Vai trò của phương pháp định lượng

Nghiên cứu định lượng là việc thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở các số liệu thu được từ thị trường để đưa ra các kết luận về nghiên cứu thị trường thông qua việc sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý dữ liệu và số liệu.

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu định lượng thông qua bài viết Ví dụ về nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định lượng là gì?

Nghiên cứu định lượng là một khái niệm khá lạ lẫm đối với nhiều người, nhưng đối với những người làm các công việc liên quan đến nghiên cứu thì khái niệm này rất quen thuộc.

Nghiên cứu định lượng được hiểu là việc điều tra thực nghiệm có hệ thống về các hiện tượng quan sát được qua số liệu thống kê, toán học hoặc số hoặc kỹ thuật vi tính.

Nội dung của phân tích đinh lượng là thu thập số liệu từ thị trường, xử lý các số liệu này thông qua các phương pháp thống kế thông thường, mô phỏng hoặc chạy các phần mềm xử lý dữ liệu và đưa ra các kết luận chính xác.

Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là phát triển và sử dụng mô hình toán học, lý thuyết hoặc các giả thuyết liên quan tới các hiện tượng. Quá trình đo lường là trung tâm của nghiên cứu định lượng bởi vì nó cung cấp các kết nối cơ bản giữa quan sát thực nghiệm và biểu thức toán học của các mối quan hệ định lượng. Số liệu định lượng là bất kỳ dữ liệu ở dạng số như số liệu thống kê, tỷ lệ phần trăm…

Nghiên cứu định lượng thường được thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp khoa học, trong đó có thể bao gồm:

+ Thế hệ của các mô hình, lý thuyết và các giả thuyết

+ Sự phát triển của các công cụ và phương pháp đo lường

+ Kiểm nghiệm và thao tác của các biến

+ Thu thập số liệu thực nghiệm

+ Mô hình hóa và phân tích các dữ liệu

Bên cạnh nghiên cứu định lượng ta thường gặp khái niệm nghiên cứu định tính, nghiên cứu định tính là đặt câu hỏi rộng và thu thập dữ liệu từ hiện tượng hoặc người tham gia. Các nhà nghiên cứu tìm kiếm các chủ đề và mô tả các thông tin trong các chủ đề và các xu hướng đặc thù của tập hợp các thành viên tham gia.

Đặc điểm của nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng có các đặc điểm như sau:

+ Mục đích của nghiên cứu định lượng là đo lường, kiểm tra sự liên quan giữa các biến số dưới dạng thống kê. Đây là phương pháp dùng để tổng quát hóa kết quả nghiên cứu thông qua phân phối mẫu đại diện. Đôi khi các biến số cơ bản có tính chất định tính, chúng ta cần lượng hóa biến số để thực hiện nghiên cứu định lượng.

+ Các phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng có thể là cân, đo, sử dụng bảng câu hỏi có cấu trúc để phỏng vấn, ghi chép, tập hợp dữ liệu.

Vai trò của phương pháp định lượng

Ví dụ về nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu mẫu thiết kế chiếc điện thoại A và chiếc điện thoại B, chúng ta có thể đưa ra khảo sát bằng cách xếp hạng các tiêu chí cho người dùng lựa chọn. Kết quả đem lại có thể kết luật đến 90% sự thẩm mỹ về mẫu mã của chiếc điện thoại và có những sự thay đổi, cải tiến phù hợp hơn.

Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu định lượng

– Ưu điểm của phương pháp nghiên cứu định lượng

+ Phương pháp nghiên cứu định lượng có tính khái quát cao, độ tin cậy và tính đại diện của kết quả nghiên cứu định lượng khá cao.

+ Phương pháp nghiên cứu định lượng: Mất ít thời gian hơn để quản lý quá trình khảo sát. Thông thường bằng việc tận dụng công nghệ để thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng sẽ rất thuận tiện và tiết kiệm thời gian.

