Ví dụ nghiệp vụ kế toán bán hàng năm 2024

What's hot (20)

Viewers also liked (20)

Similar to Bài tập ví dụ (20)

Bài tập ví dụ

  • 1. dụ : I/ Tài liệu: (ĐVT đồng) A- Số dư đầu kì của một số tài khoản tại một Doanh nghiệp như sau: - TK 156 : 160.000.000 Chi tiết: + Hàng hoá A : 140.000.000 + Hàng hoá B : 20.000.000 - TK 111 : 5.000.000 - TK 112 : 20.000.000 B- Trong kì có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tình hình tiêu thụ như sau: 1. Xuất kho hàng hoá A gởi đi bán, giá xuất kho: 23.000.000, giá bán(chưa có thuế GTGT): 34.000.000, thuế GTGT: 3.400.000. 2. Xuất kho hàng hoá A bán trực tiếp cho khách hàng, giá xuất kho: 30.000.000, giá bán(chưa có thuế GTGT) 46.000.000, thuế GTGT: 4.600.000, người mua đã thanh toán bằng tiền mặt. 3. Số hàng hoá A gởi đi bán (nghiệp vụ 1) đã được người mua chấp nhận mua), nhưng chưa thanh toán. 4. Xuất kho hàng hoá B tiêu thụ trực tiếp, khách hàng chấp nhận mua với giá (chưa có thuế GTGT) 22.000.000, thuế GTGT: 2.200.000, nhưng chưa trả tiền. Giá xuất kho của số hàng hoá này là:15.000.000. 5. Các chi phí liên quan đến việc tiêu thụ số hang hoá trên: - Chi phí bốc xếp đã trả bằng tiền mặt: 550.000. - Cước vận chuyển (chưa có thuế GTGT) 2.000.000, thuế GTGT 5%; đã thanh toán 1.500.000 bằng tiền gởi ngân hàng, số còn lại Doanh nghiệp còn nợ. - Tiền lương phải trả cho nhân viên phụ trách tiêu thụ trong kì: 1.500.000. - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí theo tỷ lệ quy định. 6. Chi phí quản lý Doanh nghiệp phát sinh trong kì: - Khấu hao thiết bị và nhà văn phòng quản lý: 1.000.000. - Chi phí hội hộp, chi phí tiếp khách và các chi phí khác bằng tiền mặt: 1.312.000. - Tiền lương phải trả công nhân viên quản lý Doanh nghiệp: 800.000 - Trích BHXH , BHYT , KPCĐ tính vào chiphí theo tỉ lệ qui định 7. Xác định kết quả tiêu thụ trong kì. Biết rằng : Chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp được phân bổ cho hai loại hàng hoá A , B theo giá vốn hàng bán. II/ Yêu cầu : 1/ Định khoản và phản ánh tình hình trên vào các tài khoản kế toán . 2/ Cho biết lợi nhuận thuần của từng loại hàng hoá A, B. (Cho biết: Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). Bài giải I. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 1. Nợ TK 157 (A) : 23.000.000 Có TK 155 : 23.000.000 2.a Nợ TK 632 : 30.000.000 (HHA) Có TK 155 : 30.000.000
  • 2. 111 : 50.600.000 Có TK 511 : 46.000.000 Có TK 3331 : 4.600.000 3.a Nợ TK 632 : 23.000.000 (HHA) Có TK 157 : 23.000.000 b. Nợ TK 131 : 37.400.000 Có TK 511 : 34.000.000 Có TK 3331 : 3.400.000 4a.Nợ TK 632 : 15.000.000 (HH B) Có TK 155 : 15.000.000 b.Nợ TK 131 : 24.200.000 Có TK 511 : 22.000.000 Có TK 3331 : 2.200.000 5a.Nợ TK 641 (6417) : 550.000 Có TK 111 : 550.000 b. Nợ TK 641(6417) : 2.000.000 Nợ TK 1331 :2.000.000*5% = 100.000 Có TK 112 : 1.500.000 Có TK 331 : 600.000 c. Nợ TK 641 (6411) : 1.500.000 Có TK 334 : 1.500.000 d. Nợ TK 641(6411) : 1.500.000*19% = 285.000 Có TK 338 : 285.000 6a. Nợ TK 642 (6424) : 1.000.000 Có TK 214 : 1.000.000 b. Nợ TK 642 (6428) : 1.312.000 Có TK 111 : 1.312.000 c. Nợ TK 642 (6421) : 800.000 Có TK 334 : 800.000 d. Nợ TK 642 (6421) :800.000*19% = 152.000 Có TK 338 : 152.000 7. Xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm trong kỳ a. K/c GVHB: Nợ TK 911 : 68.000.000 Có TK 632 : 68.000.000 (HH A) = 30.000.000+23.000.000 = 53.000.00 (HHB) = 15.000.000 b. K/c DTTTSP: Nợ TK 511 : 102.000.000 Có TK 911 : 102.000.000
  • 3. = 80.000.000 HHB = 22.000.000 c. K/c CPBH : Nợ TK 911 : 4.335.000 Có TK 641 : 550.000+2.000.000+1.500.000+285.000 = 4.335.000 d. K/c CPQLDN : Nợ TK 911 : 1.000.000+1.312.000+800.000+152.000 = 3.264.000 Có TK 642 : 3.264.000 KQKD = 102.000.000-(68.000.000+4.335.000+3.264.000) = 26.401.000 Nợ TK 911 : 26.401.000 Có TK 421 : 26.401.000 II. LNT cho từng loại SP 1. Phân bổ CP cho từng loại sản phẩm trong kỳ CPBH cho SPA = 4.335.000/68.000.000*53.000.000 =3.378.750 SPB = 956.250 CPQLDN cho SPA = 3.264.000/68.000.000*53.000.000 = 2.544.000 SPB = 3.264.000-2.544.000 = 720.000 2.K/c CP cho từng loại SP a.Đối với SP A K/c CPBH : Nợ TK 911 : 3.378.750 Có TK 641 : 3.378.750 K/c CPQLDN : Nợ TK 911 : 2.544.000 Có TK 642 :2.544.000 K/c GVHB : Nợ TK 911 : 53.000.000 Có TK 632 :53.000.000 K/c DTTTSP : Nợ TK 511 : 80.000.000 Có TK 911 : 80.000.000 KQKDSPA = 80.000.000-(3.378.750+2.544.000+53.000.000) = 21.077.250 Nợ TK 911 : 21.077.250 Có TK 421 : 21.077.250 b. Đối với SP B Nợ TK 911 : 5.323.750 Có TK 421 : 5.323.750

