Ví dụ về dữ liệu sơ cấp chưa có sẵn

Bạn đã bao giờ nghe đến nguồn dữ liệu thứ cấp? Thế dữ liệu thứ cấp là gì? Ứng dụng và cách thu thập chúng ra sao, chùng Flava Entertainment Productions (FEP) tìm hiểu nhé.

Bạn đang xem: Dữ liệu sơ cấp là gì

Dữ liệu thứ cấp là gì?

Dữ liệu thứ cấp (Secondary data) là dữ liệu đã có sẵn không phải do bản thân thu thập đã được công bố rộng rãi nên dễ thu thập không tốn nhiều thời gian, chi phí. Có thể hiểu rằng, dữ liệu thứ cấp do người khác thu thập với mục đích khác được chúng ta sử dụng lại để phục vụ nghiên cứu của mình.

Ví dụ về dữ liệu sơ cấp chưa có sẵn

Dữ liệu thứ cấp là gì? (Ảnh: Internet)

Đặc điểm của dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (dữ liệu thô) hoặc đã xử lý. Và chúng không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập được.Nguồn dữ liệu thứ cấp có thể là các số liệu nội bộ trong doanh nghiệp, các tài liệu nghiên cứu đã công bố, được tập hợp sẵn.

Ví dụ: Nguồn dữ liệu thứ cấp:

Các điều tra dân số, mật độ dân cư, diện tích canh tác, GDP…Các báo cáo khoa học, báo chí, giáo trình, nghiên cứu…

Ưu và nhược điểm của dữ liệu thứ cấp

Ưu điểm

Dữ liệu thứ cấp dễ thu thập, chi phí thấp, và thời gian ngắn. Chúng có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.

Chúng rất phong phú, đa dạng về nguồn cung cấp.

Hạn chế

Các số liệu thứ cấp được dùng cho các mục đích khác nên có thể không phù hợp với chủ đề nghiên cứu của chúng ta.

Dữ liệu thứ cấp khó phân loại do quá nhiều thông tin, biến số, đơn vị đo lường khác nhau.

Các dữ liệu thứ cấp thường đã được xử lý nên mức độ chính xác có thể không được đánh giá đúng, cũng như độ tin cậy nguồn dữ liệu.

Xem thêm: Fit Là Viết Tắt Của Từ Gì Trong Ngành Du Lịch, Quy Trình Check

Những ứng dụng của dữ liệu thứ cấp

Ứng dụng đối với các loại hình nghiên cứu thị trường

Loại hình nghiên cứu thăm dò: Dữ liệu thứ cấp cho phép nhìn tổng quan được những gì đã và đang xáy ra bên trong lẫn ngoài công ty của bạn. Chúng giúp phát hiện các cơ hội marketing và vấn đề gặp phải.

Ví dụ về dữ liệu sơ cấp chưa có sẵn

Ứng dụng của dữ liệu thứ cấp (Ảnh: Internet)

Loại hình nghiên cứu mô tả: Chúng có rất nhiều ứng dụng những không phải là loại hình chủ yếu được sử dụng. Trong loại hình nghiên cứu này cần có sự kết hợp của dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.

Dữ liệu sơ cấp thăm dò hành vi, nhu cầu, thói quen của người tiêu dùng. Đánh giá các chiến lược marketing của công ty cũng như các đối thủ cạnh tranh.Dữ liệu thứ cấp gồm các số liệu thông kê, có tính định tính, cung cấp các thông tin trên phương diện lý thuyết nhằm tìm ra manh mối đánh giá, đưa ra phương pháp giải quyết. Chúng giúp so sánh các công tin đa chiều, từ cũ đến mới để đưa qua các cách giải quyết vấn đề hợp lý hơn.

Loại hình nghiên cứu nhân quả: Ở loại hình này dữ liệu thứ cấp ít được sử dụng, chúng được sử dụng để so sánh, mang tính chất tham khảo khi đưa ra các giải pháp.

Ứng đối với các loại quyết định marketing

Có nhiều chiến lược marketing khác nhau, để đưa ra một chiến lược chính xác cần có nhiều thông tin từ các dữ liệu thứ cấp để đánh giá, phân tích và quyết định.

