Ví dụ về thực tiễn là cơ sở nhận thức

Thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của triết học Mác – Lênin nói chung và của lý luận nhận thức Mácxít nói riêng, đây là một phạm trù đã được nghiên cứu từ rất lâu với nhiều quan điểm khác nhau:


Thực tiễn là gì? Thực tiễn có phải là những hoạt động, những việc, những diễn biến mà chúng ta tác động đến, diễn ra xoay quanh cuộc sống chúng ta và hiện hữu để chúng ta nhìn thấy, nắm được và biết đến chúng hay không?

Để hiểu rõ hơn về thực tiễn là gì? bài viết dưới xin trình bày cụ thể một số nội dung xoay quanh vấn đề giúp quý vị có thể hình dung rõ hơn về nội dung này.

Bạn đang xem: Cơ sở thực tiễn là gì

Thực tiễn là gì?

Thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của triết học Mác – Lênin nói chung và của lý luận nhận thức Mácxít nói riêng, đây là một phạm trù đã được nghiên cứu từ rất lâu với nhiều quan điểm khác nhau:

+ Chủ nghĩa duy tâm chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt động tinh thần sáng tạo ra thế giới của con người, chứ không xem nó là hoạt động vật chất, là hoạt động lịch sử xã hội.

+ Chủ nghĩa duy vật trước Mác, mặc dù đã hiểu thực tiễn là một hành động vật chất của con người nhưng lại xem đó là hoạt động con buôn, đê tiện, bẩn thỉu.

Khắc phục sai lầm, kế thừa và phát triển sáng tạo những quan niệm về thực tiễn của các nhà triết học trước đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra một quan niệm đúng đắn về thực tiễn như sau: “Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội”.

Đặc điểm thực tiễn

Sau khi đã tìm hiểu về thực tiễn là gì chúng tôi xin phân tích một số đặc điểm của thực tiễn:

– Trước hết, hoạt động thực tiễn là hoạt động mà con người sử dụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất làm biến đổi chúng theo những mục đích của mình.

+ Ví dụ như hoạt động gặt lúa của nông dân sử dụng liềm, máy gặt tác động vào cây lúa để thu hoạch thóc lấy gạo để ăn; hay hoạt động lao động của các công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp tác động vào máy móc trên các loại vải, da,.. để tạo ra sản phẩm tiêu dùng như quần áo, giày dép phục vụ đời sống con người…

-Thực tiễn là hoạt động vật chất có mục đích.

+ Tuy nhiên, không phải mọi hoạt động có mục đích của con người đều là thực tiễn.

+ Hoạt động tư duy, hoạt động nhận thức hay hoạt động nghiên cứu khoa học đều là những hoạt động có mục đích của con người. Tuy nhiên, chúng không phải là hoạt động thực tiễn.Đây là những hoạt động tinh thần, là hoạt động trong hệ thần kinh trung ương của bộ não người chứ không phải diễn ra ngoài thực tế.

– Hoạt động thực tiễn còn mang tính lịch sử – xã hội.

+ Hoạt động thực tiễn ở mỗi thời đại là khác nhau, tùy thuộc tình hình đất nước mà hoạt động thực tiễn lại biểu hiện khác nhau.

+ Do đó, thực tiễn mang tính lịch sử- xã hội cho từng thời đại.

Các hình thức của hoạt động thực tiễn

Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng với nhiều hình thức ngày càng phong phú.

Mỗi hình thức hoạt động của thực tiễn có một chức năng khác nhau, không thể thay thế được cho nhau. Nhưng giữa các hình thức ấy lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau

Nhìn chung, hoạt động thực tiễn có ba hình thức cơ bản: Hoạt động sản xuất vật chất; Hoạt động chính trị xã hội và Hoạt động thực nghiệm khoa học.

– Hoạt động sản xuất vật chất

+ Là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn.

