Vì sao cầu kè thích hợp trồng dừa sáp

Dừa sáp là loại đặc sản chỉ duy nhất có tại Cầu Kè, loại dừa trong lòng trái không có nước và cũng không có cơm giòn như dừa bình thường. Cơm dừa sáp rất dày choán hết phần ruột bên trong, nước sền sệt màu trắng đục, mềm và rất dẻo như bột quánh lại. Năm 2015, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu "dừa sáp Cầu Kè" cho hợp tác xã dừa sáp Hoà Tân.

Huyện Cầu Kè là quê hương của giống dừa sáp Trà Vinh. Toàn địa bàn huyện có trên 34.000 cây dừa, 20.000 cây đang cho quả. Trong đó, dừa sáp tập trung tại xã Hòa Tân, Hòa Ân, thị trấn Cầu Kè. Theo người dân, trồng dừa sáp không tốn nhiều công chăm sóc nhưng là nghề hên xui. Cùng một nguồn, nhưng trên 200 cây mới có khoảng 40 cây cho sáp. Có khi, cùng một buồng, 10 quả mới có 3-4 quả sáp. Có cây trồng mãi lâu năm vẫn không cho quả dừa sáp, có cây cho được một thời gian thì ngừng, lại có cây cho vài chục buồng mới bắt đầu ra sáp. Bề ngoài của cây dừa sáp không khác nhiều so với dừa thường. Với những thương lái lâu năm, tỷ lệ chọn quả sáp đạt khoảng 80%. Dừa sáp khi bổ ra sẽ thấy lớp cùi dày, cứng và xốp. Cơm dừa do chính nước dừa đặc lại nên dẻo và quánh như sáp.

Dừa sáp được chia thành 3 loại. Loại thứ nhất là những quả lớn, nước đã keo đặc lại, quánh và đặc ruột; loại 2 có sáp nhưng còn nước rỏ ra như sợi chỉ; loại 3 quả chỉ nhỏ như dừa xiêm, độ đặc ít nhất.

Theo nhà vườn, một năm, trong 80-100 quả thì chỉ có 20-30 quả sáp. Giá dừa sáp thấp nhất là 100.000 đồng/quả. Tới tháng 3, 4 năm sau, giá thu mua tại vườn là 150.000 đồng/quả. Giá bán lẻ ra thị trường đến 200.000 đồng/quả nhưng đôi khi vẫn không đủ hàng cung cấp. Ngoài thưởng thức quả tươi, dừa sáp còn chứa hàm lượng dầu lớn, là nguyên liệu cho ngành công nghiệp mỹ phẩm, chế biến thực phẩm.

Trồng dừa mang lại thu nhập cao cho người dân

Tại huyện Cầu Kè [Trà Vinh], dừa sáp [có một lớp cơm dày trong ruột xốp, thịt dẻo, vị béo, thơm ngon] là loại đặc sản nơi đây.  Đầu tháng 12/2018,  dừa sáp được bày bán rất nhiều hai bên quốc lộ 54 vào trung tâm huyện Cầu Kè giá từ 180.000 – 260.000 đồng/trái [tùy loại], tăng từ 20.000 – 50.000 đồng/trái so với 2 tháng trước đó.

Theo người dân huyện Cầu Kè, giá dừa sáp hiện nay tăng là do thời điểm này vụ nghịch nên sản lượng ít hơn so với tháng 5-6 vừa rồi. Bên cạnh đó, dừa sáp tăng giá  do đang vào dịp lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer Nam Bộ và dịp tết cuối năm nên sản lượng hút hàng không đủ đáp ứng cho thị trường.

Theo người dân trồng dừa sáp ở xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè hơn 15 năm trước giá trị cây dừa sáp thua cây dừa thường và không ít nông dân đã đốn bỏ dừa sáp trồng cây ăn trái khác. Nhưng nhờ huyện Cầu Kè là xứ sở vườn cây ăn trái và có lễ Vu Lan Thắng hội được tổ chức rất quy mô hàng năm nên khách phương xa về tham quan rất đông. Đây cũng là dịp để người dân quảng bá thương hiệu dừa sáp Cầu Kè.

