Uống thuốc kháng sinh cách nhau mấy tiếng

Cách dùng thuốc kháng sinh an toàn

Thuốc kháng sinh khi dùng không đúng có thể xảy ra một số tai biến khác nhau, trong đó chiếm tỉ lệ lớn nhất là tình trạng dị ứng

Bộ Y tế đã có quy chế về sử dụng kháng sinh, song trên thực tế, nhiều người bệnh vẫn tự ý đến nhà thuốc kể bệnh để người bán thuốc chọn hộ kháng sinh về dùng mỗi khi trái gió trở trời, dùng vài ngày thấy đỡ thì thôi [nhiều trường hợp do bệnh tự khỏi chứ không phải do dùng kháng sinh].

Dùng kháng sinh không đúng: Hại gan, thận...

Dù các phương tiện truyền thông không ngừng cảnh báo việc sử dụng kháng sinh không đúng cách là mối nguy hiểm dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe, nhưng xem ra tình hình lạm dụng kháng sinh vẫn rất đáng lo ngại. Thuốc kháng sinh khi dùng không đúng có thể xảy ra các tai biến như dị ứng [trường hợp nặng là sốc phản vệ dẫn đến tử vong]; loạn khuẩn đường ruột, gây tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa; nhiễm độc dẫn đến tình trạng phổ biến là hại gan, thận; nhiễm độc chọn lọc trên từng bộ phận cơ thể như điếc [streptomycin, gentamycin]; đứt gân gót chân nhóm [quinolon]; suy tủy dẫn đến tử vong [chloramphenicol]; viêm nhiều dây thần kinh [rimifon]; hỏng men răng [tetracyclin]; mất bạch cầu hạt [sulfamid]...; nguy hiểm hơn là tăng số loại vi khuẩn kháng thuốc.

Trong những tai biến do kháng sinh kể trên thì dị ứng chiếm tỉ lệ lớn nhất. Đặc biệt, cần lưu ý những trường hợp do thiếu hiểu biết, dùng kháng sinh không đúng dẫn đến những tổn thương do tác dụng phụ như: trẻ em bị hỏng men răng [răng vàng ố suốt đời] vì mẹ uống thuốc tetracyclin khi mang thai [do người mẹ thiếu hiểu biết, tự ý mua thuốc dùng hoặc bác sĩ thiếu sót, không biết người bệnh mang thai]; trẻ em bị điếc do tiêm streptomycin quá liều bác sĩ quy định [do y tá thiếu trách nhiệm]...

Hiện nay, trên thị trường tân dược nước ta có tới 17 nhóm thuốc kháng sinh với khoảng 500 tên thuốc gốc và hàng ngàn tên biệt dược khác nhau [vì vậy nếu dùng tên biệt dược mà hỏi, nhiều khi đến cả dược sĩ, bác sĩ cũng không thể trả lời ngay được].

Không những thế, nhiều tên thuốc còn được gọi khác nhau, mỗi loại thuốc lại được bào chế dưới nhiều dạng như tiêm, uống, dùng ngoài. Trong đó, thuốc uống và thuốc dùng ngoài cũng có nhiều dạng như thuốc viên [viên nén, viên nén bao đường, viên bao tan trong ruột, viên nhộng...], thuốc nước [nhũ dịch, xi-rô, dung dịch], thuốc gói, thuốc cốm; viên đặt âm đạo; thuốc nước nhỏ mắt, nhỏ tai; thuốc mỡ tra mắt, bôi ngoài; thuốc phun sương xịt mũi... Vì vậy, các loại thuốc này phải được bác sĩ khám bệnh kê đơn mới được sử dụng.

5 điều cần lưu ý

Để bảo đảm an toàn mỗi khi phải sử dụng kháng sinh, xin nhắc lại những quy định cần thực hiện dưới đây:

1. Uống thuốc đúng liều, đúng khoảng cách thời gian, để bảo đảm trong cơ thể lúc nào cũng có đủ nồng độ lượng thuốc chống chọi với vi khuẩn. Ví dụ, trong đơn bác sĩ ghi uống 2 lần/ngày thì khoảng cách thời gian giữa 2 lần uống thuốc là 12 giờ. Uống thuốc đủ số ngày bác sĩ ghi trong đơn [một liệu trình] thường là 7 hoặc 10 ngày liền.

2. Nước uống thuốc: Tốt nhất là dùng nước đun sôi để nguội hay nước trà xanh [chè tươi hoặc chè búp khô] do nước trà xanh giúp kháng sinh đẩy nhanh tốc độ diệt vi khuẩn [theo công trình nghiên cứu của TS Mervat Kassem ở Đại học Alexandra - Ai Cập].

