Vì sao chọn nghề dược sĩ


I. Dược sĩ là gì? Vai trò của nghề nghiệp


Dược sĩ [hay trong tiếng Anh là Pharmacist] mà chúng ta thường gọi với cái tên thân thuộc hơn là “thầy thuốc”. Là những người làm việc trong ngành y tế, có trình độ chuyên môn về dược liệu. Họ sẽ đảm nhận các công tác như nghiên cứu, phát minh ra các loại thuốc trong phòng thí nghiệm hoặc có thể chọn hành nghề dược như bán, cấp thuốc điều trị, theo dõi quá trình điều trị bằng thuốc cho các bệnh nhân.

Thực tế rằng ngày càng có nhiều loại bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Đặt ra một bài toán lớn Thì không ai khác, chính những người dược sĩ mới có khả năng nghiên cứu để điều chế ra các loại vaccine và thuốc đặc trị, giúp bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi người. Vì vậy có thể thấy rằng, vai trò của dược sĩ là vô cùng quan trọng và ý nghĩa, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của không chỉ một vài cá nhân nhưng là tất cả mọi người đang sống trên thế giới này.

Tìm việc làm, tuyển dụng ngành dược có thể bạn quan tâm:

- Dược sĩ bán thuốc An Khang

- Dược sĩ đào tạo nhà thuốc an khang

- Dược Sĩ Chuyên Môn Nhà Thuốc An Khang [có CCHN]

II. Công việc của một dược sĩ


Một dược sĩ có thể đi theo một trong hai hướng, đó là hành nghề thuốc hoặc nghiên cứu thuốc. Tùy mỗi hướng mà công việc của dược sĩ sẽ có sự khác nhau. Cụ thể sẽ được trình bày rõ hơn về hai hướng công việc của dược sĩ như sau.

Dược sĩ hành nghề thuốc nếu làm trong các bệnh viện, phòng khám thì sẽ đảm nhận các công việc gặp gỡ, cấp thuốc cho các bệnh nhân theo đơn của bác sĩ, tư vấn cho bệnh nhân những loại thuốc họ có thể sử dụng đi kèm, cách kiêng cữ các loại thức ăn, cách sử dụng hiệu quả thuốc, đưa ra các khuyến cáo và theo dõi tình hình tiến triển của bệnh nhân sau khi dùng thuốc điều trị. Ngoài ra, các dược sĩ đã có bằng chứng nhận và giấy phép kinh doanh có thể tự mở nhà thuốc và cung cấp thuốc cho người dân theo kinh nghiệm và sự cho phép của nhà nước.

Đối với dược sĩ chuyên nghiên cứu về thuốc thì công việc của họ hầu hết ở trong phòng thí nghiệm. Họ nghiên cứu về các loại vi rút gây bệnh, tìm ra cách khống chế vi rút bằng nhiều cuộc thí nghiệm để điều chế được loại thuốc đặc trị hiệu quả nhất. Công việc này đòi hỏi sự thông minh, kiên trì, hiểu biết sâu về các loại vi rút và các loại bệnh vì vậy không phải ai cũng có khả năng để đi theo hướng này.

III. Để trở thành dược sĩ giỏi


1. Trình độ, bằng cấp

Để trở thành một dược sĩ thì điều trước tiên là bạn phải theo học tại các trường đào tạo về ngành dược tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Hầu hết các ngành liên quan đến y tế thì đều có điểm xét tuyển rất cao và thời gian đào tạo khá dài so với các ngành nghề khác. Các bạn sẽ phải đăng ký thi đại học khối B, gồm các môn Toán, Hóa, Sinh để có thể đăng ký vào các trường y dược. Chương trình học sẽ gồm các môn về đại cương [Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chính trị Mác Lênin, tâm lý học ngành dược,...], các môn cơ sở ngành [Hóa đại cương, Sinh đại cương, di truyền học,...] và các môn chuyên ngành [Khoa học và công nghệ dược, công nghệ dược phẩm, phát minh và thiết kế thuốc, dược xã hội học,...]. Đối với bậc đại học thì chương trình đào tạo có thể kéo dài trung bình 5 năm. Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên sẽ được cấp bằng chứng nhận. 

Để đăng ký hành nghề ở Việt Nam, ngoài bằng dược của trường đại học, cao đẳng hoặc trung cấp thì dược sĩ phải có chứng chỉ hành nghề. Điều kiện để đăng ký chứng chỉ này là phải có 5 năm kinh nghiệm làm việc tại các cơ sở dược hoặc hai năm làm việc ở các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa. Sau đó, Sở Y tế sẽ cấp chứng chỉ hành nghề có giá trị năm năm. Nếu hết hạn thì dược sĩ phải gia hạn và nộp một khoản lệ phí gia hạn để tiếp tục hành nghề. 

