Uống bia xong có nên uống thuốc tay không

Điều này phụ thuộc vào thứ thuốc bạn dùng và những yếu tố khác như tiền sử bệnh của bạn. Tuy nhiên, nhìn chung có thể nhận định rằng ngay cả một chút rượu cũng có thể ảnh hưởng đến sự an toàn và hiệu quả của thuốc.

Rượu được chuyển hóa ở gan, và rất nhiều thuốc cũng được chuyển hóa qua con đường này. Vì vậy, nó có khả năng tương tác với tất cả các thuốc, bao gồm cả những thứ mà bạn nghĩ chả có liên quan gì.Tất nhiên, một số tương tác có thể đáng lo ngại hơn.

Uống bia xong có nên uống thuốc tay không

Dưới đây là lời khuyên về rượu bia khi bạn đang sử dụng 7 loại thuốc phổ biến nhất

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Sử dụng dài ngày các thuốc chống viêm không steroid, các thuốc giảm đau không cần đơn như ibuprofen (Advil) và naproxen (Aleve), có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và loét dạ dày; rượu có thể làm cho những tác dụng phụ này dễ xảy ra hơn thậm chí có khả năng hơn. Và tiếp đó là acetaminophen (Tylenol) có ảnh hưởng trực tiếp đến gan - một cơ quan thậm chí còn gặp nguy cơ nhiều hơn từ việc uống rượu quá mức.

Nếu đó chỉ là một sự cố đơn lẻ - bạn uống 2 viên Tylenol trong ngày để trị cơn đau đầu và sau đó đến cuộc vui, thì nó có lẽ sẽ không làm tăng nguy cơ [tổn thương gan] nhiều. Nhưng nếu bạn uống thuốc giảm đau hằng ngày, vì dụ để điều trị viêm khớp, và bạn cũng hay uống nhiều bia rượu, thì nó thực sự có thể gây ra vấn đề.

Tóm lại: Nếu bạn không bị bệnh gì khác thì uống một hoặc hai ly trước khi hoặc sau khi uống NSAID sẽ không phải là sự tận thế. Nhưng đừng biến nó trở thành một thói quen, và cẩn thận không để quá liều.

Thuốc ngủ

Rượu làm cho tác dụng của thuốc ngủ - cả không và có kê đơn - mạnh hơn. Và đó không phải là một điều tốt: Ngay cả một ly rượu cũng có thể gây lơ mơ, chóng mặt, và thở chậm khi uống cùng với thuốc an thần. Cả hai đều tác động đến não, làm trì trệ trung khu hô hấp. Thêm vào đó, rượu có thể làm suy giảm khả năng phán đoán, làm cho bạn dễ uống thêm rượu hoặc uống thêm thuốc.

Tóm lại: Đừng mạo hiểm - thậm chí chỉ một hoặc hai ly. Đã có những trường hợp quá liều và tử vong do sự kết hợp này, vì vậy an toàn chắc chắn là tốt hơn hối hận. (Cũng vậy với các thuốc chống lo âu, như Xanax, có cả tác dụng an thần).

Uống bia xong có nên uống thuốc tay không

Thuốc huyết áp và cholesterol

Những người dùng thuốc điều trị bệnh tim mạch nên thận trọng với bia rượu. Các thuốc huyết áp làm giảm huyết áp, nhưng rượu có thể phụ thêm và làm cho huyết áp tụt xuống quá thấp, gây chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Còn thuốc giảm cholesterol, được chuyển hóa ở gan, có thể dẫn đến tổn thương gan và xuất huyết nếu bạn uống rượu bia thường xuyên hoặc quá nhiều.

Tóm lại: Nói chuyện với bác sĩ về những nguy cơ mà bia rượu có thể gây ra dựa vào loại thuốc cụ thể mà bạn đang dùng. Và cho dù phác đồ điều trị là gì thì cũng đừng bao giờ uống rượu bia nhiều hơn một lượng vừa phải.

Uống bia xong có nên uống thuốc tay không

Thuốc chống trầm cảm

Giống như thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm có thể gây ra lơ mơ và chóng mặt, và tình trạng này càng tồi tệ hơn với rượu; nó có thể làm tăng nguy cơ té ngã và tai nạn giao thông. Rượu cũng ngăn không cho thuốc chống trầm cảm phát huy hết tác dụng, và có thể làm trầm cảm tiềm ẩn nặng thêm.

Một nhóm thuốc chống trầm cảm gọi là các chất ức chế monoamine oxidase(MAOI)-có thể gây ra những vấn đề về tim và huyết áp cao nguy hiểm khi kết hợp với rượu". MAOI có một enzym tương tác với sản phẩm phụ của bia và rượu và có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Tóm lại: Nếu bệnh trầm cảm được quản lý tốt, thì bạn có thể thỉnh thoảng uống một li trong khi đang dùng thuốc. Nhưng nếu bạn đang uống thuốc nhóm MAIO thì nên kiêng hoàn toàn đồ uống có cồn.