Theo người dân xã Hòa Tân trồng 1 công dừa trong số đó có gần 45% cây đang cho trái sáp, bình quân mỗi năm vườn dừa cho khoảng 450-500 trái dừa sáp mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng. Trồng dừa sáp cũng đơn giản giống như dừa bình thường, nhưng trái nào cho sáp giá bán cao gấp 10-15 lần so với dừa thường.

Người dân chia sẻ kinh nghiệm chọn giống và trồng để nâng cao năng suất, chất lượng trồng dừa sáp

Kinh nghiệm chọn giống và trồng dừa sáp, thứ nhất chọn giống dừa sáp chủ yếu bằng trái, dừa làm giống được tuyển chọn từ những cây đầu dòng trên 10 năm tuổi, cây dừa có sáp, khỏe mạnh, không bị bệnh.

Chọn buồng nhiều trái, trái to, màu sắc đẹp lưu ý chọn trái dừa nước nếu chọn trái sáp thì trái không nảy mầm. Trái dừa hái xuống, treo lên dây phơi khô, sau đó vạt mặt, xếp xuống đất hoặc cho vào bịch nylon có chứa xơ dừa cộng phân chuồng, đưa vào vườn ươm. Làm giàn lưới để che bớt ánh sáng, ngày tưới 1 lần, mùa mưa không cần tưới. Sau khi đưa vào vườn ươm khoảng 35 ngày, trái nảy mầm. Khi nảy mầm, dùng phân bón lá phun kích thích cho lá và rễ phát triển. Tiếp tục chăm sóc thêm 25 ngày, khi cây dừa cao 50cm và rễ đâm ra khỏi vỏ dừa là đem đi trồng.

Đặc biệt dừa sáp rất thích hợp với đất cát pha nhẹ, có thể trồng xung quanh bờ ao, bờ kênh, nếu trồng diện tích lớn, nên trồng tập trung. Đào hố rộng 80x80cm, hoặc lên mô, cây cách cây 8x8m rồi trộn phân chuồng cộng tro trấu và phân hữu cơ, lấp một lớp đất mỏng. Hạ cây dừa xuống, lấp đất chặt, kín ngang mặt bầu. Về cách chăm sóc, trồng xong tưới nước ngày 1 lần, dừa trồng được 30 ngày tiến hành bón urê, lượng phân không đáng kể, mỗi gốc 1 nắm tay.

Khi cây trổ bông, bón 1kg phân NPK 16–16–8, bón bằng cách đào rãnh xung quanh gốc dừa, cách gốc 1,5 m bỏ phân xuống rồi lấp đất lại. Muốn cây dừa sáp đạt tỷ lệ sáp cao cơm dày, khi cây trổ bông cần thụ phấn nhân tạo.

Theo HTX dừa sáp Hòa Tân, HTX có 20 xã viên, với diện tích dừa sáp cho trái trên 20ha [tương đương 5.000 cây dừa]. HTX còn thực hiện sản xuất, kinh doanh cung cấp trái dừa sáp giống. Hiện HTX ký kết hợp đồng với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cung ứng trực tiếp hàng tháng gần 800 trái dừa sáp, với giá cố định 120.000 – 160.000 đồng/trái [ tùy loại lớn nhỏ].

Theo phòng Nông nghiêp - Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè, toàn huyện hiện có hơn 34.000 cây dừa sáp. Trong đó có gần 20.000 cây đang cho trái, với sản lượng 450.000​ - 500.000 trái dừa sáp/năm. Diện tích dừa sáp tập trung nhiều trên địa bàn xã Hòa Tân, với trên 26.000 cây và có 70% số cây đang cho trái. Đây được xem là đặc sản của tỉnh Trà Vinh và cả Việt Nam vì dừa sáp chỉ trồng trên đất ở một số xã của huyện Cầu Kè thì mới cho ra sáp, còn lại nếu mua giống về trồng ở những vùng đất khác thì nó cho ra trái dừa bình thường.

Theo báo cáo của Sở Công Thương Trà Vinh: Trà Vinh là một trong những tỉnh trồng dừa khá cao ở vùng ĐBSCL [đứng thứ hai sau Bến Tre] với tổng diện tích đến cuối năm 2017 là 21.495 ha, chiếm 38,8% diện tích dừa cả nước, trong đó diện tích dừa cho trái 17.201 ha [chiếm 80% diện tích trồng], năng suất bình quân 15,3 tấn/ha, sản lượng 263.812 tấn tương đương khoảng 220 triệu trái. Đối với dừa sáp là một trong những đặc sản của Trà Vinh hiện đang trồng ở huyện Cầu Kè khoảng 160 ha [02 ha dừa sáp cấy phôi; 70 ha dừa sáp đạt chứng nhận VietGAP], tỷ lệ sáp đạt 25-30%. Diện tích dừa trồng tập trung quy mô lớn ở các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành và Trà Cú.

Các giống dừa sử dụng hiện có trên địa bàn tỉnh rất đa dạng: dừa ta xanh, dừa ta vàng, dừa dâu xanh, dâu vàng, dừa xiêm, dừa lùn vàng/đỏ Mã Lai, các giống dừa lai, đặc biệt có giống dừa có giá trị kinh tế cao như dừa dứa, dừa sáp.

Tỉnh Trà Vinh cũng đã xác định cây dừa là một trong những cây trồng chủ lực mang lại lợi thế trong việc xây dựng một nền nông nghiệp bền vững hướng tới xuất khẩu. Năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 242,68 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 8,47 triệu USD. Toàn tỉnh hiện có khoảng 12 cơ sở, doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ dừa với các sản phẩm chủ yếu như: than hoạt tính, cơm dừa sấy khô, nước cốt dừa cấp đông, dầu dừa, chỉ xơ dừa, thảm xơ dừa, phân vi sinh từ mụn dừa và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa, tập trung trên địa bàn huyện Càng Long và Tiểu Cần.

Hiện nay, việc tiêu thụ dừa trái khô chủ yếu thông qua thương lái thu mua trực tiếp tại vườn, sản phẩm được tiêu thụ nội dịa và xuất khẩu sang Trung Quốc, Thái Lan và Campuchia. Các sản phẩm từ dừa xuất khẩu trên 25 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Nhận Bản, Trung Quốc, EU, Mỹ, một số nước Trung Đông và Châu Phi.

Biện pháp bảo tồn và phương hướng phát triển dừa sáp Cầu Kè tỉnh Trà Vinh

Trước đây, rất ít người biết đến quả dừa sáp, hoặc cũng không quan tâm  đến hiệu quả kinh tế của cây dừa sáp. Nhưng ngày nay, vì giá trị kinh tế cao của dừa sáp mang lại nên diện tích trồng dừa sáp ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có xu hướng gia tăng, hầu như mỗi nhà đều có trồng vài cây đến vài chục cây dừa sáp, hoặc khi có nhu cầu cải tạo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì bà con nghĩ đến việc trồng cây dừa sáp. Do vậy, nhu cầu về cây giống dừa sáp ngày càng gia tăng.

Năm 2014, Trường Đại học Trà Vinh đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Nhân giống dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi”, kết quả cây giống từ đề tài nghiên cứu khi trồng tập trung tại xã Lương Hòa huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh cho tỷ lệ sáp trên quầy đạt trên 80%. Hiện nay, tỉnh Trà Vinh đang rất chú trọng phát triển một số cây đặc sản của tỉnh.

UBND tỉnh Trà Vinh đã phê duyệt đề án khung của nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh giai đoạn 2016 – 2020, trong đó dừa sáp là một trong những đối tượng cần được phục tráng và bảo tồn. Bên cạnh đó vào năm 2016, Trà Vinh cũng đã triển khai Dự án “Xây dựng mô hình trồng dừa sáp bằng nguồn cây giống nuôi cấy phôi tại Trà Vinh” do trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh làm đơn vị chủ trì thực hiện với tổng kinh phí dự án là 5,5 tỷ đồng.

Năm 2015, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu "dừa sáp Cầu Kè" cho hợp tác Xã dừa Sáp Hoà Tân. Thời gian tới, để giúp quảng bá sản phẩm này vượt ra khỏi phạm vi một địa phương, vùng miền để đến với người tiêu dùng và thị trường tiêu thụ trên cả nước, góp phần xây dựng hình ảnh quốc gia và mở rộng sự nhận biết của cộng đồng quốc tế đối với sản phẩm truyền thống của Việt Nam, thì xây đựng chỉ dẫn địa lý cho Dừa Sáp Trà Vinh là một nhu cầu tất yếu và thiết thực.

Nguồn: VITIC

Ngày 18/6, Ban Điều phối Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh Trà Vinh [AMD Trà Vinh] cho biết, trao giấy chứng nhận VietGAP cho Hợp tác xã Dừa sáp Hoà Tân, huyện Cầu Kè.

  • Chương trình mỗi xã một sản phẩm: Động lực mới phát triển kinh tế nông thôn

  • Chương trình mỗi xã một sản phẩm phát huy hiệu quả tại Hà Giang

  • Cơ hội làm giàu từ trồng dừa sáp

Chủ nhà vườn Cao Văn Lùng [bên trái], xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè giới thiệu quả dừa sáp với du khách. Ảnh: Thanh Hòa/TTXVN

Đây là hợp tác xã đầu tiên chuyên trồng dừa sáp ở tỉnh Trà Vinh được chứng sản xuất thực hành nông nghiệp tốt.

Ông Nguyễn Văn Sử, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc Hợp tác xã Dừa sáp Hoà Tân hiện cho biết, hợp tác xã được thành lập cách đây 5 năm, gồm 53 thành viên, với diện tích canh tác gần 45 ha dừa sáp; trong này hiện có 28 ha được sản xuất theo chuẩn VietGAP và cho sản lượng trái mỗi năm khoảng 40 tấn. Năm 2016, dừa sáp Hoà Tân cũng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận công nhận thương hiệu.

Theo ông Sử, huyện Cầu Kè được xem là “thủ phủ” cây đặc sản dừa sáp và nổi tiếng khắp cả nước gần 50 năm qua. Nguồn gốc cây dừa sáp có mặt trên vùng đất Cầu Kè từ năm 1970, khi được ông Thạch Chịa, lão nông đã gần 90 tuổi, ở khóm 2, thị trấn Cầu Kè,đưa từ Campuchia về trồng.

Thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng và là “mỹ vị” nên dừa sáp nhanh chóng trở thành trái ngon nổi tiếng và được hàng ngàn hộ nông dân trong huyện nhân rộng diện tích trồng dừa sáp. Tính đến nay, toàn huyện Cầu Kè đã có hơn 22.000 cây dừa sáp, trong này xã Hòa Tân có gần 17.000 cây, khoảng 40% đã cho trái.

Trái dừa sáp hiện được chế biến thành nhiều thức uống, như: sinh tố dừa sáp, dừa sáp dầm sữa đá, dừa sáp dầm trộn trái cây, dừa sáp trộn đường. Mới đây, nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo tại huyện Cầu Kè chế biến thành công món mứt dừa sáp độc đáo, với giá bán 400.000 đồng/kg, nhưng cung không đủ cầu. Bình quân, một năm một cây dừa sáp cho khoảng 120 - 150 trái và tỷ lệ dừa cho trái sáp đạt từ 40 - 50%, tính theo giá bán 120.000 đồng/trái, mỗi cây dừa sáp cho thu nhập trên 10 triệu đồng/năm.

Ông Huỳnh Nghĩa Thọ, Giám đốc Ban Điều phối Dự án AMD Trà Vinh cho biết, dự án AMD đang hỗ trợ nông dân trồng dừa sáp, đặc biệt là các hợp tác xã về kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, tìm đối tác nhằm tạo điều kiện thuận lợi để góp phần đưa sản phẩm dừa sáp ra thị trường bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho nông dân.

Phúc Sơn [TTXVN]

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm: Sản xuất chè theo hướng an toàn, hữu cơ

Tại đề án “Nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè và thương hiệu sản phẩm trà Thái Nguyên, giai đoạn 2017- 2020”, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu đạt chất lượng an toàn sản phẩm cho 100% diện tích chè trong quy hoạch sản xuất theo hướng VietGAP, sản xuất chè theo hướng an toàn, hữu cơ.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Mỗi xã một sản phẩm,
  • đặc sản dừa sáp Cầu Kè,
  • chứng nhận VietGAP,

Video liên quan

Chủ Đề