Ví dụ: Để phân khúc thị trường cần rất nhìu nguồn dữ liệu từ dân cư, vị trí địa lý, tâm lý, hành vi…

Quy trình thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập thông tin thứ cấp được sắp xếp theo thứ tự sau:

Xác định được dữ liệu cần thu thập, các dữ liệu thứu cấp có thể thu thập từ nguồn bên trong.Xác định các dữ liệu thứ cấp cần thu thập từ bên ngoài.Thu thập tại thư viện, sách tham khảo.Sách báo, thương mại.Xác định dữ liệu cần thu thập tại các đơn vị cung cấp dịch vụ thương mại,Xác định dữ liệu cần thu thập tại các đoàn hội, hiệp hội thương mại.Tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp.Nghiên cứ giá trị dữ liệu.Xác định giá trị dữ liệu.Đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu ban đầu.Hình thành các dữ liệu thứ cấp.

Qua bài viết phần nào các bạn cũng đã hiểu về dữ liệu thứ cấp là gì, hãy theo dõi chuyên mục và đọc thêm các bài viết mới nhất của chúng tôi tại đây nhé.

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã có sẵn, không phải do mình thu thập, đã công bố nên dễ thu thập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập nhưng là loại tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu tiếp thị cũng như các ngành khoa học xã hội khác. 

Đặc điểm dữ liệu thứ cấp (secondary data)

Chỉ cung cấp các thông tin mô tả tình hình, chỉ rõ qui mô của hiện tượng chứ chưa thể hiện được bản chất hoặc các mối liên hệ bên trong của hiện tượng nghiên cứu. Vì dữ liệu thứ cấp, dù thu thập từ bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp, nó cũng là những thông tin đã được công bố nên thiếu tính cập nhật, đôi khi thiếu chính xác và không đầy đủ. Tuy nhiên, loại dữ liệu này cũng đóng một vai trò quan trọng trong nghiên cứu marketing do các lý do: Loại dữ liệu này có thể giúp người quyết định đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề trong những trường hợp thực hiện những nghiên cứu mà các dữ liệu thứ cấp là phù hợp mà không cần thiết phải có các thông tin sơ cấp.

Ứng dụng với nghiên cứu thị trường và marketing

Ứng dụng đối với các loại hình nghiên cứu thị trường

Loại hình nghiên cứu thăm dò: loại dữ liệu này cho phép quan sát được những gì đã, đang xảy ra bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Thuận tiện phát hiện các vấn đề và cơ hội marketing. Trong loại hình nghiên cứu này dữ liệu sơ cấp rất ít được sử dụng.

Loại hình nghiên cứu mô tả: dữ liệu thứ cấp cũng có rất nhiều ứng dụng nhưng nó không phải là dạng thông tin duy nhất hay chủ yếu được sử dụng. Loại hình nghiên cứu này cần cả hai dạng dữ liệu.

Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho việc thăm dò mô tả hành vi, nhu cầu, thói quen của người tiêu dùng, đánh giá của họ về các chính sách marketing của của doanh nghiệp cũng như của các sản phẩm cạnh tranh.

Dữ liệu thứ cấp bao gồm các số liệu thống kê, các tài liệu có tính chất định tính, các bài viết lý thuyết có ý nghĩa trong việc tìm ra manh mối, phương pháp giải quyết vấn đề. nó cũng cho phép so sánh các thông tin mới và cũ để có những kết luận hay quyết định giải quyết vấn đề một cách xác đáng.

Loại hình nghiên cứu nhân quả: dữ liệu thứ cấp ít được sử dụng, chỉ là để so sánh tham khảo trước khi đưa ra các quyết định chính thức về các giải pháp.

Ứng dụng đối với các loại quyết định marketing

Có rất nhiều các loại quyết định marketing khác nhau và các quyết định này cần có những thông tin từ các dữ liệu thứ cấp. Các loại quyết định marketing có thể được sắp xếp theo nhiều cách thức khác nhau.