+ Phương pháp nghiên cứu định lượng mang tính khách quan vì các dữ liệu định lượng có thể được giải thích bằng phân tích thống kê dựa trên các nguyên tắc toán học nên phương pháp định lượng được coi là khá khoa học và hợp lý.

+ Phương pháp nghiên cứu định lượng giúp cho quá trình phân tích nhanh hơn: Có thể tận dụng các phần mềm phân tích để giúp phân tích, xử lý lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác, đồng thời giảm khả năng bị lỗi kỹ thuật.

– Những hạn chế của phương pháp nghiên cứu định lượng

+ Chi phí nghiên cứu định lượng cao vì nhu cầu tổng quát hóa lượng mẫu nghiên cứu lớn, nên chi phí thực hiện một đề tài nghiên cứu với phương pháp định lượng sẽ rất cao.

+ Có nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động đến đối tượng được nghiên cứu, nên đôi khi câu trả lời sẽ không chính xác

Sự khác nhau giữa phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính

– Khái niệm

+ Nghiên cứu định tính là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học.

+ Nghiên cứu định lượng là việc thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở các số liệu thu được từ thị trường để đưa ra các kết luận về nghiên cứu thị trường thông qua việc sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý dữ liệu và số liệu.

– Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp nghiên cứu định tính

 Phỏng vấn sâu: phỏng vấn không cấu trúc; phỏng vấn bán cấu trúc; phỏng vấn cấu trúc hoặc hệ thống.

Thảo luận nhóm: thảo luận tập trung; thảo luận không chính thức.

Quan sát tham dự:

+ Nghiên cứu định lượng thường được thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp khoa học, trong đó có thể bao gồm: Thế hệ của các mô hình, lý thuyết và các giả thuyết; Sự phát triển của các công cụ và phương pháp đo lường; Kiểm nghiệm và thao tác của các biến; Thu thập số liệu thực nghiệm; Mô hình hóa và phân tích các dữ liệu

– Cách thức lập bảng hỏi

+ Nghiên cứu định tính: không theo thứ tự; câu hỏi mở; câu hỏi dài; câu hỏi gây tranh luận.

+ Nghiên cứu định lượng:  theo thứ tự; câu hỏi đóng – mở; câu hỏi được soạn sẵn; câu hỏi ngắn ngọn, xúc tích; câu hỏi không gây tranh luận

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Ví dụ về nghiên cứu định lượng. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp. Xin cảm ơn!