Xem thêm: Vì Sao Phải Thực Hiện Nguyên Tắc Tập Trung Dân Chủ, Tạp Chí Xây Dựng Đảng

+ Là hoạt động phổ biến khắp mọi nơi trong cuộc sống, rất dễ nhận diện như hoạt động trồng lúa, hoạt động trồng rau, trồng hoa màu hay các hoạt động dệt vải, sản xuất giày dép, hoạt động sản xuất ô tô, xe máy…

+ Đây cũng là hoạt động mà con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra những của cải và các điều kiện thiết yếu nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình và xã hội.

– Hoạt động chính trị xã hội

+ Là hoạt động của các tổ chức cộng đồng người khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những mối quan hệ xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển.

+ Cụ thể như những hoạt động liên quan đến chính trị xã hội như những hoạt động bỏ phiếu của nhân dân đi bầu cử đại biểu Quốc hội.; hoạt động bỏ phiếu tán thành sự ra đời, sửa đổi của các bộ Luật, Nghị định .. của các đại biểu; hoạt động tình nguyện giúp đỡ nhân dân vùng núi vùng sâu xa xây dựng đường xá, …

– Thực nghiệm khoa học

+ Là một hình thức đặc biệt của thực tiễn.

+ Đây là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định các quy luật biến đổi và phát triển của đối tượng nghiên cứu.

+ Dạng hoạt động thực tiễn này ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

Vai trò thực tiễn đối với nhận thức

Qua việc xác định làm rõ Thực tiễn là gì chúng ta có thể thấy thực tiễn có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đối với nhận thức.

– Thực tiễn là cơ sở, mục đích, là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức.

+ Thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức, cung cấp tài liệu cho nhận thức, cho lý luận.Con người có nhu cầu tất yếu khách quan là giải thích và cải tạo thế giới, do đó buộc con người phải tác động trực tiếp vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình.

+ Kết quả nhận thức phải hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn.

+ Nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người ngày càng được hoàn thiện; năng lực tư duy lôgíc không ngừng được củng cố và phát triển; các phương tiện nhận thức ngày càng hiện đại.

– Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

+ Thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức.

+ Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý. Thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể xác nhận được chân lý khác nhau.

+ Thực tiễn không ngừng bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức. thực tiễn bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa và phát triển hoàn thiện hơn.

Thực tiễn là gì? Nhận thức là gì? Mối quan hệ qua lại giữa thực tiễn và nhận thức. Có ý kiến cho rằng : thực tiễn là cơ sở của nhận thứ ? Quan điểm của bạn và cho ví dụ thực tiễn là cơ sở của nhận thức để chứng minh điều đó. Thực tiễn là những hoạt động vật chất, những hoạt động này có mục đích có ý nghĩa lịch sử xã hội nhằm phát triển tự nhiên, nhân loại. Nhận thức là tiếp nhận của con người đối với vật chất. Có thể nói thực tiễn là cơ sở của nhận thức hay không ? Bài viết này sẽ trả lời giúp bạn và cung cấp cho bạn những ví dụ để chứng minh điều này.

Bạn đang xem: Ví dụ thực tiễn là cơ sở của nhận thức

Tại sao lại nói thực tiễn là cơ sở nhận thức

Thông qua thực tiễn, con người nhận biết được cấu trúc. Con người biết được tính chất và các mối quan hệ giữa các đối tượng để hình thành nên những tri thức về đối tượng. Các hoạt động thực tiễn sẽ bổ sung và điều chỉnh những tri thức đã có. Thực tiễn sẽ đề ra những nhu cầu của con người, những nhiệm vụ, những cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức. Chính những nhu cầu giải thích, nhận thức của con người và mục đích phát triển thế giới tốt hơn. Điều này buộc con người phải tác động trực tiếp vào đối tượng bằng các hoạt động thực tiễn của bản thân mình. Và do chính sự tác động đó đã làm cho các đối tượng xung quanh bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và các quan hệ khác nhau. Và chính nhờ chúng đem lại cho con người những tri thức. Điều đó giúp cho con người nhận thức được các quy luật vận động và phát triển của thế giới. Và chính trên cơ sở đó hình thành các lý thuyết khoa học. Vì vậy có thể nói thực tiễn là cơ của nhận thức.

