Vẻ đẹp của sông Hương dưới góc nhìn địa lý

Hướng dẫn Phân tích vẻ đẹp của sông Hương qua góc nhìn địa lý ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 

I. Mở bài: 

– Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường, là một những nhà văn chuyên về bút kí. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trí tuệ, nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều.

– Tác phẩm: là bút kí xuất sắc nhất, viết tại Huế, in trong tập sách cùng tên.

II. Thân bài

– Cảnh sắc thiên nhiên đa dạng, quyến rũ:

+ Sông Hương trong không gian trường sơn:

+ so sánh “như một bản trường ca của rừng già” vừa hùng vĩ, hùng tráng, lại trữ tình

+ chảy qua dặm dài đỗ quyên rừng, trở nên dịu dàng, say đắm.

– so sánh Sông Hương như “một cô gái digan phóng khoáng và man dại”

+ giống như một bộ tộc du mục -> một lối sống tự do, mạnh mẽ, có phần man dại. 

+ vũ khúc -> tình tứ, cháy bỏng

– Sông Hương như một người mẹ của vùng văn hóa xứ xở

+ mang vẻ đẹp dịu dàng trí tuệ

+ lặng lẽ, âm thầm cống hiến

* Sông Hương trong không gian châu hóa:

– mang hình ảnh “người gái đẹp” bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài: chuyển dòng một cách liên tục, vòng khúc quanh đột ngột…

+ gặp chướng ngại vật 

+ xanh thẳm

+ mềm như tấm lụa

+ ánh lên phản quang nhiều màu

+ lăng tâm

+ bừng sáng

=> Đây là hành trình đi tìm người yêu của Sông Hương nên Sh thay đổi hoàn thiện mình khoe hết vẻ đẹp để dâng tặng người yêu

* Ở kinh thành Huế

– bắt đầu vào thành phố: người tình vui tươi duyên dáng 

+ nhận dấu hiệu đầu tiên biền bãi..

+ làm dáng lần cuối

– lòng thành phố: điệu slow dành riêng cho Huế

– rời khỏi thành phố: là người tình dịu dàng và chung thủy

 * Nghệ thuật:

– đoạn văn súc tích, đầy chất thơ

– ngôn ngữ sinh động, hấp dẫn

– tinh tế, tài hoa

III. Kết bài 

Nêu ý nghĩa đoạn trích, nêu cảm nghĩ bản thân.

    Hoàng Phủ Ngọc Tường được xem như cây bút dành cho Huế. Hình ảnh Huế trong những trang văn của ông hiện lên không những uyên bác, hấp dẫn mà còn tài hoa, khiến người đọc không khỏi cảm thán. Trong đó, ta không thể quên tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông, ấn tượng hơn cả về cách miêu tả của ông dành cho Sông Hương ở góc độ địa lí.

    Như người nghệ sĩ hiểu thấu tâm hồn vị cố hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dùng ngòi bút điêu luyện đi đến từng ngõ ngách trong tâm hồn “cô gái Huế” từ khi còn mang những nét thơ dại và hoang dã, đến khi trưởng thành, là một cô gái đẹp tìm về với tiếng gọi của trái tim. Hành trình sông Hương không những độc đáo, sắc nét, mà còn gợi cho ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.

    Giữa núi rừng trường sơn, Sông Hương hiện lên hệt như một bản “trường ca của rừng già” vừa hùng vĩ, hùng tráng, “mãnh liệt qua những ghềnh thác” “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn” Sông Hương hệt như một bản trường ca sinh động giữa núi rừng trường sơn bạt ngàn hoang sơ và hùng vĩ. Tuy nhiên, nó cũng không kém phần trữ tình, khi Sông Hương đổi sắc qua những dặm dài chói lọi của hoa đỗ quyên rừng mang một thứ mà gọi như “dịu dàng và say đắm”. Giữa lòng trường sơn, sông Hương hiện lên với vẻ nữ tính đầy hoang dại, vừa phóng khoáng say mê, lại quyến rũ như một “cô gái di gan” và cũng vì “rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Sông Hương còn đảm nhiệm vị trí quan trọng khi là một người “mẹ phù sa c ủa một vùng văn hóa xứ sở” Sông Hương tuyệt đẹp, bởi vẻ đẹp của sự trí tuệ và dịu dàng biết mấy. Bước tới vùng châu thổ, neo ngòi bút qua những khu vực sông Hương miệt mài chảy qua, tác giả đã kể lại cho ta một hành trình của cô gái đẹp bừng tỉnh được đánh thức khi tìm thấy người mình hằng mong chờ. Đặc tả qua các chi tiết, khi thì vượt chướng ngại vật, khi thì nhuốm sắc xanh của núi rừng bạt ngàn màu lá biếc, khi lại mềm như tấm lụa khi vượt qua Vọng Cảnh, Tam Thai… lúc lại ánh lên rực rỡ “sớm xanh trưa vàng chiều tím” bước qua lăng tẩm, Sông Hương cũng trở thành một nét mặt nghiêm trang, trầm uất, trầm mặc biết mấy. Nhưng khi vừa nghe thấy tiếng gọi con tim, khi nghe tiếng thành phố Huế đương vẫy gọi, Sông Hương chợt như tỉnh giấc, vui tươi hẳn lên, và qua đây cũng chính là hành trình để sông hương hoàn thiện mình, mang đến vẻ đẹp hoàn thiện nhất dâng tặng cho người mình yêu.