Nghiệp vụ kế toán bán hàng là những kiến thức quan trọng với các nhân viên kế toán, đặc biệt là kế toán bán hàng. Hãy cùng Vieclamketoan tìm hiểu ngay về 8 nghiệp vụ kế toán bán hàng chi tiết ngay sau đây nhé.

Trong nghiệp vụ kế toán bán hàng sẽ bao gồm nhiều nghiệp vụ nhỏ khác. Bao gồm như sau:

Bán hàng theo giá

Nhóm nghiệp vụ kế toán bán hàng này thường phát sinh khi có những hoạt động như nhân viên gửi báo giá cho khách hàng, nhân viên bán hàng yêu cầu xuất kho hàng, xuất hóa đơn, kế toán lập phiếu bán hàng, phiếu xuất kho,…

Định khoản nghiệp vụ bán hàng theo giá bao gồm ghi nhận doanh thu ghi Nợ TK 111, 13… ghi có các TK 511, 3331. Đồng thời phát sinh bút toán gồm ghi Nợ TK 632, ghi có TK 155, 156…

Tìm hiểu thêm: Hạch toán là gì? Bản chất của hạch toán kế toán bạn nên biết

Ví dụ nghiệp vụ kế toán bán hàng năm 2024
Kế toán bán hàng theo giá là nghiệp vụ phổ biến hiện nay

Bán hàng theo đơn đặt hàng

Nghiệp vụ này sẽ phát sinh những hoạt động như nhân viên bán hàng tiếp nhận đơn đặt hàng, công việc của kế toán kho sẽ là lập phiếu xuất kho, nhân viên bán hàng nhận hàng, giao cho khách, kế toán bán hàng sẽ nhận thông tin doanh số,… Định khoản tài khoản của hoạt động bán hàng sẽ tương tự với bán hàng theo giá.

Bán hàng theo hợp đồng

Đây là nghiệp vụ sẽ phát sinh khi bán hàng theo hợp động. Thông thường sẽ phát sinh theo những hoạt động như nhân viên kinh doanh ký kết hợp đồng với khách hàng, yêu cầu xuất hàng hóa theo hợp độc, kế toán lập phiếu xuất kho, thủ kho xuất hàng, nhân viên kinh doanh nhận và bàn giao cho khách, kế toán bán hàng ghi nhận thông tin về doanh số. Định khoản tài khoản của hoạt động bán hàng sẽ tương tự với bán hàng theo giá.