3. Những loại kháng sinh phải uống trong bữa ăn là các loại thuốc kích thích đường tiêu hóa, thuốc không bị giảm hấp thu do thức ăn, như: metronidazol, tinidazol; doxycyclin, tetracyclin; ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin [thường bác sĩ đã có ghi trong đơn thuốc].

4. Những loại kháng sinh phải uống xa bữa ăn [trừ các loại thuốc nêu trên], cụ thể là trước bữa ăn 2 giờ hoặc sau bữa ăn 3 giờ, do các loại thuốc này bị giảm hấp thu do thức ăn hoặc kém bền vững trong môi trường axít dịch vị.

5. Riêng loại viên bao tan trong ruột thì uống lúc nào cũng được.

Cần lưu ý: Trong thời gian dùng thuốc kháng sinh, không nên uống thuốc tránh thai mà phải dùng các biện pháp tránh thai khác. Không uống bia, rượu [nước chứa ethanol] khi dùng một số thuốc kháng sinh như thuốc chống lao, thuốc chứa metronidazol [dạng uống, tiêm, đặt âm đạo], erythromycin, tetracyclin; cephalosporin, clindamycin.

Hiện nay, nhiều cơ sở y tế chưa có điều kiện làm kháng sinh đồ, điều đó không chỉ gây nguy hại cho sức khỏe người bệnh mà còn làm gia tăng nhiều loại vi khuẩn kháng với kháng sinh.

Bác sĩ HOÀNG THANH SƠN

Thời gian thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể bao lâu?

Thứ Năm ngày 30/07/2020

  • Cách phối hợp 2 kháng sinh hiệu quả, an toàn
  • Báo động tình hình sử dụng kháng sinh ở Việt Nam
  • Phân biệt thuốc kháng sinh và kháng viêm giống - khác nhau thế nào?

Thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể bao lâu? Thuốc kháng sinh có tác dụng trong bao lâu? Hẳn rằng có rất nhiều người có chung một thắc mắc như vậy khi sử dụng thuốc kháng sinh. Hãy tìm câu trả lời ngay sau đây.

Có rất nhiều người thắc mắc thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể bao lâu? Thời gian nó có tác dụng làbao lâu? Hãy cùng tìm hiểu hành trình của một loại thuốc kháng sinh khi vào trong cơ thể con người để có được câu trả lời chính xác nhất ở bài viết sau đây.

Thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể như thế nào?

Thuốc có rất nhiều con đường để vào được trong cơ thể dưới nhiều dạng bào chế khác nhau. Thuốc kháng sinh là những thuốc làm kìm hãm hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Vì thế, đích cuối cùng của nó chính là xâm nhập vào máu đến các cơ quan đích bị nhiễm trùng và tìm diệt vi khuẩn.

Giai đoạn hòa tan thuốc kháng sinh

Các dạng bào chế khác nhau sẽ khác nhau về quá trình thâm nhập vào máu và cơ quan đích.

  • Đối với các thuốc kháng sinh tiêm truyền bằng đường tĩnh mạch thuốc sẽ đến ngay được máu và theo dòng máu đến các cơ quan.
  • Các thuốc kháng sinh đường uống như dạng viên nang, viên nén, dạng bột, dạng cốm cần quá trình hòa tan tại đường tiêu hóa.
  • Thuốc kháng sinh dạng lỏng như siro, dung dịch, hỗn dịch không cần hòa tan nhưng vẫn cần đi qua đường tiêu hóa chịu tác động của dịch tiêu hóa.

Thuốc kháng sinh được hòa tan ở dạ dày trước khi có tác dụng.

Giai đoạn hấp thu, phân bố

Thuốc kháng sinh được hấp thu chủ yếu tại ruột non. Giai đoạn phân bố thuốc trong cơ thể là giai đoạn thuốc vào máu, theo dòng máu đi khắp cơ thể. Tại các cơ quan đích, tác dụng dược lý của thuốc phụ thuộc nhiều đặc tính của thuốc và cơ quan. Với các thuốc kháng sinh như cefotaxim có thể vượt qua hàng rào máu não vào ổ nhiễm trùng trong các bệnh lý viêm não. Những thuốc này được lựa chọn đầu tay khi có nhiễm trùng não xảy ra.

Giai đoạn chuyển hóa thải trừ

Thuốc được chuyển hóa tại gan nhờ các enzym thành các chất ít độc tố hơn. Sau đó, các chất chuyển hóa được thải trừ qua thận. Khi các cơ quan này không được toàn vẹn, giảm chức năng thì nồng độ thuốc kháng sinh trong máu cao có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị và gây hại.

Thuốc kháng sinh có tác dụng trong bao lâu?