Ví dụ: quyết định về phân đoạn thị trường thì có thể cần các dữ liệu như nhân khẩu, địa lý, hành vi, tâm lý,…

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm

  • Dễ tìm kiếm và tìm kiếm nhanh hơn so với thông tin sơ cấp do thông tin đã có sẵn.
  • Chi phí thu thập thông tin rẻ hơn rất nhiều so với thông tin sơ cấp và đôi khi là miễn phí như thông tin trên các trang web, ví dụ niên giám thống kê được coi là nguồn dữ liệu thứ cấp giá rẻ.
  • Đặc tính sẵn sàng và thích hợp (không mất thời gian nhiều trong việc xử lý phân tích, đánh giá.
  • Dữ liệu thứ cấp làm tăng giá trị của thông tin sơ cấp. Tác dụng này chủ yếu trong việc giúp cho việc định hướng rõ vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, định hướng cho việc xác định dữ liệu sơ cấp. Điều này cho phép giảm được thời gian, công sức, nâng cao chất lượng trong việc thu thập thông tin sơ cấp.

Nhược điểm

Về bản chất dữ liệu thứ cấp được thu thập vì một mục đích khác nên nó không tránh khỏi những hạn chế.

  • Nội dung không phù hợp, các thông tin thu thập trước đây không giống hoàn toàn với mục tiêu nghiên cứu hiện tại.
  • Thang đo không phù hợp với mục tiêu nghiên cứu hiệu tại.
  • Thông tin lạc hậu, chất lượng sử dụng kém.
  • Đây không phải là loại dữ liệu gốc nên mức độ chính xác kém. Quá trình sao chép, phân tích xử lý thông tin vì mục đích khác nên có thể làm độ chính xác giảm.

Tham khảo thêm:

Dịch vụ Nghiên cứu Thị trường

Vai trò quan trọng của nghiên cứu thị trường 

6 phương pháp nghiên cứu thị trường cơ bản

6 bước nghiên cứu thị trường

10 lợi ích nghiên cứu thị trường

8 phương pháp nghiên cứu định tính

Xu hướng nghiên cứu thị trường 2020

Có liên quan

Trong quá trình nghiên cứu, việc thu thập các dữ liệu tiêu tốn mất nhiều thời gian và cả chi phí cũng như công sức phải bỏ ra. Tuy nhiên đây lại là phần vô cùng quan trọng, làm nền tảng cho việc nghiên cứu và phân tích diễn ra thuận lợi. Trong bài viết này, Luận Văn Việt xin chia sẻ đến bạn bài viết về các phương pháp thu thập dữ liệu phổ biến nhất.

Ví dụ về dữ liệu sơ cấp chưa có sẵn

1. Các phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu, do chính người nghiên cứu thu thập. Trong thực tế, khi dữ liệu thứ cấp không đáp ứng được yêu cầu của các phương pháp nghiên cứu trong luận văn, hoặc không tìm được dữ liệu thứ cấp phù hợp thì các nhà nghiên cứu sẽ phải tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp.

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp liên quan đòi hỏi công việc tìm kiếm, gồm hai giai đoạn gắn kết nhau:

Bước 1: Xác định loại dữ liệu bạn cần có hiện diện ở dạng dữ liệu thứ cấp không.

Bước 2: Định vị chính xác dữ liệu mà bạn cần.

Các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp

1.1 Khả năng tiếp cận dữ liệu thứ cấp

Có nhiều manh mối để biết dữ liệu thứ cấp bạn cần có tìm được hay không:

  • Các tờ báo uy tín của một nước là nguồn hữu ích, chúng thường báo cáo tóm tắt các kết quả của các báo cáo gần đây của Chính phủ.
  • Các sách giáo khoa về các chủ đề cụ thể có thể cung cấp chỉ dẫn rõ ràng về những nguồn dữ liệu thứ cấp hiện có trong lĩnh vực bạn nghiên cứu, ví dụ ở các doanh nghiệp nhỏ.
  • Tài liệu cấp ba như các bảng chỉ mục và catalogues cũng có thể hỗ trợ bạn định vị dữ liệu thứ cấp. Có thể tiếp cận và tìm kiếm catalogues đầy đủ các dữ liệu này trên Internet.

1.2. Tìm kiếm và thu thập dữ liệu thứ cấp

Một khi bạn đã chắc chắn có dữ liệu thứ cấp có khả năng hiện diện, bạn cần tìm ra vị trí chính xác của chúng.

