Vị dụ minh hóa cho bằng chứng sinh học phân tử đó là

Bằng chứng sinh học phân tử chứng minh mọi sinh vật trên trái đất có chung một nguồn gốc là:

I. Mọi sinh vật đều sử dụng chung một loại mã di truyền.

II. Đều sử dụng hơn 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin.

III. Những loài có quan hệ họ hàng gần thì trình tự các axit amin và trình tự các nuclêôtit càng giống nhau.

IV. Mọi sinh vật được cấu tạo từ tế bào.

Phương án đúng là:


A.

B.

C.

D.

I. BẰNG CHỨNG GIẢI PHẪU SO SÁNH

- Cơ quan tương đồng là những cơ quan tương ứng trên cơ thế, có cùng  nguồn gốc từ một cơ quan ở loài tổ tiên, ở các loài khác nhau có thể thực hiện những chức năng khác nhau.

- Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng, nhưng nay không còn chức năng hay chức năng bị tiêu giảm. Ví dụ: Ruột thừa, xương cùng ở người.

→ Sự tương đồng về đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung.

II. BẰNG CHỨNG PHÔI SINH HỌC

-­ Các loài có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau, nhưng lại có các giai đoạn phát triển phôi rất giống nhau:

+ 18 ­ - 20 ngày: còn dấu vết khe mang ở phần cổ.

+ Phôi 1 tháng: não chia năm phần giống não cá.

+ Được 2 tháng: phôi vẫn còn đuôi dài.

+ Phôi 3 tháng: các ngón chân đối diện các ngón khác.

+ 5 - ­ 6 tháng: có 1 lớp lông mịn bao phủ.

→ Kết  luận: Sự giống nhau trong phôi chứng tỏ các loài có chung nguồn gốc. Các loài có họ hàng gần gũi thì sự phát triển phôi càng giống nhau và ngược lại.

III. BẰNG CHỨNG ĐỊA LÍ SINH VẬT HỌC

1. Khái niệm

- Địa lí sinh vật học là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố của các loài trên trái đất.

2. Bằng chứng địa lí sinh vật học

-­ Nhiều loài phân bố ở các vùng địa lí khác nhau nhưng lại giống nhau về một số đặc điểm đã được chứng minh là chúng bắt nguồn từ một loài tổ tiên, sau đó phát tán sang các vùng khác.

-­ Điều này cũng cho thấy sự giống nhau giữa các loài chủ yếu là do có chung nguồn gốc hơn là do chịu sự tác động của môi trường.

IV. BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ

1. Bằng chứng sinh học phân tử

-­ Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin của cùng một loại prôtêin càng giống nhau.

-­ Các loài có quan hệ họ hàng càng gần thì sự sai khác về trình tự các nuclêôtit càng ít.

→ Nguyên nhân: Các loài vừa mới tách nhau ra từ một tổ tiên chung nên chưa đủ thời gian để chọn lọc tự nhiên có thể phân hóa làm nên sự sai khác lớn về cấu trúc phân tử.

2. Bằng chứng tế bào học

-­ Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Các tế bào đều có thành phần hóa học và nhiều đặc điểm cấu trúc giống nhau.

- Các tế bào của tất cả sinh vật hiện nay đều dùng chung một loại mã di truyền, đều dùng 20 loại axit amin để cấu tạo prôtêin.

→ Chứng tỏ sinh vật tiến hóa từ một nguồn gốc chung.

Page 2

SureLRN

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Bằng chứng sinh học phân tử là những điểm giống và khác nhau giữa các loài về?” cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Sinh học 12.

Trắc nghiệm: Bằng chứng sinh học phân tử là những điểm giống và khác nhau giữa các loài về?

A. Trình tự các nucleotit trong các gen tương ứng

B. Đặc điểm sinh học và biến cố địa chất

C. Cấu tạo trong của các nội quan.

D. Các giai đoạn phát triển phôi thai.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Trình tự các nucleotit trong các gen tương ứng.

Giải thích:

Bằng chứng sinh học phân tử là những điểm giống và khác nhau giữa các loài về trình tự các nucleotit trong các gen tương ứng.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về Các bằng chứng tiến hóa nhé!