Nghiệp vụ bán hàng chiết khấu thương mại

Bán hàng theo chiết khấu thương mại thường được thực hiện giữa doanh nghiệp – khách hàng và có thỏa thuận được chiết khấu % hoặc giảm giá. Thường sẽ được áp dụng với những đơn hàng lớn. Cách định khoản với nghiệp vụ kế toán này như sau:

  • Doanh thu được ghi nhận: Ghi nợ TK 111, 131 với tổng giá trị thanh toán, có TK 511, 512 với doanh thu bán hàng, Có TK 3331 với thuế GTGT cần nộp nếu có.
  • Chiết khấu thương mại được ghi nhận: Nợ TK 5211, TK 511, 33311, Ghi có với TK 111, 112, 131,…

Ví dụ nghiệp vụ kế toán bán hàng năm 2024
Chiết khấu thương mại thường được sử dụng khi có đơn hàng số lượng lớn

Nghiệp vụ bán hàng khuyến mại không kèm điều kiện

Nghiệp vụ này sẽ phát sinh khi doanh nghiệp có những chương trình khuyến mãi cho khách hàng. Thường sẽ bao gồm 2 trường hợp là doanh nghiệp có tiến hành đăng ký chương trình khuyến mãi với Sở Công Thương và không đăng ký với Sở Công Thương. Cách định khoản với hoạt động này như sau:

  • Trường hợp hàng hóa khuyến mãi không thu tiền, có đăng ký với Sở Công Thương, thuế giá trị gia tăng xuất hóa đơn với giá tính thuế = 0. Ghi nợ TK 641 gồm chi phí bán hàng TT200 hoặc Nợ TK 6421 (TT133), ghi Có TK 155, 156.
  • Đối với trường hợp khuyến mãi không thu tiền, không đăng ký với Sở Công thương, tùy từng trường hợp nhỏ hơn sẽ Ghi nợ TK 641 gồm chi phí bán hàng TT200 hoặc Nợ TK 6421 (TT133), ghi có TK 155, 156 và có TK 3331 (Thuế GTGT cần nộp).

Nghiệp vụ bán hàng khuyến mại có kèm điều kiện

Sẽ phát sinh khi doanh nghiệp cung cấp các chương trình khuyến mãi có kèm điều kiện để được hưởng ưu đãi. Cách định khoản với hoạt động này như sau:

  • Trường hợp có đăng ký với Sở Công Thương, thuế GTGT xuất hóa đơn hàng khuyến mãi với giá tính thuế = 0. Ghi nợ TK 632, ghi Có TK 155, 156.
  • Đối với trường hợp không đăng ký với Sở Công thương, tùy từng trường hợp nhỏ hơn sẽ Ghi nợ TK 632, ghi có TK 155, 156 và có TK 3331 (Thuế GTGT cần nộp).

Tìm hiểu thêm: Tất tần tật các nghiệp vụ kế toán cơ bản trong doanh nghiệp

Nghiệp vụ giảm giá hàng bán

Phát sinh khi doanh nghiệp cung cấp các chương trình giảm giá sản phẩm. Định khoản các hoạt động này như sau:

  • Giảm giá ngay khi bán: Kế toán cần hạch toán phản ánh doanh thu theo giá giảm (doanh thu thuần).
  • Giảm giá sau khi bán: Kế toán cần xuất hóa đơn điều chỉnh đơn giá sau khi doanh nghiệp – khách hàng đã thỏa thuận giảm. Tùy từng trường hợp ghi Nợ TK 5231, Ghi nợ các TK 3331 kèm có các TK 111, 112, 121, Nợ TK 5213 kèm có các TK 111, 112, 131,…

Các nghiệp vụ kế toán bán hàng khác

Bên cạnh những nghiệp vụ thường gặp ở trên, kế toán cũng cần biết một số nghiệp vụ như sau:

  • Nghiệp vụ hạch toán trả lại hàng bán: Phát sinh khi khách hàng hoàn trả hàng hóa đã bán ra.
  • Các nghiệp vụ kế toán bán hàng xuất khẩu: Phát sinh với các hàng hóa xuất khẩu, được ủy thác xuất khẩu, bán hàng tại các đơn vị giao ủy thác xuất khẩu của doanh nghiệp,…
  • Nghiệp vụ kế toán bán hàng qua đại lý: Phát sinh tại các đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng của doanh nghiệp.

Ví dụ nghiệp vụ kế toán bán hàng năm 2024
Có nhiều nghiệp vụ khác nhau mà kế toán cần phải tìm hiểu và thành thạo

Hy vọng với chia sẻ kinh nghiệm trong bài viết ngày hôm nay, bạn có thể nắm rõ được các nghiệp vụ kế toán bán hàng trong doanh nghiệp. Để tìm việc làm kế toán uy tín, lương cao, đừng quên truy cập TopCV để tiếp cận nhiều hơn đến những việc làm ngành kế toán cũng như có cơ hội làm việc tại những doanh nghiệp lớn nhé!