Ví dụ về áp dụng pháp luật dân sự

Trong cuộc sống của chúng ta, việc áp dụng pháp luật diễn ra hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu áp dụng pháp luật là gì? Mời quý khách hàng cùng công ty Luật ACC tìm hiểu về áp dụng pháp luật thông qua bài viết sau đây.

Áp Dụng Pháp Luật Là Gì?

Áp dụng pháp luật được hiểu là loạt động thực hiện pháp luật, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cá nhân/ tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền. Việc áp dụng pháp luật nhằm cá biệt hoá các quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể.

Một số trường hợp sau đây được xác định là áp dụng pháp luật:

– Tòa án xét xử tranh chấp về thừa kế, đất đai;

– Tòa án giải quyết vụ án lý hôn đơn phương;

– UBND ra quyết định thu hồi đất;

– UBND ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân;

– Cảnh sát giao thông xử phạt người có hành vi vi phạm quy định khi tham gia giao thông.

– Chủ thể: là chủ thể có thẩm quyền

Đây có thể là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cá nhân hay tổ chức được nhà nước trao quyền trong từng trường hợp cụ thể.

– Việc áp dụng pháp luật tuân theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

– Các trường hợp áp dụng pháp luật:

+ Khi có tranh chấp xảy ra giữa các bên tham gia vào quan hệ pháp luật, quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên bị xâm phạm, ảnh hưởng mà các bên không thể tự giải quyết được => Cần sự giải quyết, phán quyết của cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ trường hợp tranh chấp về quyền thừa kế, tranh chấp về hợp đồng.

+ Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với những chủ thể có hành vi vi phạm quy định pháp luật. Ví dụ: Cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm luật giao thông đường bộ; UBND xử phạt người có hành vi làm mất trật tự an ninh xã hội.

+ Trong trường hợp quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không tự nhiên phát sinh hoặc chấm dứt nếu không có sự can thiệp, công nhận của nhà nước. Ví dụ như việc đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử.

+ Trong một số quan hệ pháp luật mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia nhằm mục đích kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó. Ví dụ như việc công chứng/chứng thực hợp đồng, tuyên bố một người mất tích, tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự hay tuyên bố một người đã chết.

– Bản chất của việc áp dụng pháp luật: mang tính chất bắt buộc, mang quyền lực nhà nước.

– Hình thức thể hiện của áp dụng pháp luật: Có các văn bản, quyết định áp dụng pháp luật, thể hiện việc áp dụng pháp luật trong những trường hợp cụ thể của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.

Áp dụng pháp luật được hiểu là loạt động thực hiện pháp luật, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cá nhân/ tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền. Việc áp dụng pháp luật nhằm cá biệt hoá các quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể.

Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc, kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ.

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với giá cả hợp lý.

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.

Trên đây là những thông tin về vấn đề áp dụng pháp luật mà ACC cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

– Tư vấn pháp lý: 1900.3330

– Zalo: 084.696.7979

– Văn phòng: [028] 777.00.888

– Mail:

Áp dụng pháp luật được tiến hành khi xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật, khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể có hành vi vi phạm… Vậy áp dụng pháp luật là gì?

  • Áp dụng pháp luật là gì?
  • Ví dụ về áp dụng pháp luật
  • Đặc điểm của áp dụng pháp luật
  • Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật khác nhau thế nào?

Áp dụng pháp luật là gì?

Áp dụng pháp luật chỉ việc thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi:

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền,

- Nhà chức trách

- Hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền

nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với cá nhân cũng như tổ chức.

Có thể hiểu áp dụng pháp luật là hành vi của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để giải quyết một trường hợp cụ thể.

Ví dụ: áp dụng pháp luật vào quy trình giải quyết thủ tục hành chính, áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp dân sự…

Ví dụ về áp dụng pháp luật

Các trường hợp được xem là áp dụng pháp luật gồm:

- Cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm quy định khi tham gia giao thông [vượt đèn đỏ, chở ba, không đội mũ bảo hiểm…]

- Tòa án xét xử tranh chấp về thừa kế, đất đai theo các quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật liên quan

- Tòa án giải quyết các vụ án lý hôn đơn phương, ly hôn thuận tình

- UBND tỉnh/UBND huyện ra quyết định thu hồi đất

- UBND tỉnh/UBND huyện ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân;

Đặc điểm của áp dụng pháp luật

- Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước vì việc áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành. Mỗi chủ thể có thể áp dụng pháp luật trong phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Ủy ban nhân dân mới có thể xem xét để cấp Giấy chứng nhận kết hôn, Tòa án nhân dân mới có thể áp dụng pháp luật trong xét xử để định tội và hình phạt cho người phạm tội…

- Thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, ý chí nhà nước thể hiện trong các quy phạm, văn bản pháp luật trở thành hiện thực trong thực tế và thể hiện một cách cụ thể trong các trường hợp cụ thể.

Ví dụ: Thông qua việc cấp Giấy chứng nhận kết hôn thể hiện ý chí của Nhà nước trong quy định của Luật hôn nhân và gia đình mới trở thành hiện thực.

- Khi áp dụng pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể ban hành những quyết định dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật.

Các quyết định áp dụng pháp luật này được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó có cả biện pháp cưỡng chế nhà nước.

- Áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hoá các quy phạm pháp luật vào trường hợp cụ thể với các cá nhân, tổ chức.

Ví dụ: Hoạt động áp dụng pháp luật của Cảnh sát giao thông là sự cá biệt hóa các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vào trường hợp cụ thể của người có hành vi vi phạm.

- Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính sáng tạo

Các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung chung, tuy nhiên, thực tế các vụ việc xảy ra lại đa dạng và có tính phức tạp. Muốn giải quyết thấu tình, hợp lý cần có sự sáng tạo của người áp dụng.

Bản chất của việc áp dụng pháp luật là mang tính chất bắt buộc và mang quyền lực nhà nước.

Hình thức thể hiện của áp dụng pháp luật: Có các văn bản, quyết định áp dụng pháp luật, thể hiện việc áp dụng pháp luật trong những trường hợp cụ thể của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.

Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật khác nhau thế nào?

Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền và tự do pháp lý của mình, được thực hiện những hành vi pháp luật cho phép.

Ví dụ: Người dân được xuất cảnh, người lao động được kí kết hợp đồng lao động…

Còn áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ, công chức có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật…

Ví dụ: Tòa án nhân dân ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn giữa hai vợ chồng

Tiêu chí

Sử dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật

Chủ thể thực hiện

Mọi chủ thể được pháp luật cho phép

Phải có sự tham gia của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền

Trường hợp phát sinh

Quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật

- Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia vào quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được.

- Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà đối với những chủ thể có hành vi vi phạm.

- Nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia trong một số quan hệ pháp luật hoặc nhà nước xác nhận tồn tại hay không tồn tại một số vụ việc, sự kiện thực tế.

- Khi quyền, nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không tự phát sinh hoặc chấm dứt nếu không có sự can thiệp của nhà nước.

Bản chất

Chủ thể có quyền thực hiện hoặc không thực hiện, không mang tính chất bắt buộc

Bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng, các chủ thể có liên quan

Hình thức thể hiện

Các quy phạm pháp luật thể hiện quyền và tự do pháp lý của chủ thể

Văn bản áp dụng pháp luật

Trên đây là giải đáp về áp dụng pháp luật là gì, vui lòng liên hệ 

 19006199 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề