Vì sao anw lại không tiêu hóa

Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng đầy bụng dù không ăn nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh về dạ dày và gan. Ngoài ra bệnh sỏi mật và sỏi túi mật cũng có thể khiến chúng ta cảm thấy đầy bụng ấm ách sau khi ăn vài miếng. Nếu gặp phải tình trạng khó chịu này, hãy nhanh chóng tới bệnh viện để thăm khám để biết chính xác nguyên nhân và tư vấn điều trị ngay.

1. Đầy bụng dù không ăn nhiều là do đâu?

1.1 Loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng là tình trạng bệnh lý khá phổ biến trong các bệnh lý về đường tiêu hóa. Các triệu chứng của bệnh bao gồm đầy bụng, đau, ợ hơi và khó chịu. Cơn đau có thể lan đến lưng hoặc phía sau xương ức. Loét dạ dày tá tràng cũng có thể gây chảy máu ẩn, dẫn tới thiếu máu và gây khó thở,  mệt mỏi cho người bệnh. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn là phân đen hoặc phân có máu,  đau bụng dữ dội và nôn mửa dữ dội, nôn ra máu.

Loét dạ dày tá tràng có thể là nguyên nhân gây đầy bụng dù không ăn nhiều

1.2. Liệt dạ dày

Liệt dạ dày là tình trạng tê liệt một phần dạ dày, kết quả là thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn thời gian bình thường. Ở người khỏe mạnh, dạ dày co thắt để tống thức ăn xuống ruột non để tiêu hóa và dây thần kinh phế vị điều khiển hoạt động co thắt này. Nguyên nhân gây ra liệt dạ dày bao gồm phẫu thuật trên các dây thần kinh phế vị, nhiễm trùng, rối loạn cơ trơn và các rối loạn chuyển hóa như suy giáp. Hậu quả là thức ăn di chuyển chậm hoặc dừng lại. Người bệnh vì thế mà hay cảm thấy đầy bụng, no lâu dù ăn rất ít vì dạ dày phải mất nhiều thời gian để tiêu hóa phần thức ăn đã tiêu thụ trước đó.

Người bị liệt dạ dày hay cảm thấy đầy bụng, no lâu dù ăn rất ít vì dạ dày phải mất nhiều thời gian để tiêu hóa phần thức ăn đã tiêu thụ trước đó

1.3. Đầy bụng dù không ăn nhiều do chứng khó tiêu

Theo ational Digestive Diseases Information Clearinghouse, chứng khó tiêu có thể gây ra tình trạng đầy bụng dù không ăn nhiều. Các triệu chứng khác liên quan đến chứng khó tiêu bao gồm rát hoặc đau ở vùng bụng trên. Chứng khó tiêu thường là một triệu chứng của một bệnh tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh trào ngược dạ dày, ung thư hoặc bất thường của tuyến tụy hoặc ống dẫn mật.

Chứng khó tiêu cũng dễ khiến bạn bị đầy bụng dù ăn rất ít

1.4. Bệnh về gan

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất cơ thể và nắm giữ nhiều vai trò quan trọng như lưu trữ vitamin, sản xuất mật hỗ trợ tiêu hóa,  lọc bỏ chất thải, thuốc men và các chất độc hại trong máu. Lạm dụng ma túy và nghiện rượu là nguyên nhân phổ biến của bệnh gan. Các triệu chứng cảnh báo gan có vấn đề bao gồm vàng da, ứ mật, gan sưng và tăng huyết áp tĩnh mạch cửa. Tình trạng ứ mật, giảm hoặc tắc nghẽn dòng chảy của mật, có thể gây ra các triệu chứng như ăn ít nhưng vẫn đầy bụng,  túi mật to, dễ chảy máu, nhạt phân, nước tiểu sẫm màu…

2. Một số mẹo chữa đầy bụng khó tiêu

Khi bị đầy bụng khó tiêu, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để hạn chế tình trạng này:

– Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để giải phóng khi dư thừa ra ngoài đồng thời ngăn chặn táo bón.

– Tắm trong bồn nước ấm để giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

– Bổ sung nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày để phòng chống táo bón, chướng bụng.

– Hạn chế uống nước ngọt, đồ có ga bởi chúng dễ gây tích tụ nhiều khí trong dạ dày.

– Ăn chậm, nhai kỹ và tránh ăn quá no.

– Cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn để hạn chế tình trạng tích tụ nước trong người, cải thiện chướng bụng.

– Giữ tinh thần thoải mái, ngủ đúng giấc và không nên thức khuya.

Với những cách trên đây, bạn có thể hạn chế được tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài liên tục thì bạn cần tìm đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị.

I. Khó tiêu:

Bạn thường bị chướng bụng đầy hơi sau khi ăn? Thực ra ai trong số chúng ta cũng có đôi lần phải trải qua chuyện này nhất là sau ăn no. Bệnh rất hay gặp, lành tính tuy nhiên đầy bụng khó tiêu còn là triệu chứng của các bệnh hệ tiêu hóa [như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày...]; các bệnh rối loạn chuyển hóa [đái tháo đường, cường giáp]; do nhiễm vi khuẩn H.Pylori hay do dùng thuốc chữa bệnh...

Chứng khó tiêu chức năng hay còn gọi là chứng khó tiêu không có loét [non-ulcer dyspepsia] là thuật ngữ dùng để mô tả một hội chứng có đau hoặc đầy tức khó chịu ở vùng thượng vị mà không có tổn thương của các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Bệnh cảnh dai dẳng kéo dài, mặc dù bản chất lành tính nhưng làm cho người bệnh rất lo lắng và khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày. Bệnh rất hay gặp, có tới 25% dân số mắc bệnh, tuy nhiên chỉ có một số ít trong những người này đi khám bệnh.

Những yếu tố dẫn đến chứng khó tiêu

- Thói quen ăn uống không tốt, chẳng hạn như nhai không kỹ trước khi nuốt, ăn đêm và ăn quá nhanh, ăn nhiều tinh bột, lạm dụng chất béo, gia vị, ăn quá nhanh

- Lạm dụng các chất kích thích: rượu, cà phê, thuốc lá, do nuốt nhiều không khí [trong và giữa các bữa ăn]

- Rối loạn co bóp dạ dày tá tràng: 30-50% những người bị bệnh quá trình tống thức ăn từ dạ dày xuống ruột của họ bị chậm lại. do thiếu mật giúp tiêu hóa chất béo...

- Tăng độ nhạy cảm của thần kinh với áp lực trong dạ dày tá tràng.

- Các yếu tố về tâm lý xã hội như stress, căng thẳng, lo âu trong cuộc sống cũng làm cho nhiều người mắc bệnh, nhất là trong điều kiện áp lực cuộc sống hiện nay.

- Tuy nhiên đầy bụng khó tiêu còn là triệu chứng của các bệnh hệ tiêu hóa [như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày...]; các bệnh rối loạn chuyển hóa [đái tháo đường, cường giáp]; do nhiễm vi khuẩn H.Pylori hay do dùng thuốc chữa bệnh...

II. Biểu hiện của bệnh

- Bệnh cảnh có thể biểu hiện các triệu chứng giống như có loét dạ dày tá tàng: đau vùng thượng vị, đau khi đói, đau giảm đi khi ăn vào, đau có thể xuất hiện vào ban đêm làm bệnh nhân phải tỉnh giấc, đau có thể xuất hiện vào một thời điểm nhất định trong ngày.

- Một số người bệnh biểu hiện bằng triệu chứng rối loạn co bóp như: bệnh nhân cảm giác ăn nhanh no, sau khi ăn thấy bụng tức nặng, có thể có buồn nôn hoặc nôn oẹ, ợ hơi, đầy trướng ở vùng thượng vị, các triệu chứng tăng lên sau khi ăn làm người bệnh ngại ăn uống.

III. Phát hiện bệnh như thế nào?

Mặc dù người bệnh cảm thấy các triệu chứng rất rõ, tuy nhiên khi thăm khám trên lâm sàng thầy thuốc không phát hiện thấy gì đặc biệt. Việc chẩn đoán bệnh dựa vào loại trừ các bệnh lý thực thể bằng siêu âm và nội soi dạ dày tá tràng. Siêu âm giúp loại trừ các bệnh lý gan mật như: sỏi túi mật, sỏi trong gan, sỏi ống mật chủ, u gan, u tụy, viêm tụy mạn, sỏi tụy...

- Nội soi dạ dày tá tràng để loại trừ các bệnh lý ống tiêu hóa như: loét dạ dày, loét hành tá tràng, ung thư dạ dày. Trong bệnh khó tiêu không có loét, xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm sinh hóa máu các chỉ số hoàn toàn trong giới hạn bình thường. Hình ảnh siêu âm bình thường. Hình ảnh nội soi dạ dày tá tràng bình thường

IV. Phòng bệnh và điều trị

- Đối với bệnh nhân mắc chứng khó tiêu cần được loại trừ chắc chắn các bệnh thực thể trước khi chẩn đoán bị chứng khó tiêu không có loét, đặc biệt là đối với người trên 45 tuổi, lứa tuổi dễ bị bệnh ung thư dạ dày.

- Trong trường hợp khó tiêu là triệu chứng của một số bệnh khác như Viêm, lóet dạ dày; Trào ngược dạ dày thực quản; Ung thư dạ dày…thì người bệnh cần được theo dõi & điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa

- Có rất nhiều cách để ngăn chặn chứng khó tiêu và cải thiện toàn bộ sức mạnh của hệ tiêu hóa, sau đây là 5 cách được cho là có hiệu quả nhất:

1. Ăn nhiều chất xơ mỗi ngày

- Chất xơ không chỉ là yếu tố chủ chốt giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt mà nó có ảnh hưởng đến toàn bộ sức khỏe của bạn. Những thức ăn được ưa chuộng trong nhịp sống công nghiệp hối hả như đồ hộp, đồ ăn nhanh, thịt đỏ và các món ăn chứa nhiều chất béo chính là nguyên nhân gây ra bệnh khó tiêu.

