Ví dụ biện pháp tu từ phóng đại

Biện pháp tu từ là gì? các biện pháp tu từ, hôm nay chúng ta cùng ôn tập tổng hợp cùng ví dụ cụ thể cho các bạn lớp 6,… lớp 9 có thể hiểu nhanh nhất, cùng kienthucviet.vn tham khảo bài sau:

Ví dụ biện pháp tu từ phóng đại
Các biện pháp tu từ

Các biện pháp tu từ

So sánh

Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Cấu tạo: mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:

  • Vế A: nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.
  • Vế B: nêu tên sự vật, sự việc được dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A.
  • Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.
  • Từ ngữ chỉ ý so sánh ( gọi tắt là từ so sánh).
  • Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể thay đổi ít nhiều:
  • Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.
  • Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.

Các kiểu so sánh:

Ví dụ: Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

  • So sánh không ngang bằng:

Ví dụ: Những ngôi sao thức ngoài kia

           Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Vai trò: Tăng sức gợi hình, gợi cảm trong ca dao, trong thơ, trong miêu tả, trong nghị luận.

Nhân hóa

Khái niệm: Nhân hoá là tả hoặc gọi con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Các kiểu nhân hóa:

  • Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
  • Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
  • Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

Cách sử dụng: Dùng nhiều trong thơ ca, văn miêu tả, thuyết minh.

Ẩn dụ

Khái niệm: Ẩn dụ là tên gọi sự vật hiện tượng này bằng tên gọi sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.

Các kiểu ẩn dụ:

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa choanh nằm

Về thăm nhà Bác làng sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng (trong ví dụ này, còn có cả ẩn dụ cách thức “thắp”: nở hoa)

Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người

  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

Một tiếng chim kêu sáng cả rừng

Hay: Nói ngọt lọt đến xương.

Cách sử dụng: Chọn nét tương đồng để tạo ẩn dụ tăng hiệu quả biểu đạt trong văn miêu tả, thuyết minh, nghị luận, sáng tác thơ ca…

Hoán dụ:

Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Các kiểu hoán dụ:

  • Lấy một bộ phận để gọi toàn thể:

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành công                

(Hoàng Trung Thông)

“Bàn tay” : người lao động.

Hay:

Một trái tim lớn lao đã từ giã cuộc đời

Một khối óc lớn đã ngừng sống.

( Xuân Diệu, Viết về Na-dim Hít-mét)

“Một trái tim”,”một khối óc” để chỉ cả “con người” ở câu của Xuân Diệu.

  • Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng:

Vì sao trái đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên Người :Hồ Chí Minh

“trái đất”: nhân loại.

  • Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật có dấu hiệu:

“Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.

(Tố Hữu)

“Áo chàm” : đồng bào Việt Bắc.

Hay:

Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân

(Nguyễn Du)

“Sen” – mùa hạ, “cúc” – mùa thu.

  • Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

(Ca dao)

“Một cây”:số lượng ít, đơn lẻ;”Ba cây”: số lượng nhiều,sự đoàn kết.

So sánh ẩn dụ và hoán dụ

  • Giống nhau: Đều dùng cái này để nói cái khác làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
  • Khác nhau: Ẩn dụ : quan hệ tương đồng (nét giống nhau)

Hoán dụ: quan hệ tương cận (gần gũi).

  • Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô,tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Ví dụ: Khỏe như voi; Chậm như rùa,….

  • Nói giảm nói tránh: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn,ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Ví dụ:

Bác đã đi rồi sao Bác ơi

Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời

Liệt kê

Khái niệm: liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.

Các kiểu liệt kê:

  • Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
  • Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với lệt kê không tăng tiến.

Điệp ngữ:

Khái niệm: Khi nói hoặc niết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngừ ( hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngừ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

Các kiểu điệp ngữ:

Vd: Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua,kẻ thù nào cũng đánh thắng.

(Hồ Chí Minh)

Vd: Anh đã tìm em rất lâu,rất lâu

Cô gái ở Thạch Kìm,Thạch Nhọn.

  • Điệp ngữ liên hoàn (còn được gọi là điệp ngữ vòng hay điệp ngữ chuyển tiếp)

Vd: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,

Thấy xanh xanh nhữngmấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.

(Chinh phụ ngâm)

Chơi chữ

Khái niệm: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Các lối chơi chữ:

  • Dùng từ ngữ đồng âm; dùng lối nói trại âm ( gần âm); dùng cách điệp âm; dùng lối nói lái; dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
  • Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố,…làm cho câu văn lời nói được hấp dẫn và thú vị.

Các bạn đã vừa xem xong bài viết các biện pháp tu từ, kiên thức tiếp theo là khái niệm từ láy và từ ghép cũng như cách phân biệt, và rất nhiều đề tài môn văn khác được kienthucviet.vn chia sẻ.

Nói quá là gì, cho ví dụ biện pháp nói quá Lớp 8

Trong các tác phẩm văn học hoặc trong đời sống ngày chắc chắn chúng ta thường bắt gặp việc sử dụng nói quá. Vậy nói quá là gì?tác dụng của biện pháp nói và các ví dụ về biện pháp tu từ này.Thông tin bài học hôm nay sẽ được chuyển tải ngay bên dưới.