Kiến thức tham khảo về Các bằng chứng tiến hóa

Các bằng chứng tiến hóa được chia ra làm 2 loại là: Bằng chứng tiến hóa trực tiếp và bằng chứng tiến hóa gián tiếp.

I. Bằng chứng tiến hóa trực tiếp

- Bằng chứng trực tiếp chính là các hóa thạch.

- Hóa thạch là các di tích của sinh vật đã từng sinh sống trong các thời đại địa chất còn lưu lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất.

- Hóa thạch có ý nghĩa rất to lớn trong nghiên cứu tiến hóa.

+ Căn cứ vào hóa thạch trong các lớp đất đá có thể suy ra lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của các loài sinh vật.

+ Căn cứ vào phương pháp đo độ phân rã của các nguyên tố phóng xạ, ta có thể xác định được tuổi của hóa thạch từ đó suy ra tuổi của lớp đất đá chứa chúng.

- Sự xuất hiện của hóa thạch còn cung cấp những dữ liệu để nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất.

II. Băng chứng gián tiếp

Gồm 4 bằng chứng : Bằng chứng giải phẫu so sánh; Bằng chứng phôi sinh học; Bằng chứng địa lý sinh học; Bằng chứng tế bào học; Bằng chứng sinh học phân tử

1. Bằng chứng giải phẫu so sánh

- Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay được tiến hóa từ một tổ tiên chung. Các loài có cấu tạo giải phẩu càng giống nhau thì có quan hệ họ hàng càng thân thuộc.

+ Cơ quan tương đồng:là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau nhưng hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác xa nhau. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiên hóa phân li.

Ví dụ:Tuyến nọc độc ở rắn và tuyết nước bọt của các động vật khác; Chi trước ở các loài động vật có xương sống [mèo, cá voi, cánh dơi, cánh chim, xương tay người,…].

+ Cơ quan tương tự:là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhiệm những chức phân giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự. Cơ quan tương tự phản ánh tiến hóa đồng quy.

Ví dụ:gai xương rồng với gai cây hoa hồng, chân chuột chũi với chân dế chũi, cánh dơi với cánh côn trùng.

+ Cơ quan thoái hóa [cũng là cơ quan tương đồng]: là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. Do điều kiện sống của loài thay đổi, các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và hiện chỉ để lại một vài vết tích xưa kia của chúng.

Ví dụ:Xương cùng, ruột thừa, răng khôn ở người, di tích các tuyến sửa ở các con đực các loài động vật có vú.

2. Bằng chứng phôi sinh học

- Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau là một bằng chứng về nguồn gốc chung của chúng.Những đặc điểm giống nhau đó càng nhiều và càng kéo dài trong những giai đoạn phát triển muộn của phôi chứng tỏ quan hệ họ hàng càng gần.

- Nhiều loài phân bố ở các vùng địa lí khác nhau nhưng lại có nhiều đặc điểm cấu tạo giống nhau đã đư­ợc chứng minh là có chung một nguồn gốc, sau đó phát tán sang các vùng khác. Điều này cũng cho thấy sự giống nhau giữa các loài chủ yếu là do có chung nguồn gốc hơn là do sự tác động của môi trường.

- Định luật phát sinh sinh vật:Muller và Haeckel đã nêu lên định luật phát sinh sinh vật [1866] “ sự phát triển các thể lặp lại một cách rút gọn lịch sử phát triển của loài”. Định luật phát sinh sinh vật phản ánh mối quan hệ giữa phát triển cá thể và phát triển chủng loại, có thể vận dụng để xem xét mối quan hệ họ hàng giữa các loài.

3.Bằng chứng địa lý sinh học

a] Hệ động thực vật ở lục địa Âu - Á và ở Bắc Mĩ

- Vùng lục địa Âu - Á và ở Bắc Mĩ có hệ động thực vật về căn bản là giống nhau vì cho đến kỉ Đệ tam, 2 vùng này còn nối liền với nhau, do đó sự phân bố động, thực vật ở cả 2 vùng đồng nhất.