- Một bữa ăn giàu chất xơ, ngoài việc giúp tiêu hóa tốt còn giúp ngăn chặn tiểu đường, các bệnh về tim mạch, bệnh trĩ, ung thư trực tràng và nhiều bệnh khác. Một người bình thường cần từ 20-30 gram chất xơ mỗi ngày. Lượng chất xơ này có thể tìm được dễ dàng trong rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt…

- Tránh xa những thức ăn thường làm bạn đầy hơi như đậu đũa, bắp cải, súp lơ và các đồ uống có gas. Luôn uống nhiều nước vì nước làm cho thức ăn dễ tiêu hóa hơn. Nước còn có các dụng hòa tan các khoáng chất, vitamin và ngăn ngừa táo bón.

2. Nhai kỹ thức ăn và ăn vừa no

Nhai kỹ là một trong những cách quan trọng nhất để giảm tải cho hệ tiêu hóa nhưng thường bị bỏ qua. Nhai kỹ không chỉ giúp nghiền nát thức ăn mà nó còn báo hiệu cho tuyến nước bọt, dạ dày và ruột non chuẩn bị tiết dịch vị. Một điều cần chú ý khác là tránh ăn quá no. Cơ thể chúng ta chỉ có từng đó dịch vị, quá nhiều thức ăn vào bụng đồng nghĩa với việc dạ dày phải tiết ra nhiều axít để tiêu hóa và điều này dễ gây ra hiện tượng ợ nóng và khó tiêu.

3. Tập thể dục thường xuyên và tránh căng thẳng

- Ngoài tác dụng giúp cơ thể khỏe mạnh, tập thể dục cũng có khả năng cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Một nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, vận động nhiều làm tăng cường rõ rệt chức năng tiêu hóa. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học còn tìm thấy mối liên hệ giữa chứng lười vận động với bệnh béo phì, đau dạ dày và tiêu chảy.

- Căng thẳng quá mức cũng có tác động tiêu cực tới hệ tiêu hóa của chúng ta. Điều này được giải thích như sau, căng thẳng sẽ làm giảm lượng máu lưu thông tới vùng bụng qua đó làm giảm chức năng tiết dịch vị, làm chậm lại quá trình tiêu hóa và gây ra ợ nóng, đầy hơi và táo bón.

4. Đừng lạm dụng thuốc antacid

Axít trong dạ dày có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn nhưng trong nhiều trường hợp, lượng axít này có thể trào ngược lên thực quản gây ra cảm giác khó tiêu. Khi điều này xảy ra, nhiều người thường tìm đến antacid vì loại thuốc này có tác dung trung hòa axít và giải quyết được triệu chứng trên một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, thuốc antacid sẽ làm dạ dày giảm tính axít, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và dễ dàng bị vi khuẩn tấn công.

5. Bổ sung men tiêu hóa khi cần

- Men tiêu hóa được chiết xuất từ thảo dược có thể cải thiện khả năng tiêu hóa và thậm chỉ tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Trong trường hợp thiếu men tiêu hóa do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, bổ sung men tiêu hóa có thể làm giảm các triệu chứng khó tiêu và đau dạ dày. Đối với những người khỏe mạnh, men tiêu hóa cũng phát huy tác dung trong việc tăng cường chức năng tiêu hóa của cơ thể.

- Men tiêu hóa không phải là vị thuốc thần và chứng khó tiêu có thể là triệu chứng của nhưng căn bệng nguy hiểm hơn rất nhiều như bệnh Crohn, trào ngược axít, hoặc bệnh GERD. Chính vì vậy, ngoài việc thực hiện nghiêm chỉnh những cách trên, bạn nên tới bác sĩ khám ngay nếu thường xuyên bất an với hệ tiêu hóa của mình.

** Điều trị triệu chứng: Cho tới nay chủ yếu là điều trị triệu chứng.

- Thuốc chống acid, chống tiết acid và chống đầy hơi

- Thuốc tác động trên co bóp của ống tiêu hóa: domperidone, metoclopramide...   

- Thuốc giúp tiêu hóa: đó là các men tiêu hóa để giúp sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày

- Đối với trường hợp có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori cần điều trị diệt vi khuẩn

- Điều trị bệnh kèm theo nếu có

 Cần lưu ý rằng những thuốc này phải có chỉ định của thầy thuốc người bệnh mới được sử dụng. Người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt khoa học, tránh những căng thẳng không cần thiết, nên ăn những đồ ăn dễ tiêu, ít mỡ, nhiều chất xơ, tăng cường hoạt động thể lực như đi bộ, tốt nhất là chọn một môn thể thao thích hợp.

Chuyên Khoa Tiêu Hoá – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Video liên quan

Chủ Đề