  • Đối với những dứ liệu thứ cấp do chính phủ phát hành thì việc tương đối dễ dàng.
  • Định vị các dữ liệu thứ cấp đã phát hành lưu trữ trong các thư viện hay các dữ liệu thứ cấp trong các cơ quan lưu trữ thì tương đối đơn giản. 
  • Các dữ liệu do các tổ chức lưu trữ thì khó định vị hơn. Đối với những dữ liệu trong nội bộ tổ chức, người quản lí thông tin hay dữ liệu trong bộ phận thích hợp có lẽ biết chính xác dữ liệu thứ cấp được lưu giữ.

Dữ liệu trên Internet có thể định vị nhờ việc sử dụng các cổng thông tin và những công cụ tìm kiếm (search engine), là những công cụ giúp tìm ra tất cả những địa điểm có thể phù hợp với các từ khóa liên quan đến câu hỏi hoặc mục đích nghiên cứu của bạn. 

Ví dụ về dữ liệu sơ cấp chưa có sẵn

Khi đã định vị tập hợp dữ liệu thứ cấp bạn cần phải chắc chắn nó sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn. Đối với các dữ liệu văn bản hay các dữ liệu ở dạng sách báo cách dễ nhất là lấy và đánh giá một mẫu dữ liệu và bảng mô tả chi tiết về cách thức dữ liệu này được thu thập. Đối với dữ liệu khảo sát tồn tại ở dạng có thể đọc được trên máy tính thường phải tốn chi phí.

Nếu bạn đang gặp vấn đề khó khăn trong quá trình làm bài luận văn cũng như thu thấp và xử lý dữ liệu, đừng ngần ngại liên hệ với dịch vụ làm luận văn tốt nghiệp của Luận Văn Việt. Chúng tôi cam kết giúp bạn hoàn thành bài luận văn một cách tốt nhất.

2. Các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Trên thực tế, phương pháp thu thập dữ liệu thường được dùng trong các bài luận văn sử dụng phương pháp định lượng, yêu cầu số liệu cụ thể để phân tích đưa ra kết quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm về phương pháp nghiên cứu định lượng cúng như thấy rõ sự khác biệt giữa địn lượng và định tính >>>TẠI ĐÂY<<<

2.1. Phương pháp quan sát (observation)

Nội dung phương pháp:

Quan sát là phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách ghi lại có kiểm soát các sự kiện hoặc các hành vi ứng xử của con người. Phương pháp thu thập dữ liệu này thường được dùng kết hợp với các phương pháp khác để kiểm tra chéo độ chính xác của dữ liệu thu thập. Có thể chia ra:

  • Quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp:

Quan sát trực tiếp là tiến hành quan sát khi sự kiện đang diễn ra.

Quan sát gián tiếp là tiến hành quan sát kết quả hay tác động của hành vi, chứ không trực tiếp quan sát hành vi.

  • Quan sát ngụy trang và quan sát công khai:

Quan sát ngụy trang có nghĩa là đối tượng được nghiên cứu không hề biết họ đang bị quan sát.

Công cụ quan sát: con người, các thiết bị…

Quan sát do con người nghĩa là dùng giác quan con người để quan sát đối tượng nghiên cứu. Quan sát bằng thiết bị nghĩa là dùng thiết bị để quan sát đối tượng nghiên cứu. Chẳng hạn dùng máy đếm số người ra vào các cửa hàng, dùng máy đọc quét để ghi lại hành vi người tiêu dùng khi mua sản phẩm tại các cửa hàng bán lẻ; hay dùng máy đo có đếm số để ghi lại các hành vi của người xem ti vi…

Ưu – nhược điểm:

Thu được chính xác hình ảnh về hành vi người tiêu dùng vì họ không hề biết rằng mình đang bị quan sát. Thu được thông tin chính xác về hành vi người tiêu dùng trong khi họ không thể nào nhớ nỗi hành vi của họ một cách chính xác.

Tuy nhiên kết quả quan sát được không có tính đại diện cho số đông. Không thu thập được những vấn đề đứng sau hành vi được quan sát như động cơ, thái độ…Để lý giải cho các hành vi quan sát được, người nghiên cứu thường phải suy diễn chủ quan.