Để có tác dụng, thuốc kháng sinh cần duy trì được nồng độ diệt khuẩn của từng loại kháng sinh trong máu. Điều này khác với việc trong cơ thể còn thuốc kháng sinh hay không.

Thường thì kháng sinh phát huy tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, diệt khuẩn sau khoảng 48 - 72h. Lúc này, cơ thể sẽ giảm bớt các triệu chứng do nhiễm trùng gây ra như: giảm sốt, xét nghiệm bạch cầu giảm…

Thuốc kháng sinh được chỉ định sử dụng trong 5 - 7 ngày đối với hầu hết các nhiễm trùng nhẹ đến trung bình. Đối với nhiễm trùng nặng có thể dùng kháng sinh kéo dài đến hơn 20 ngày.

Đến khi các bằng chứng về sự viêm nhiễm được dập tắt như xét nghiệm bạch cầu tăng, các triệu chứng lâm sàng rầm rộ thì vẫn cần sử dụng kháng sinh. Khi nồng độ kháng sinh còn được duy trì trong máu thì thuốc kháng sinh vẫn còn tác dụng.

Thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể bao lâu mà vẫn có tác dụng diệt khuẩn?

Thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể bao lâu?

Để đánh giá sự thải trừ của thuốc kháng sinh trong cơ thể, chỉ số thời gian bán thải t1/2 được sử dụng. T1/2 được xem như tốc độ thải trừ của thuốc ra ngoài cơ thể. T1/2 là thời gian mà nồng độ thuốc trong máu giảm đi một nửa.

Với những kháng sinh có thời gian bán thải cao, 1 ngày chỉ phải dùng 1 liều duy nhất đủ để đảm bảo duy trì nồng độ diệt khuẩn của kháng sinh trong máu. Thời gian bán thải càng nhỏ số lần dùng kháng sinh trong ngày càng tăng từ 2 - 3 lần.

Như vậy, thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể bao lâu được đánh giá bằng thời gian bán thải của thuốc.

Ví dụ: thuốc kháng sinh Azithromycin rất hay được chỉ định trong các nhiễm khuẩn họng có thời gian bán thải rất cao lên đến 70h. Tức là sau 70h khoảng gần 3 ngày 50% thuốc mới được thải trử ra khỏi cơ thể. Vì thế, Azithromycin có chỉ định mỗi ngày chỉ dùng 1 lần và sử dụng chỉ trong 3 ngày trong mỗi đợt điều trị là đủ duy trì nồng độ thuốc trong máu. Azithromycin tồn tại trong cơ thể khá lâu mới được thải trừ hết.

Ngược lại, Spiramycin cùng nhóm kháng sinh macrorid có thời gian bán thải ngắn chỉkhoảng 6 - 8h. Sau 6 - 8 h đã có 50% thuốc được thải trừ. Vì thế, cần uống 2 - 3 lần 1 ngày kháng sinh spiramycin để điều trị nhiễm khuẩn răng miệng.

Thận là cơ quan thuốc kháng sinh được thanh lọc thải trử ra khỏi cơ thể.

Sử dụng kháng sinh như thế nào cho đúng?

Hiểu biết về thời gian thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể để tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Khi tuân thủ đúng các hướng dẫn sử dụngthuốc kháng sinh mới đem lại hiệu quả điều trị và không bị nhờn thuốc.

  • Lặp lại liều kháng sinh vào đúng thời gian vào ngày hôm sau. Tức là hôm nay bạn uống 1 liều kháng sinh thứ nhất vào 9h sáng thì 9h sáng hôm sau bạn cần lặp lại liều thứ 2. Điều này giúp duy trì nồng độ kháng sinh luôn ổn định trong máu để diệt khuẩn.
  • Không bỏ liều kháng sinh nào trong quá trình điều trị. Uống ngay lập tức liều tiếp theo nếu bị quên liều trước đó.
  • Tuân thủ thời gian điều trị kháng sinh. Không tự ý dừng thuốc khi thấy đỡ triệu chứng.
  • Uống đủ liều lượng kháng sinh. Liều kháng sinh có thể được cân đối lại theo cân nặng, độ tuổi hay chức năng gan, thận.

Thuốc kháng sinh rất thường được sử dụng trong cộng đồng. Thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể bao lâu? Có tác dụng trong bao lâu? Hy vọng với những thông tin trong bài viết, quý bạn đọc đã hiểu biết thêm về cách sử dụng kháng sinh như thế nào cho đúng.

Lâm Khuê

Nguồn tham khảo: BV 108, báo Sức Khỏe Đời Sống

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • vi khuẩn
  • virus
  • vi sinh
  • đề kháng
  • nhiễm trùng
  • sức đề kháng

Video liên quan

Chủ Đề