     Ở kinh thành Huế, khi bắt đầu vào thành phố, Sông Hương vui tươi như người tình duyên dáng, vì bắt đầu nhận ra những dấu hiệu đầu tiên của người yêu, như biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, hay cây cầu như vầng trăng non. Tại đây Sông Hương cất lên tiếng “vâng” như sự làm dáng cuối cùng. Bước vào lòng thành phố, với mực nước thiệt chậm, HPNT đã ví Sông Hương như dành cho Huế “điệu slow dành riêng cho Huế” vì Sông Hương đoạn này có lưu tốc rất chậm. Như là 1 mặt hồ yên tĩnh, so sánh với lưu tốc dòng sông Neva vốn chảy rất nhanh ta càng thấy yêu quý điều đặc biệt này của Sông hương. Cuộc vui nào rồi cũng sẽ tan, đến lúc từ biệt thành phố, Sh hiện lên như “người tình dịu dàng và chung thủy” hình ảnh này rất đỗi đẹp đẽ, khiến ta nhận ra như vẻ đẹp tự nhiên của Sông Hương, cũng tượng trưng cho tấm lòng chung thủy của “người dân nơi châu hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ xở” Bằng bút pháp nghệ thuật thuật độc đáo, chất thơ, chất trữ tình cùng lời văn hấp dẫn, vốn hiểu biết, diễn tả phong phú, điêu luyện. Hoàng Phủ Ngọc Tường quả xứng đáng khi mệnh danh là cây bút dành riêng cho Huế, mỗi vẻ đẹp của Huế hiện lên qua trang văn của ông đều hết sức tươi mới, đẹp đẽ và cuốn hút bạn đọc.

    Hoàng Phủ Ngọc Tường  đã để lại trong lòng bạn đọc nhiều dư vị về một Sông Hương quá đỗi đẹp đẽ qua góc độ địa lí. Không những khiến ta có thêm hiểu biết sâu sắc, mà còn giúp ta nhận ra những giá trị, ý nghĩa độc đáo của dòng sông này. Và chắc chắn Sông Hương sẽ mãi là bản tình ca, là khúc hát khó quên trong lòng bạn đọc muôn thế hệ, hôm nay và mai sau.

—/—

Như vậy, Wikichiase đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay Phân tích vẻ đẹp của sông Hương qua góc nhìn địa lý để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !

Đăng bởi: Wikichiase.com

Chuyên mục Giáo dục

[Văn mẫu lớp 12] – Anh chị hãy phân Phân tích Vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn địa lý – dòng sông “thuộc về một thành phố duy nhất” trong bài “Ai đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Đề bài: Phân Tích Vẻ Đẹp Của Sông Hương Qua Góc Nhìn Địa Lý – dòng sông “thuộc về một thành phố duy nhất” trong bài “Ai đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bài Làm

Từ xưa đến nay, thiên nhiên luôn là một nguồn cảm hứng vô tận với các nhà thơ, nhà văn tìm đề tài sáng tác. Nếu như những thi nhân, văn nhân trung đại hướng tâm hồn mình với mây, hoa, tuyết, nguyệt, cầm, kỳ, thi, tửu – những thú vui tao nhã ở đời thì những tác giả hiện đại lại hướng ngòi bút của mình về những cảnh sắc thiên nhiên của đất nước. Và sông nước chính là một trong những cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy. Dòng sông với dòng nước chảy, với lịch sử hình thành cũng như những đặc điểm độc đáo về địa lý đã khơi gợi trong lòng các nhà văn những cảm xúc dạt dào nhất khiến họ phải cầm bút và sáng tạo nghệ thuật. Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một tác phẩm như thế. Tác phẩm ra đời từ chính sự thôi thúc trước cái đẹp của nhà văn.

Tác phẩm được viết năm 1981 bằng tình yêu, sự gắn bó hơn nửa cuộc đời với mảnh đất, cảnh vật, con người xứ Huế. Tác phẩm được in trong tập bút kí cùng tên năm 1986.