Ví dụ về dữ liệu sơ cấp chưa có sẵn

2.2. Phương pháp phỏng vấn bằng thư (mail interview)

Nội dung phương pháp:

Phương pháp thu thập dữ liệu này được thực hiện thông qua việc gửi bảng câu hỏi đã soạn sẵn, kèm phong bì đã dán tem đến người muốn điều tra qua đường bưu điện. Nếu mọi việc trôi chảy, đối tượng điều tra sẽ trả lời và gởi lại bảng câu hỏi cho cơ quan điều tra cũng qua đường bưu điện.

Áp dụng khi người mà ta cần hỏi rất khó đối mặt, do họ ở quá xa, hay họ sống quá phân tán, hay họ sống ở khu dành riêng rất khó vào, hay họ thuộc giới kinh doanh muốn gặp phải qua bảo vệ thư ký…; khi vấn đề cần điều tra thuộc loại khó nói, riêng tư (chẳng hạn: kế hoạch hoá gia đình, thu nhập, chi tiêu,…);

Ưu – nhược điểm:

Ưu điểm của phương pháp thu thập dữ liệu này là có thể điều tra với số lượng lớn đơn vị, có thể đề cập đến nhiều vấn đề riêng tư tế nhị, có thể dùng hình ảnh minh hoạ kèm với bảng câu hỏi.

Thuận lợi cho người trả lời vì họ có thời gian để suy nghĩ kỹ câu trả lời, họ có thể trả lời vào lúc rảnh rỗi.  Chi phí điều tra thấp; chi phí tăng thêm thấp, vì chỉ tốn thêm tiền gởi thư, chứ không tốn kém tiền thù lao cho phỏng vấn viên.

Tuy nhiên tỷ lệ trả lời thường thấp, mất nhiều thời gian chờ đợi thư đi và thư hồi âm, không kiểm soát được người trả lời, người trả lời thư có thể không đúng đối tượng mà ta nhắm tới…

2.3. Phương pháp phỏng vấn bằng điện thoại (telephone interview)

Nội dung phương pháp:

Khi tiến hành phương pháp thu thập dữ liệu này, nhân viên điều tra sẽ tiến hành việc phỏng vấn đối tượng được điều tra bằng điện thoại theo một bảng câu hỏi được soạn sẵn.

Áp dụng khi mẫu nghiên cứu gồm nhiều đối tượng là cơ quan xí nghiệp, hay những người có thu nhập cao (vì họ đều có điện thoại); hoặc đối tượng nghiên cứu phân bố phân tán trên nhiều địa bàn thì phỏng vấn bằng điện thoại có chi phí thấp hơn phỏng vấn bằng thư. Nên sử dụng kết hợp phỏng vấn bằng điện thoại với phương pháp thu thập dữ liệu khác để tăng thêm hiệu quả của phương pháp.

Ưu – nhược điểm:

Phương pháp thu thập dữ liệu này dễ thiết lập quan hệ với đối tượng (vì nghe điện thoại reo, đối tượng có sự thôi thúc phải trả lời). Có thể kiểm soát được vấn viên do đó nâng cao được chất lượng phỏng vấn.

Dễ chọn mẫu (vì công ty xí nghiệp nào cũng có điện thoại, nên dựa vào niên giám điện thoại sẽ dễ dàng chọn mẫu). Tỷ lệ trả lời cao (có thể lên đến 80%). Nhanh và tiết kiệm chi phí. Có thể cải tiến bảng câu hỏi trong quá trình phỏng vấn (có thể cải tiến để bảng câu hỏi hoàn thiện hơn, hoặc có thể thay đổi thứ tự câu hỏi).

Tuy nhiên thời gian phỏng vấn bị hạn chế vì người trả lời thường không sẵn lòng nói chuyện lâu qua điện thoại, nhiều khi người cần hỏi từ chối trả lời hay không có ở nhà…Không thể trình bày các mẫu minh hoạ về mẫu quảng cáo, tài liệu… để thăm dò ý kiến.

Ví dụ về dữ liệu sơ cấp chưa có sẵn

2.4. Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp (personal interviews)

Nội dung phương pháp:

Khi thực hiện phương pháp thu thập dữ liệu qua phỏng vấn cá nhân trực tiếp, nhân viên điều tra đến gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sẵn.