Ví dụ biện pháp tu từ phóng đại

Khái niệm về nói quá

Nói quá là gì?

Trên mạng có rất nhiều khái niệm về nói quá, về cơ bản tất cả đều đúng nhưng nên dựa vào SGK có tính chuẩn xác cao nhất. Theo SGK Văn 8 nói quá là một biện pháp tu từ nhằm phóng đại mức độ, quy mô, tính chất sự việc, hiện thường với mục đích chính là tạo ấn tượng, tạo điểm nhấn, tăng sức biểu cảm cho diễn đạt.

Tác dụng của biện pháp nói quá

Nói quá là phép tu từ thường dùng nhằm tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Nói quásử dụng trong khẩu ngữ hàng ngày như lo sốt vó, buồn nẫu ruột, tức sôi máu, vắt chân lên cổ, mệt đứt hơi…

Không chỉ vậy phép tu từ nói quá còndùng trong các tác phẩm văn học cụ thể như các bài ca dao, châm biếm, anh hùng ca.

Ví dụ

Bài toán khó quá nghĩ nát óc mà không ra.

=> “Nghĩ nát óc” là phép nói quá.

Tây Thi có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

=> “nghiêng nước nghiêng thành”là phép nói quá.

Gần tới kì thi cuối kỳ, Nam lo sốt vó.

=> “lo sốt vó”phép nói quá.

Bị điểm kém, Hà khóc như mưa.

“khóc như mưa” phép nói quá diễn tả khóc nhiều.

Phân biệt nói quá và nói khoác

Học sinh cần phân biệt rõ ràng giữa nói quá và nói khoác tránh nhầm lẫn khi sử dụng trong đời sống cũng như khi diễn đạt trong các bài tập làm văn.

Nói quá: nói đúng sự thật (tích cực), là biện pháp cường điệu tạo ấn tượng, tăng biểu cảm.

Nói khoác: nói sai sự thật (tiêu cực), mục đích khoe khoang là chính. Không những không có giá trị biểu cảm mà cònkhiến người khác có thể hiểu nhầm, sai ý nghĩa.

Như vậy, sau bài này học các em cần phải hiểu nói quá là gì? tác dụng và đưa ra được các ví dụ minh họa. Có như vậy mới sử dụng đúng cách và chuẩn xác nhằm tăng biểu cảm cho diễn đạt.

Xem thêm >>> Nói quá là gì? Biện pháp nói quá có tác dụng gì?

Hướng dẫn soạn bài Nói quá

I. Nói quá và tác dụng

1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Với câu “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

=> Sự phóng đại mức độ, tính chất nội dung sự việc.

2. Khi nói như vậy sẽ diễn tả cường điệu sự vật quá mức bình thường mục đích sẽ nhấn mạnh sự việc, hiện tượng đó. Như vậy sự vật hiện tượng không bị phóng đại quá mức nhưng vẫn có mục đích nhấn mạnh.

II. Luyện tập

1. a. Nói quá về sức người, nhưng rất đúng : bàn tay con người có thể biến sỏi đá thành cơm.

b. Nhấn mạnh dù vết thương có đau vẫn có thể đi bất cứ đâu – đi lên đến tận chân trời.

c. Nói quá về lời nói của con người của con người có quyền hành, sức mạnh mỗi lời nói ra là người khác phải nghe theo. “Thét ra lửa” nói về nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo.

2. a. Ở nơi mà chó ăn đá gà ăn sỏi đến cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

b. Nhìn thấy tội ác của giặc ai ai cũng bầm gan tím ruột.

c. Cô Nam tính tình xởi lợi ruột để ngoài da.

d, e Các em tự làm.

3. Đặt câu có sẵn về nói quá:

– Thúy Kiều có vẻ đẹp nghiên nước nghiêng thành.

– Sơn Tinh thưở xưa dời non lấp biển.

– Những chiến sĩ mình đồng da sắt.

– Nghĩ đã nát óc mà vẫn chưa hiểu bài toán này.

4. Tìm ra 5 thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá trong câu.

– Khỏe như voi.

– Nhanh như cắt.

– Ngủ như heo

– Hiền như đất.

– Chậm như rùa.

5. Thảo luận (Các em tự làm)

Vừa rồi chúng tôi đã giải nghĩa nói quá là gì? Tác dụng và hướng dẫn soạn bài nói quá trong chương trình ngữ văn 8. Chúc các bạn học tốt.

Thuật Ngữ -
  • Thuật ngữ là gì? Nêu ví dụ (Ngữ Văn 9)

  • Từ tượng thanh từ tượng hình là gì? cho ví dụ minh họa

  • Từ mượn là gì, ví dụ về từ mượn Lớp 6

  • Danh từ là gì trong tiếng Việt (lớp 6)

  • Truyền thuyết là gì, đặc trưng của truyền thuyết Lớp 6

  • Đại từ trong Tiếng Việt là gì? Phân loại và ví dụ

  • Từ đồng âm là gì? Từ đồng nghĩa là gì? Ví dụ minh họa