơn khi hít vào. Thói quen ăn quá nhiều cũng có thể gây ợ nóng và trào ngược axit. Điều này là nguyên nhân đau thượng vị sau khi ăn.

Bạn có thể xem thêm:

5. Thoát vị gián đoạn – Nguyên nhân đau thượng vị ở người lớn tuổi

Nguyên nhân đau thượng vị ở người lớn tuổi có thể là do thoát vị vùng thượng vị. Thoát vị gián đoạn xảy ra khi một phần của dạ dày đẩy lên qua cơ hoành và vào ngực. Điều này có thể là do tai nạn hoặc cơ hoành yếu gây ra cơn đau thượng vị hay tức thượng vị. Ngoài ra, các triệu chứng phổ biến khác của thoát vị gián đoạn bao gồm:

  • Khó nuốt
  • Viêm họng
  • Khó chịu ở ngực
  • Kích thích trong cổ họng

Thoát vị gián đoạn thường chủ yếu ảnh hưởng ở người lớn tuổi.

6. Loét dạ dày gây đau tức vùng thượng vị

Nguyên nhân đau thượng vị hoặc tức vùng thượng vị là do loét dạ dày. Bệnh loét dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày hoặc ruột non bị tổn thương do nhiễm vi khuẩn hoặc do dùng quá nhiều một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) để giảm đau. Các triệu chứng phổ biến của bệnh loét dạ dày có thể bao gồm buồn nôn, nôn, cảm thấy mau no.

Các cơn đau thượng vị dạ dày vị do viêm loét dạ dày sau một thời gian có thể làm xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết dạ dày như mệt mỏi, xanh xao hoặc khó thở.

>>> Bạn có thể xem thêm: Bệnh viêm loét dạ dày: Triệu chứng và phương pháp điều trị

7. Một số thức uống khó dung nạp, hấp thu

Tức vùng thượng vị khó thở

Nguyên nhân đau thượng vị là gì? Nhiều người thường gặp khó khăn trong việc tiêu hóa các sản phẩm từ sữa, phô mai, nguyên nhân do cơ thể không dung nạp được lactose. Khi cơ thể bạn không có đủ lượng men cần thiết để phá vỡ đường lactose gây ra những triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, bụng đầy hơi, buồn nôn, đau dạ dày…

Bên cạnh đó, việc tiêu thụ quá nhiều rượu cùng một lúc hoặc trong một thời gian dài có thể khiến niêm mạc dạ dày của bạn bị viêm, tình trạng viêm lâu dài có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày. Đồng thời rượu cũng có thể gây ra các tình trạng như viêm tụy, bệnh gan… làm đau tức vùng thượng vị.

Ghi nhớ:

Nếu uống rượu, bạn nên hạn chế khoảng 1 ly/ngày để ngăn ngừa những cơn đau dạ dày hay đau vùng thượng vị.

8. Rối loạn túi mật gây đau tức vùng thượng vị

Các vấn đề với túi mật cũng có thể là nguyên nhân đau vùng thượng vị. Tình trạng sỏi mật có thể làm tắc nghẽn đường ống dẫn mật hoặc viêm túi mật, gây căng tức vùng thượng vị. Các triệu chứng rối loạn túi mật cụ thể có thể bao gồm:

  • Vàng da
  • Nôn, buồn nôn
  • Ăn không ngon
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Phân màu đất sét
  • Đau bụng dữ dội sau khi ăn

9. Viêm dạ dày dẫn đến đau vùng thượng vị

Bạn thắc mắc nguyên nhân đau thượng vị? Viêm dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị viêm do nhiễm vi khuẩn, rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc gặp phải tổn thương liên tục đến dạ dày. Tình trạng này có thể là cấp tính và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, hoặc có thể là mãn tính kéo dài trong nhiều năm nếu bạn không điều trị. Các triệu chứng phổ biến của viêm dạ dày có thể bao gồm:

  • Đi phân đen
  • Buồn nôn, nôn mửa, hoặc nôn ra máu
  • Đau hoặc khó chịu ở ngực hay phần trên cơ thể

10. Mang thai khiến bạn đau tức vùng thượng vị

Tức vùng thượng vị khó thở

Mang thai cũng là một nguyên nhân đau thượng vị. Cơn đau vùng thượng vị nhẹ là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai do áp lực bào thai đang lớn lên đặt lên vùng bụng. Một số nguyên nhân khác dẫn đến việc đau tức thượng vị có thể do những thay đổi trong hormone và hệ tiêu hóa gây ợ nóng thường xuyên.

Bạn cần lưu ý cơn đau thượng vị trong thai kỳ đôi khi là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng được gọi là tiền sản giật, đòi hỏi sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ và có thể trở nên nguy hiểm đến tính mạng.

Lưu ý:

Bạn cần theo dõi chặt chẽ, kiểm tra huyết áp, xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau thượng vị khi mang thai.

Tùy vào nguyên nhân đau thượng vị, một số phương pháp điều trị thông thường là:

  • Chế độ ăn kiêng hoặc ăn quá nhiều: Bạn nên thay đổi chế độ ăn uống hoặc lối sống, bao gồm tập thể dục khoảng 30 phút/ ngày, lựa chọn thực phẩm lành mạnh…
  • Một số loại thuốc: Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng dùng các loại thuốc này và tìm cách khác để kiểm soát cơn đau bằng cách dùng thuốc kháng axit.
  • Một số bệnh lý: Bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh cũng như điều trị lâu dài để kiểm soát các tình trạng gây ra cơn đau bao gồm trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày…

Bạn nên đi khám nếu các triệu chứng đau thượng vị kéo dài hơn vài ngày mà vẫn không đỡ dù đã sử dụng phương pháp điều trị dùng thuốc hoặc tại nhà. Không nên tự ý mua thuốc dùng mà hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân đau thượng vị và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.