Áp dụng khi hiện tượng nghiên cứu phức tạp, cần phải thu thập nhiều dữ liệu; khi muốn thăm dò ý kiến đối tượng qua các câu hỏi ngắn gọn và có thể trả lời nhanh được,…

Ưu – nhược điểm:

Do gặp mặt trực tiếp nên nhân viên điều tra có thể thuyết phục đối tượng trả lời, có thể giải thích rõ cho đối tượng về các câu hỏi, có thể dùng hình ảnh kết hợp với lời nói để giải thích, có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ trước khi ghi vào phiếu điều tra.

Tuy nhiên chi phí cao, mất nhiều thời gian và công sức.

2.5. Phương pháp điều tra nhóm cố định (panels)

Nội dung phương pháp:

Nhóm cố định là một mẫu nghiên cứu cố định gồm các con người, các hộ gia đình, các doanh nghiệp được thành lập để định kỳ trả lời các bảng câu hỏi qua hình thức phỏng vấn bằng điện thoại, bằng thư hay phỏng vấn cá nhân.

Mỗi thành viên trong nhóm cố định được giao một cuốn nhật ký để tự ghi chép các mục liên hệ (thu nhập, chi tiêu, giải trí,…) hoặc được giao một thiết bị điện tử gắn với ti vi để tự động ghi lại các thông tin về việc xem ti vi như chương trình nào, kênh nào, bao lâu, ngày nào,…

Nếu thành viên nhóm cố định là cửa hàng, siêu thị hay trung tâm thương mại thì sẽ được giao các thiết bị quét đọc điện tử để ghi lại chi tiết về số hàng hoá bán ra như: số lượng, chủng loại, giá cả…

Ưu – nhược điểm:

Chi phí rẻ do lặp lại nhiều lần một bảng câu hỏi theo mẫu lập sẵn. Giúp cho việc phân tích được tiến hành lâu dài và liên tục. Ví dụ: Nhờ theo dõi phản ứng của một người, một hộ hay một doanh nghiệp qua một thời gian dài; giúp cho việc đo lường được tác động của một số nhân tố đối với hành vi mua sắm của người tiêu dùng, từ đó giúp ta dễ tìm ra tính quy luật trong tiêu dùng.

Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy tỷ lệ tham gia nhóm cố định chỉ đạt dưới 50%. Hạn chế do biến động trong nhóm (Do tự rút lui, do bị phá sản, ngưng hoạt động, do chuyển ngành, do qua đời, chuyển chỗ ở,…). Hạn chế về thái độ của nhóm cố định. Nếu ta cứ liên tục nghiên cứu về một số yếu tố cố định (như hỏi họ mua hàng hoá nhãn hiệu gì) thì sẽ gây tác động đến tác phong của họ làm sai lệch kết quả nghiên cứu.

Ví dụ về dữ liệu sơ cấp chưa có sẵn

Xem thêm: Cơ sở lý luận là gì? Cách viết cơ sở lý luận trong luận văn

2.6. Phương pháp điều tra nhóm chuyên đề (forcus groups)

Nội dung phương pháp:

Nhân viên điều tra tiến hành đặt câu hỏi phỏng vấn từng nhóm, thường từ 7 đến 12 người có am hiểu và kinh nghiệm về một vấn đề nào đó, để thông qua thảo luận tự do trong nhóm nhằm làm bật lên vấn đề ở nhiều khía cạnh sâu sắc, từ đó giúp cho nhà nghiên cứu có thể nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo và toàn diện.

Áp dụng trong việc xây dựng hay triển khai một bảng câu hỏi để sử dụng trong nghiên cứu định lượng về sau; làm cơ sở để tạo ra những giả thiết cần kiểm định trong nghiên cứu.

Ưu – nhược điểm:

Thu thập dữ liệu đa dạng, khách quan và khoa học. Tuy nhiên kết quả thu được không có tính đại diện cho tổng thể chung, chất lượng dữ liệu thu được hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ năng của người điều khiển thảo luận, các câu hỏi thường không theo một cấu trúc có sẵn nên khó phân tích xử lý. 

Các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp là những phương pháp phổ biến, được dùng rất nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa học. Hi vọng những kiến thức trên có thể giúp ích phần nào cho bạn trong quá trình hoàn thành bài nghiên cứu. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ hotline 0915 686 999 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Ví dụ về dữ liệu sơ cấp chưa có sẵn

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!