Kháng sinh

Bác sĩ có thể sẽ cảnh báo bạn về việc sử dụng bia rượu khi đang được kê đơn kháng sinh, và vì lý do tốt. Rượu có thể làm cho một số tác dụng phụ khó chịu của những thuốc này, như kích ứng dạ dày và chóng mặt, trở nên tồi tệ hơn so với bình thường.

Và sự phối hợp của một số kháng sinh với rượu - đặc biệt là metronidazole, tinidazole, và trimethoprim-sulfamethoxazole - có thể hết sức nguy hiểm. Những loại thuốc này có chứa các enzym phản ứng với rượu và có thể gây đau đầu, bốc hỏa, tim đập nhanh, buồn nôn và nôn. Một nhóm kháng sinh khác là cephalosporin, cũng có thể gây ra phản ứng tương tự.

Tóm lại: Không uống rượu nếu bạn đang dùng một trong các thuốc kháng sinh được liệt kê ở trên, hoặc trong 72 tiếng sau liều cuối cùng. Tương tác thuốc không dễ xảy ra với các kháng sinh khác, nhưng nếu khôn ngoan thì vẫn nên tránh trong vài ngày. Nếu bạn đang dùng kháng sinh, nghĩa là bạn đang bị nhiễm khuẩn cấp tính. Đó là lý do đủ để hạn chế bia rượu trong khi cơ thể đang chữa bệnh.

Uống bia xong có nên uống thuốc tay không

Thuốc tránh thai

Hiệu quả của thuốc tránh thai (và các hình thức ngừa thai nội tiết tố khác) không bị ảnh hưởng bởi rượu, vì vậy không có lý do gì để không thưởng thức một vài li chỉ vì bạn đang uống thuốc tránh thai.

Trong thực tế, gần đây CDC đã khuyên những phụ nữ không sử dụng biện pháp tránh thai vì đang muốn có thai nên tránh xa đồ uống có cồn do sự nguy hiểm của rượu bia trong giai đoạn đầu thai kỳ.

Tóm lại: Bạn có thể nâng ly và thưởng thức một cách điều độ. (Nghĩa là không quá một phần rượu mỗi ngày đối với phụ nữ). Hãy thận trọng đối với việc uống nhiều - nó không chỉ làm bạn mất khả năng phán đoán, mà còn có thể khiến bạn nôn mất viên thuốc mới uống.

Thuốc dị ứng và cảm lạnh

Các thuốc dị ứng không cần đơn như Benadryl và Zyrtec chứa kháng histamin, một nhóm thuốc có thể gây buồn ngủ và khiến bạn gặp nguy hiểm nếu đang lái xe hay vận hành máy móc - thậm chí nhiều hơn thế nếu bạn cũng đã uống một vài ly. Ngay cả các thuốc kháng histamin được quảng cáo là không gây buồn ngủ (như Claritin và Allegra) cũng có tác dụng này này ở một số người, đặc biệt là khi kết hợp với rượu.

Các chất kháng histamin cũng được sử dụng trong một số thuốc cảm lạnh và cúm, như Nyquil, và trong một số thuốc hỗ trợ giấc ngủ ban đêm như ZzzQuil. Một số thuốc cảm lạnh và cúm cũng chứa acetaminophen – càng có thêm lý do khác không để không phối hợp chúng với bia , rượu vang, hay rượu.

Cẩm Tú

Theo MSN

Trong những ngày vui Tết, mọi người thường uống rượu, bia nhiều hơn nên số người ngộ độc rượu cũng tăng cao hơn so với ngày thường. Có không ít trường hợp ngộ độc rượu không được xử trí kịp thời, dẫn đến biến chứng hôn mê sâu, thậm chí tử vong.

Trong rượu bình thường (hay còn gọi là rượu, bia thực phẩm) có chứa ethanol.Tuy được dùng để pha chế đồ uống giải khát nhưng bản thân ethanol cũng là chất có thể gây độc hại cho con người. Ethanol ức chế làm suy yếu hệ thần kinh trung ương, gây giảm hoạt động các nơron thần kinh. Ngộ độc ethanol có thể cấp tính hoặc mạn tính, phụ thuộc vào số lượng rượu người đó thường xuyên uống. Vì thế, nếu uống nhiều rượu sẽ dẫn đến say, nghiện và gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.