- Sự tồn tại một số loài đặc trưng ở mỗi vùng là do đến kỉ Đệ tứ đại lục châu Mĩ mới tách đại lục Âu - Á tại eo biển Bêrinh, vì vậy sự hình thành các loài đặc hữu giữa 2 vùng là độc lập với nhau và bị cách li địa lí.

b]Hệ động thực vật ở lục địa Úc

- Hệ động thực vật lục địa Úc có đặc trưng là tính địa phương cao, như những loài thú bậc thấp [thú và nhím mỏ vịt], hơn 200 loài thú có túi [chuột túi, sóc túi, kanguru], bạch đàn và keo,

- Sở dĩ ngày nay thú có túi chỉ có ở lục địa Úc vì lục địa này đã bị tách rời lục địa châu Á vào cuối đại Trung sinh và đến kỉ Đệ tam thì tách khỏi lục địa Nam Mĩ. Vào thời điểm đó chưa xuất hiện thú có nhau cho nên lục địa Úc còn giữ được thú có túi cho đến nay. Trên các lục địa khác thú có túi đã bị thú bậc cao xuất hiện sau tiêu diệt dần.

- Những dẫn liệu trên đây chứng tỏ đặc điểm hệ động, thực vật của từng vùng không những phụ thuộc vào điều kiện địa lí sinh thái của vùng đó mà còn phụ thuộc vùng đó đã tách khỏi các vùng địa lí khác vào thời kì nào trong quá trình tiến hóa của sinh giới.

c]Hệ động vật ở đảo lục địa và đảo đại dương

- Ở đảo lục địa, khi mới tách khỏi đất liền thì hệ động, thực vật ở đây đã có sẵn như các vùng lân cận của lục địa. Về sau, do sự cách li địa lí nên hệ động, thực vật trên đảo phát triển theo một hướng khác, tạo nên các phân loài đặc hữu.

- Ở đảo đại dương, khi mới hình thành thì ở đây chưa có sinh vật. Về sau mới có một số loài di cư từ những vùng lân cận đến. Vì vậy hệ động vật ở đây thường nghèo nàn và gồm những loài có khả năng vượt biển. Do cách li địa lí, dần dần tại đây mới hình thành những dạng địa phương, có khi dạng địa phương chiếm ưu thế.

4.Bằng chứng tế bào học

- Mọi sinh vật đều đ­ược cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều đư­ợc sinh ra từ các tế bào sống trư­ớc đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.

- Tế bào nhân sơ và tế bào nhân chuẩn đều có các thành phần cơ bản : Màng sinh chất, tế bào chất và nhân [hoặc vùng nhân].

=> Phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.

5.Bằng chứng sinh học phân tử

- Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống trên Trái Đất là các đại phân tử axít nuclêic và prôtêin

+ ADN có vai trò lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền; chúng có tính phổ biến chung cho các loài.

+ Prôtêin của các loài đều cấu tạo từ 20 loại axít amin và mối loại prôtêin của loài được đặc trưng bời thành phần, số lượng và nhất là trật tự sắp xếp của các axít amin.

+ Phân tích trình tự sắp xếp của các axít amin của cùng một loại prôtêin hay trình tự các nuclêôtit của cùng một gen ở các loài khác nhau có thể cho ta biết được mối quan hệ họ hàng giữa các loài; các loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axít amin hay trình tự các nuclêôtit càng có xu hướng giống nhau vì các loài vừa mới tách ra từ một tổ tiên chung nên chưa đủ thời gian để CLTN có thể phân hóa tạo nên sự sai khác lớn về cấu trúc phân tử.

Ví dụ:

+ Trình tự các axít amin trong đoạn pôlipeptit β của phân tử Hemoglobin:

Đười ươi:…Val-His-Leu-Thr-Pro-Glu-Glu-Lys-Ser…

Lợn:………Val-His-Leu-Ser-Ala-Glu-Glu-Lys-Ser…

+ Trình tự nucleotit của mạch gốc của đoạn gen mã hóa cấu trúc của nhóm enzym đehyđrôgenasse ở người và các loài vượn người:

Người:-XGA-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG-

Tinh tinh:-XGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG-

Đười ươi:-XGT-TGG-TGG-GTX-TGT-GAT-

Video liên quan

Chủ Đề