Nguyễn Thị Phương K1I.Phương pháp nghiên cứu định lượng trong nghiên cứu khoa học1. Khái niệm và vai trò nghiên cứu định lượng- Khái niệm: Nghiên cứu định lượng là những nghiên cứu hướng vào việc thiết kếnhững quan sát định lượng các biến, phương pháp đo lường, phân tích và giảithích mối quan hệ giữa các biến bằng các quan hệ định lượng.- Vai trò:• Nhằm mô tả lại thị trường thông qua các số liệu thống kê• Khái quát hóa kết quả trong mẫu nghiên cứu và suy diễn cho toàn bộ tổng thểnghiên cứu• Kếtquả nghiên cứu có thể được sử dụng cho phân tích và dự báo• Hỗ trợ cho nghiên cứu định tính bằng cách nhận biết các nhóm cần nghiên cứusâu2. Các phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng- Phương pháp quan sátƯu điểm đầu tiên của phương pháp quan sát là đưa ra nhiều mục tiêu hơn sửdụng câu hỏi . Khi sử dụng phương pháp quan sát nhân viên khảo sát không đượcdựa vào những gì những người được phỏng vấn trả lời hoặc là sẽ nói.- Điều tra mẫu câu hỏiMột dạng trong những kiểu nghiên cứu tại hiện trường thường được sử dụnglà bộ câu hỏi. Kỹ thuật có thể được sử dụng để kiểm tra chương trình kế hoạchMarketing mang tính quốc gia về một sản phẩm mới trong một khu vực địa lý giớihạn. Một bộ câu hỏi có chất lượng phải có những đặc điểm sau:••Phải có tính bao quát, toàn diện.Phải riêng cho từng khu vực thương mại3. Dữ liệu trong nghiên cứu định lượng- Dữ liệu thứ cấp: sách, báo, tạp chí, ghi âm phỏng vấn, các hình ảnh, các đoạnphim,... Chi phí thấp nhưng độ tin cậy không cao• Ưu điểm+ Tiết kiệm thời gian, chi phí thu thập dữ liệu+ Đảm bảo sự kín đáo trong nghiên cứu+ Giúp cho việc thực hiện các nghiên cứu dài hạn có so sánh, đối chiếu.+ Tạo lợi thế trong so sánh và phân tích dữ liệu trong bối cảnh+ Có tính lâu dài và ổn định• Nhược điểm+ Dữ liệu thu thập đó có thể không phù hợp với nhu cầu của nhà khoa học+ Việc truy cập có thể khó khăn và tốn kém+ Các định nghĩa hay là cách thức xử lý dữ liệu có thể không phù hợp chonghiên cứu+ Chất lượng dữ liệu không phải bao giờ cũng được kiểm soát- Dữ liệu sơ cấp: để có được dữ liệu này thì chúng ta phải cần phải tiến hàng khảosát, điều tra. Mặc dù tốn chi phí và thời gian nhưng độ tin cậy của thông tin caohơn.• Ưu điểm+ Độ tin cậy cao+ Có thể điều tra nhiều đơn vị+ Có thể đề cập đến nhiều vấn đề+ Các định nghĩa hay là cách thức xử lý dữ liệu phù hợp cho nghiên cứu+ Chất lượng dữ liệu bao giờ cũng được kiểm soát• Nhược điểm+ Chi phí cao+ Tốn thời gian+ Đầu tư nhiều+ Không đảm bảo được tín bảo mật4. Chọn mẫu nghiên cứu trong nghiên cứu định lượng- Quy trình chọn mẫu• B1: Xác định tổng thể cần nghiên cứu• B2: Xác định khung chọn mẫu• B3 Xác định kích thước mẫu• B4: Xác định phương pháp chọn mẫu• B5: Tiến hành chọn mẫu và điều tra- Các phương pháp chọn mẫu• Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên: là phương pháp chọn mẫu mà khảnăng được chọn vào tổng thể mẫu của các đơn vị tổng thể đều như nhau.Gồm có các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên+ Chọn mẫu đơn giản:+ Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống+ Chọn mẫu cả khối+ Chọn mẫu phân tầng+ Chọn mẫu nhiều giai đoạn• Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên: là phương pháp chọn mẫu mà cácđơn vị trong tổng thể chung không có khả năng ngang nhau để được chịnvào mẫu nghiên cứuCác phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên+ Chọn mẫu thuận tiện+ Chọn mẫu phán đoán+ Chọn mẫu định mức+ Phương pháp quả cầu tuyết5. Xử lý dữ liệu- Phân tích thống kê mô tảLà các kỹ thuật phân tích đơn giản nhất của một nghiên cứu định lượng.cácđại lượng thống kê mô tả:STT12Đại lượngTrung bìnhTrung vị345ModePhương saiĐộ lệch chuẩn6Khoảng biến thiên78Giá trị nhỏ nhấtGiá trị lớn nhấtÝ nghĩaTrung bình cộng các giá trịGiá trị chia số lượng quan sát trongmẫu nghiên cứu ra làm đôiGiá trị tần số xuất hiện lớn nhấtBình phương độ lệch chuẩnĐo mức độ phân tán xung quanhgiá trị trung bìnhKhoảng cách giữa giá trị lớn nhấtvà nhỏ nhấtGiá trị nhỏ nhấtGiá trị lớn nhất-Các phân tích chuyên sâu khác• Phân tích nhân tố• Phân tích độ tin cậy• Phân tích hồi quy