Uống bia xong có nên uống thuốc tay không

Uống rượu bia (nguồn: Internet)

Theo đó, ngộ độc cấp tính có những biểu hiện như: giai đoạn đầu có dấu hiệu kích thích (người thấy sảng khoái, nói nhiều, rối loạn phối hợp động tác); giai đoạn ức chế biểu hiện: phản xạ gân xương giảm, tri giác giảm, mất khả năng tập trung tư tưởng. giãn mạch ngoại vi dẫn đến hạ huyết áp, tử vong. Ngộ độc mạn tính là do uống rượu dài ngày dẫn đến sút cân, chán ăn, tiêu chảy do tổn thương gan và ruột, da tái do thiếu máu, thoái hóa gan, xơ gan, có thể ung thư gan, mất trí nhớ, run, rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, nguy hiểm hơn và thường dẫn đến chết người là khi uống rượu có chứa methanol, một chất cồn công nghiệp. Methanol sau khi được uống vào sẽ chuyển hóa thành formaldehyde nhờ men alchoholdehydrogenase và  sau đó thành formic acid nhờ men acetaldehyde dehydrogenase. Chính những chất này gây độc cho gan, thận, gây suy thận cấp, viêm gan nhiễm độc, đặc biệt là gây toan hóa máu nặng. Uống rượu có methanol, lúc mới đầu có biểu hiện loạng choạng, hoa mắt, buồn nôn, nôn… giống hệt cảm giác say rượu khiến người uống lầm tưởng là say nhưng thực chất là bị ngộ độc. Nếu để lâu, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng tím tái, hôn mê, co giật, rối loạn điện giải, tụt huyết áp và có thể tử vong nhanh chóng. Những người này cần phải được đưa ngay đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời. Trường hợp được cứu sống cũng để lại nhiều di chứng về thần kinh.

Để phòng ngừa ngộ độc rượu, cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế khuyến cáo không uống quá nhiều rượu (dưới 30 ml một ngày nếu rượu có nồng độ từ 30% trở lên). Không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng methanol cao hơn 0,05% vì những chất này có thể gây mù mắt và tử vong cao. Không uống rượu pha chế, rượu ngâm với lá, rễ cây độc, phủ tạng động vật không rõ ràng độc tính, mật cá hay những loại rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân. Đặc biệt, không cho trẻ em dưới 16 tuổi uống rượu, bia. cấm người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) uống rượu hoặc các loại nước có nồng độ cồn từ 14 độ trở lên.

Ngoài ra, không nên uống khi không biết rõ nguồn gốc của rượu, khi rượu không có giấy chứng nhận lưu hành của cơ quan chức năng có thẩm quyền và khi cơ thể đang đói, mệt hoặc căng thẳng.

Những điều nên và không nên làm sau khi uống bia, rượu

Nên:

– Khi uống rượu thấy chếnh choáng, nên tìm cách gây nôn hết, sau đó xát mạnh hai bên má.

– Uống nhiều nước để không bị mất nước khi nôn liên tục. Uống nước ấm tốt hơn nước lạnh. nên uống thêm các loại: nước chanh, nước cam vắt, nước ép bưởi, sinh tố chuối, nước các loại đậu ninh nhừ (đặc biệt là đậu xanh), uống nhiều lần sẽ giải được ngộ độc rượu dạng nhẹ.

– Cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa).

– Tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái.

– Nếu người uống rượu say ngủ, người nhà hãy để yên cho họ ngủ. tuy nhiên, khoảng vài tiếng phải đánh thức dậy cho ăn cháo loãng. tránh trường hợp đói sẽ bị hạ đường huyết rất nguy hiểm.

Không nên:

– Không nên uống những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu.

– Không uống thêm vitamin B1, B6, acid folic… để làm giảm đau đầu khi say, bởi sẽ có hại  cho gan. Paracetamol, aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa.

– Không nên uống các loại thuốc chống nôn vì sẽ làm giữ chất độc lại trong cơ thể, gan  không  kịp lọc chất độc càng tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày dễ bị xơ gan, ung thư gan.

Để có một kỳ nghỉ tết vui, khỏe, an toàn, phòng ngộ độc  rượu, khi uống nên chọn loại rượu có thương hiệu tin cậy,  đảm  bảo an toàn thực phẩm và chỉ uống ít (khoảng 30  ml).  Ngoài  ra, cũng cần lưu ý, trong khi uống rượu vẫn phải ăn cơm và thức ăn khác nhằm tránh tình trạng cảm lạnh do đói, rét. Quan niệm uống rượu cho ấm người chỉ đúng khi uống một lượng rượu vừa đủ nhu cầu và đang ở nơi ấm, kín gió cũng như mặc  đủ ấm. Vì thân nhiệt tăng do rượu nhanh nhưng rất chóng tàn. Do vậy, nếu không ăn uống đầy đủ, người uống rượu sẽ cạn năng lượng, bị đói rét, dễ bị cảm lạnh và nguy hiểm đến tính mạng.

Bên cạnh đó, để tránh ngộ độc rượu, mỗi người chỉ nên uống hàm lượng nhỏ và chỉ uống trong khi ăn. Lưu ý chỉ nên uống một loại rượu, tuyệt đối không nên uống nhiều loại. riêng với nam giới, một ngày không nên uống quá 3 lon bia, với nữ chỉ là 2 lon bia.

BS. Trần Thái Bảo Trân

Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Trích Tạp chí “Sống khỏe” số 7 – Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

(Visited 25.369 times, 1 visits today)