Xem thêm: Làm Thế Nào Để Có Bụng 6 Múi Trong Thời Gian Ngắn, Bí Quyết Giúp Bạn Có Cơ Bụng 6 Múi Nhanh Nhất

Ví dụ chứng minh rằng thực tiễn là cơ sở nhận thức

Chúng ta có thể chứng minh được rằng thực tiễn là cơ sở của nhận thức thông qua các sự vật xung quanh. Trong môi trường sống của con người, phần lớn các tri thức đều xuất phát từ thực tiễn. Ví dụ về thực tiễn là cơ sở của nhận thức đó là: Từ những lần quan sát khi nung nóng thanh sắt thì thanh sắt chuyển màu vàng rực. Qua đó con người có thể đưa ra kết luận là thanh sắt bị sẽ chuyển màu khi bị nung nóng. Mỗi lần mọi người ném một vật gì đó lên không trung, khi đó vật đó đều rơi xuống mặt đất sau một khoảng thời gian nhất định. Từ việc quan sát này chúng ta có thể kết luận mọi vật đều rơi xuống đất nếu được thả ra từ trên cao. Hay là khi nhiều lần đun nước sôi có kiểm tra bằng nhiệt kế thì con người phát hiện ra rằng, nước sôi ở nhiệu đó 100 độ C. Hoặc, sau các năm quan sát Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng thì mọi người biết rằng, Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Và mỗi vòng quay khi Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời là một năm, còn quay quanh trục là một ngày.

Vai trò quan trọng của thực tiễn đối với nhận thức

Đầu tiên, thực tiễn là động lực của nhận thức. Ta có thể thấy rằng từ các hoạt động trong thực tiễn con người sẽ hoàn thiện các giác quan. Điều này tạo ra khả năng phản xạ nhạy bén, chính xác, nhanh hơn và sẽ tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng năng lực phản xạ của con người đối với tự nhiên. Qua đó tư duy của con người sẽ phát triển và hoàn thiện, việc này sẽ giúp con người nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về thế giới. Thứ 2 đó là thực tiễn là mục đích của nhận thức. Kết quả cuối cùng của nhận thức là giúp con người hoạt động thực tiễn có thể phát triển thế giới. Khi thực tiễn vận động và phát triển thì thực tiễn sẽ thúc đẩy nhận thức vận động, phát triển theo đó. Và thực tiễn thường xuất hiện những vấn đề mà con người cần phải giải quyết. Thứ 3 đó là thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Các chân lý được con người rút ra từ thực tiễn. Qua quan sát thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức là đúng hay sai. Khi đó, thực tiễn là thước đo độ chính xác của chân lý. Để kiểm tra đúng sai, chúng ta phải quan sát thực tiễn. Từ thực tế chúng ta sẽ có những chân lý đúng đắn nhất. Có những chân lý phải trải qua hàng thế kỉ mới có thể đúng đắn.

Cuối cùng, với ví dụ thực tiễn là cơ sở của nhận thức chúng ta có thể kết luận được rằng thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Và thực tiễn có vai trò quan trọng đối với nhận thức. Nhận thức hình thành từ cuộc sống hàng ngày. Vì thế, để có nhận thức đúng đắn thì môi trường sống phải trong lành, lành mạnh, đúng đắn. Con người phát triển thì cuộc sống xã hội mới phát triển. Nên cần phải có nhận thức về cuộc sống xung quanh một cách chính xác hơn. Để có được cuộc sống ngày càng phát triển. Với những chia sẻ ở trên, nếu có thắc mắc gì hãy để lại lời nhắn ở dưới bài chúng tôi sẽ phản hồi và sửa đổi các bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề