Vì sao cúc áo cuối cùng lại nằm ngang

Tại sao vest nam không bao giờ cài chiếc cúc cuối?

Có một nguyên tắc cơ bản đối với việc cài khuy áo vest nam: Nếu bạn mặc một chiếc áo có ba khuy, bạn có thể cài khuy trên cùng, luôn luôn phải cài khuy ở giữa, và đừng bao giờ cài khuy cuối. Nếu bạn mặc một chiếc áo có hai khuy, luôn luôn cài khuy ở trên và đừng bao giờ cài khuy ở dưới.

Không cần biết bạn đang mặc loại áo vest nào, khuy cuối cùng không bao giờ nên cài lại. Đó là một quy tắc đã tồn tại từ lâu trong y phục vest nam giới. Ngay cả với cáo gi-lê [chiếc áo chẽn không tay, để mặc bên trong áo vest] cũng được áp dụng quy tắc tương tự: Luôn để mở khuy cuối cùng, không cài.

Đây là một quy tắc rất phổ biến đối với vest nam, tồn tại ở hầu khắp các quốc gia [dù vậy quy tắc này không áp dụng cho vest nữ]. Đối với những nhà may vest có kinh nghiệm, họ thậm chí còn thiết kế làm sao để áo vest và áo gi-lê trông còn “bảnh” hơn khi không cài cúc cuối.

Dù quy tắc thời trang này rất phổ biến, nhưng không nhiều người hiểu nguồn gốc của “luật bất thành văn” này bắt đầu từ đâu. Tại sao phải có một chiếc cúc nằm đó, khi bạn không bao giờ nên cài nó? Câu trả lời quay ngược thời gian về một vị vua khá… “tròn trịa” trong lịch sử Hoàng gia Anh - Vua Edward VII [1841-1910].

Vua Edward VII trị vì vương quốc Anh từ năm 1906-1910. Từ khi còn mang danh xưng Hoàng tử Edward, ông đã là người có thân hình hơi mập. Lúc này, vest nam đang rất thịnh hành, nhưng hoàng tử Edward lại… hơi mập để có thể cài đủ tất cả các chiếc cúc mà vẫn cảm thấy thoải mái. Vì vậy, để thấy thoải mái hơn, ông thường bỏ cài cúc cuối của áo gi-lê.

Phải hiểu rằng giới quý tộc Anh rất tinh tế trong chuyện trang phục với những chuẩn mực khắt khe về thời trang. Việc một nhân vật tầm cỡ của Hoàng gia “quên” cài chiếc cúc cuối không hề lọt ra ngoài tầm mắt của các quý tộc khác.

Để thể hiện sự tôn trọng dành cho hoàng tử, người trong tương lai sẽ trị vì vương quốc, các quý tộc khác cũng bắt đầu bỏ cài chiếc cúc cuối. Từ giới quý tộc, dần dần tất cả nam giới trong vương quốc cũng đều bỏ cài cúc cuối áo gi-lê.

Vua Edward VII [trái] hồi năm 1901. Có thể thấy trong ảnh, ông không cài khuy cuối của áo chẽn.

Chính nhà vua Anh Edward VII đã là người làm xuất hiện quy tắc không cài khuy cuối áo gi-lê và áo vest, nhưng vì hai lý do hoàn toàn khác nhau. Đối với áo vest, ông không cài khuy cuối là bởi chiếc áo vest lúc này được dùng thay thế cho chiếc áo khoác cưỡi ngựa truyền thống.

Thực tế thiết kế áo vest mà nam giới mặc hôm nay mới bắt đầu xuất hiện hồi đầu thế kỷ 20, khi đó, chiếc áo này thường được gọi là “áo vest đi dạo”, với ý nghĩa rằng đây là chiếc áo vừa đủ lịch sự, vừa đủ thoải mái, là dấu gạch nối giữa những bộ trang phục trịnh trọng và trang phục thường ngày.

Cựu cầu thủ David Beckham và tài tử George Clooney không cài cúc cuối áo vest.

Dần dần, nam giới thích dùng chiếc “áo khoác đi dạo” tiện dụng này thay cho cả chiếc áo khoác cưỡi ngựa - một thú vui thể thao phổ biến trong giới quý tộc Anh. Thời này, áo vest nam giới thường có 3 khuy, nam giới sẽ cởi khuy cuối để thuận tiện cho các động tác cưỡi ngựa.

Vua Edward VII thường không cài cả khuy thứ nhất trong hàng khuy 3 chiếc, chỉ để khuy giữa được cài. Vậy là, khi áo vest ngày càng trở nên phổ biến trong thời trang nam, vua Edward VII đã là người mở ra luật bất thành văn: bỏ cài khuy cuối áo vest và áo gi-lê.

Ở những thập niên trước, quy tắc không cài cúc cuối áo vest có thể chỉ phổ biến ở Vương quốc Anh, nhưng ngày này, quy tắc này đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia khác, khi phần lớn các nhân vật nổi tiếng, các chính khách, ngôi sao… khi mặc vest đều bỏ ngỏ chiếc cúc cuối.

Bích Ngọc
Theo Business Insider

Tác giả: Thiên Di [tổng hợp]

Vị trí nút áo của trang phục nam và nữ ngược nhau - nút áo phụ nữ nằm bên trái, với nam thì ngược lại. Lý do sẽ khiến bạn ngỡ ngàng.

Lý do đằng sau vị trí nút áo khác biệt này có từ nhiều thế kỷ trước, khi đàn ông phải ra trận chiến đấu và phụ nữ phải ở nhà để nuôi dạy con cái.

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao trang phục nam và trang phục nữ khác nhau một chút ở vị trí nút áo, khi chúng nằm ở hai phía ngược nhau?

Một chủ đề trên diễn đàn trao đổi Quora đã chia sẻ suy nghĩ rằng, nút áo sơ mi nam ở bên phải giúp cho việc đấu tay đôi dễ dàng hơn và nhanh hơn khi họ cần lấy vũ khí, vì: "Việc dùng tay trái để cởi cúc bên phải sẽ thuận tiện, nhanh chóng hơn".

Hầu hết đàn ông đều cầm kiếm bằng tay phải, vì vậy cần nhanh chóng mở áo để đấu tay đôi và tự bảo vệ.

Vị trí nút áo nằm bên trái của phụ nữ là vì đâu mà có?

Về việc nút áo sơ mi nữ ở bên trái, nguyên do được đưa ra là vì thiên chức của họ - làm mẹ. Phụ nữ có xu hướng bế trẻ trong tay trái để tay phải rảnh rang cho những việc khác. Vì thế, áo sơ mi nữ được thiết kế để có thể mở hoặc cài bằng tay phải dễ dàng hơn, đặc biệt là khi họ cần cho con bú.

Áo sơ mi nữ thường được may nút bên trái

Một giả thuyết khác cho rằng, việc cưỡi ngựa đã quy định vị trí nút áo trên trang phục phụ nữ. Do những tầng váy, đầm, áo lót dài và nặng cũng như những quy định dành riêng cho nữ giới thời phong kiến, phụ nữ phải cưỡi ngựa theo kiểu ngồi ngang, với cả hai chân họ ở phía bên phải của ngựa. Từ đó, cài cúc bên trái sẽ giúp ngăn gió lùa vào áo.

Một số người cho rằng sự khác biệt về vị trí nút áo bắt đầu từ thời kỳ khi phụ nữ bắt đầu được mặc quần tây và các kiểu áo tương tự với trang phục nam, thay vì áo nịt ngực và áo bó sát. Lúc này, các nhà sản xuất nút đặt nút ở mặt trái của quần áo áo phụ nữ như một cách để phân biệt giữa quần áo nam và nữ.

Một giả thuyết khác liên quan đến Napoléon Bonaparte, khi ông phát ốm vì bị phụ nữ liên tục bắt chước cách ông tạo dáng. Napoleon thò tay vào giữa các cúc áo sơ mi của mình trong một bức chân dung, và phụ nữ bắt đầu trêu chọc ông bằng cách bắt chước tư thế đó.

Tư thế chân dung này khiến ông bị 'chọc ghẹo'

Một số người nghĩ rằng Napoléon có thể đã ra lệnh buộc cúc áo sơ mi của phụ nữ ở phía đối diện của nam giới để ngăn chặn hành vi bắt nạt.

Nhà sáng lập thương hiệu áo blouse nữ Elizabeth & Clarke, Melanie M. Moore, cho biết: "Khi những chiếc nút áo được phát minh vào thế kỷ 13, cũng giống như hầu hết các công nghệ mới, chúng rất đắt tiền."

“Phụ nữ giàu có hồi đó không tự mặc quần áo - hầu gái của họ giúp họ mặc áo. Vì thế, để toàn bộ nút áo nữ bên trái sẽ giúp việc hầu hạ các quý bà dễ dàng hơn".

Theo The Sun UK

Sơ mi là một trong những món đồ không thể thiếu trong tủ quần áo của mỗi người. Nhưng mặc sơ mi nhiều là thế, liệu bạn có bao giờ để ý đến 1 chi tiết cực nhỏ này không?

Đó là phần khuyết trên cổ áo sơ mi thường nằm ngang, trong khi các khuyết cài khác lại nằm dọc chưa?

Vì sao khuyết ở cổ áo lại nằm ngang, khác biệt hoàn toàn với các khuyết khác nhỉ?

Hóa ra, đây không phải là lỗi của nhà sản xuất mà đó chính là một tính toán mang đậm sự tinh tế của nhà may mặc.

Cụ thể, những khuyết ngang sẽ giúp cho khuy cài [cúc áo] vào có thể chịu được nhiều lực từ các hoạt động và lực giằng, kéo... hơn chiếc khuy cài vào khuyết dọc mà không làm kéo giãn cả áo hoặc lỗ khuyết.

Bên cạnh đó, những chiếc khuyết nằm ở phía cổ áo và khuyết cuối cùng trên vạt áo thường được may bằng chỉ dày, dai để tránh việc bị bung ra.

Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, phần khuyết ngang ở cổ áo sẽ giữ cổ áo được đứng dáng, không dễ đổ, còn phần khuyết ngang ở dưới cùng giúp khuy áo không bị xê dịch nhiều, giúp vạt áo thẳng hơn.

Thêm một chút thông tin cho những bạn yêu thích lịch sử may mặc nhé! Tuy khuyết và khuy luôn đi đôi với nhau nhưng bạn có hay chúng lại không được phát minh ở cùng thời điểm mà cách nhau tới cả nghìn năm.

Thời xưa, người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã phải sử dụng chiếc khuy áo cùng những chiếc dây thòng lọng nhỏ trên vai nhằm giữ cho áo không bị rơi, xộc xệch.

Và phải đến thế kỷ 13, người châu Âu mới bắt đầu tạo ra khuyết. Phát minh này đã khiến nhiều người phấn khích, và từ bấy đến nay, khuyết và khuy trở thành đôi bạn không thể tách rời.

Nguồn: Quora, Brightside

Video liên quan

Chủ Đề