Phân Tích Vẻ Đẹp Của Sông Hương Qua Góc Nhìn Địa Lý – dòng sông “thuộc về một thành phố duy nhất” trong bài “Ai đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Đoạn trích được mở đầu bằng một nhận xét mang đậm tính chủ quan về dòng sông Hương: “Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”.  Nhà văn không dừng lại ở việc ngắm nhìn khuôn mặt kinh thành với vẻ đẹp sang trọng, cổ kính của sông Hương trong thành phố Huế, ông khao khát ngược dòng không gian, tìm về cội nguồn của dòng sông nơi đại ngàn để khám phá những vẻ đẹp bí ẩn, những sức mạnh tiềm tàng được đóng kín trong phần tâm hồn sâu thẳm của dòng sông trước khi nó về với Huế. Hình ảnh so sánh “bản trường ca của rừng già” khiến sông Hương hiện ra với chiều dài, chiều rộng bao la và dòng chảy mãnh liệt trong sự ngưỡng mộ và trân trọng của nhà văn. Phép điệp cấu trúc cùng những động từ giàu sắc thái biểu cảm như tái hiện âm hưởng hùng tráng, mạnh mẽ của con sông giữa những cánh rừng đại ngàn. Những hình ảnh đối lập làm bật lên những vẻ đẹp đa dạng, độc đáo của sông Hương khúc thượng nguồn.

Những cô gái bô-hê-miêng xinh đẹp và bí ẩn với tính cách mạnh mẽ, phóng túng, ưa tự do, ca hát, nhảy múa đã được gán cho dòng chảy hoang dã khiến cho sông Hương khúc thượng nguồn càng trở nên quyến rũ, đắm say. Sự dịu dàng như một cái bến bình yên sau những thác nghềnh, sóng gió   Nhà văn lý giải sự tương phản của sông Hương ở hai khúc thượng lưu và hạ lưu không phải bằng những kiến thức địa lý đơn thuần mà còn bằng cái nhìn suy tư, thấm đẫm tình yêu. Với cách nhìn ấy, sông Hương trong thành Huế vẫn sẽ mang vẻ đẹp bình lặng nhưng không tẻ nhạt, đơn điệu mà thâm trầm, sâu sắc. Đó là vẻ đẹp kín đáo của con người tuyệt đối không muốn bộc lộ cái quá khứ của nửa cuộc đời đầu oanh liệt đã vĩnh viễn ở lại với những cánh rừng đại ngàn.  “… hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng” .

Tiếp đến là những hình ảnh ngoại vi thành phố Huế. Tác giả sử dụng một loạt động từ mang sắc thái nhân hóa, sông Hương như bừng thức sức sống trẻ trung và niềm khát khao thanh xuân. Những cô gái đẹp nằm ngủ trong mơ màng. Hành trình đầy gian truân để gặp “người tình mong. Đoạn văn miêu tả đã cho thấy vẻ đẹp của sông Hương chính là sự bắt bóng kì diệu vẻ đẹp của quần thể thiên nhiên thơ mộng xứ Huế. Thiên nhiên Huế như nguồn phù sa tuyệt vời bồi đắp vẻ đẹp nên thơ cho dòng sông Hương – người con gái dịu dàng của mình Bức tranh sông Hương còn được vẽ bởi một bàn tay nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật phối màu  . Sông Hương thực sự là một bức tranh với những nét vẽ huyền ảo, những sắc màu thơ mộng 

Sông Hương hiện ra như một bức tranh lụa huyền ảo với những đường nét mềm mại, hài hòa, tinh tế. Qua cách cảm nhận của âm nhạc, sông Hương đẹp như một điệu slow chậm rãi, trữ tình, sâu lắng

Chất nhạc của dòng sông cũng được thể hiện qua những âm thanh của chính dòng sông và cảnh . Chất nhạc trước hết thể hiện ở chính âm hưởng, nhịp điệu, tiết tấu của văn bản ngôn từ. Chất nhạc còn hiện ra qua cách nhà văn miêu tả nhịp điệu dòng chảy của sông Hương. Đó là âm thanh gợi cõi vô thường, huyền hoặc của tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia Âm thanh nồng ấm thân yêu của những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà Âm thanh không lời của một tình yêu e ấp Âm thanh của chính dòng sông được ví như người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya với tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya Âm thanh được gợi ra trong những liên tưởng đến nền âm nhạc cổ điển Huế – một giá trị văn hóa đặc sắc của cố đô được sinh thành và tồn tại trên chính dòng sông . Sông Hương thực sự như một bản nhạc êm đềm giữa lòng thành phố Huế.

Tóm lại, bằng những so sánh, nhân hóa đặc sắc, những liên tưởng mang đậm chất trữ tình khiến sông Hương hiện ra thủy chung và tình tứ giữa thành phố quê hương; vừa dịu dàng, mềm mại như bức tranh lụa huyền ảo, vừa tha thiết, đắm say như một bản nhạc êm đềm .

 >> XEM THÊM:

  • Ý Nghĩa Lời Đề Từ Người Lái Đò Sông Đà
  • Tóm Tắt Truyện Ông Già Và Biển Cả

Video liên quan

Chủ Đề