2. Kỹ năng chuyên môn

Để trở thành một dược sĩ giỏi thì điều tất yếu là phải nắm chắc kỹ năng chuyên môn về ngành dược. Một số kỹ năng quan trọng mà bạn cần trau dồi ngay từ khi còn đang học tập bao gồm:

- Khoa học và công nghệ dược: ngành dược tại các nước lớn đã và đang phát triển rất nhanh, nhất là về công nghệ dược phẩm. Vì vậy, bạn phải tìm hiểu, học hỏi, hiểu rõ những kiến thức khoa học, công nghệ này để có thể áp dụng trong việc điều chế thuốc đặc trị,

- Phát minh và thiết kế thuốc: đối với các dược sĩ làm trong ngành nghiên cứu thì kỹ năng này rất quan trọng. Xuất sắc về kiến thức này thì sau khi tìm ra gốc rễ của mầm bệnh, dược sĩ có thể phát minh ra các loại thuốc điều trị cho bệnh đó. Bên cạnh đó họ sẽ biết thiết kế các dạng thuốc phù hợp nhất như dạng viên, dạng nước hay tiêm,...

- Dược xã hội: đây là kỹ năng quan trọng đối với các dược sĩ hành nghề thuốc, kinh doanh nhà thuốc để cấp thuốc cho bệnh nhân. Kỹ năng này sẽ giúp cho người dược sĩ biết cách tư vấn, hướng dẫn người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc sao cho an toàn, hợp lý và hiệu quả nhất. Tránh được các trường hợp người dân tự ý sử dụng thuốc một cách quá liều hoặc sai thời điểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Khả năng tư duy logic: bởi vì ngành dược đặc trưng là lượng kiến thức vô cùng nhiều và dễ nhầm lẫn. Do đó, người theo học và các dược sĩ phải có một sự tư duy logic giúp họ lọc và liên kết được đúng phần kiến thức cần thiết cho từng loại bệnh, loại thuốc đặc trị. Điều này giúp dược sĩ tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như chẩn đoán thuốc chính xác hơn cho người bệnh.

3. Thái độ làm việc

Trước tiên nếu muốn trở thành dược sĩ giỏi thì bạn phải có tính kiên trì, chăm chỉ để học tập đầy đủ kiến thức về dược học. Còn trong công việc, phần lớn thời gian dược sĩ phải trao đổi trực tiếp với bệnh nhân và người mua thuốc nên họ cần có thái độ giao tiếp hiệu quả. Biết cách lắng nghe để hiểu được các vấn đề về bệnh tật mà bệnh nhân chia sẻ. Họ cũng phải thể hiện được sự quan tâm đến bệnh nhân khi hỏi thăm, tư vấn, động viên người bệnh. Cuối cùng là dược sĩ luôn chú ý nơi làm việc phải được ngăn nắp và sạch sẽ để bảo quản thuốc tốt nhất. 

IV. Cơ hội nghề nghiệp của ngành dược sĩ


1. Những vị trí trong ngành dược sĩ

- Công nhân dược: đây là những người làm việc trong những nơi sản xuất thuốc, các nhà máy, xí nghiệp của công ty dược phẩm. Công việc của họ chủ yếu nghiêng về việc chân tay như làm việc trong dây chuyền, đóng gói hay chuỗi cung ứng thuốc.

- Dược tá: đây là vị trí bạn rất dễ bắt gặp ở các nhà thuốc. Công việc của họ là bán thuốc ở quầy thuốc của nhà thuốc hoặc cấp thuốc tại khoa dược, quầy thuốc của phòng khám, bệnh viện. Dược tá cũng có thể làm việc tại các nơi sản xuất thuốc nếu có nhu cầu.

- Dược sĩ Trung học: là những người có thể được làm việc trong tất cả các mảng trong ngành dược với vai trò là trợ lý, phụ tá của dược sĩ Đại học. Hiện nay, tại các vùng sâu vùng xa, dược sĩ Trung học có thể đảm nhận vai trò giống như một dược sĩ Đại học.

- Dược sĩ Đại học: với tấm bằng dược sĩ Đại học, cơ hội việc làm sẽ mở rộng ra cho bạn. Dược sĩ đại học có thể tham gia vào các công việc quản lý Nhà nước về dược, nghiên cứu dược phẩm, sản xuất thuốc, phân phối thuốc. 

2. Mức lương và cơ hội ngành dược sĩ

- Nhìn chung mức lương của các dược sĩ khá cao so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, sẽ tùy vào bằng cấp bạn có và vị trí bạn đang làm việc mà mức lương dược sĩ sẽ có sự chênh lệch. Cụ thể hơn mức lương có thể trải dài trong khoảng từ 10 đến 50 triệu/tháng. Một mức lương khá hấp dẫn đúng không nào.

- Tại Việt Nam, ngành y nói chung và ngành dược nói riêng đang cực kỳ thiếu nhân lực. Bằng chứng là trong đại dịch Covid nhân lực ngành y tế đã huy động hết nhân lực nhưng vẫn không thể làm hết công việc. Vì vậy, nếu bạn đang có ý định theo đuổi ngành nghề này thì hãy tiếp tục cố gắng vì cơ hội việc làm rất rộng mở trong tương lai. Khi hoàn thành việc học, bạn có mở nhà thuốc, làm việc tại bệnh viện hay các phòng lab nghiên cứu,... Hiện nay, Thế giới di động cũng đang tuyển dụng dược sĩ và nhiều vị trí liên quan khác làm việc cho nhà thuốc An Khang. Nếu lựa chọn vị trí theo môi trường làm việc thì tại trường đại học - cao đẳng, bạn có thể làm giảng viên hoặc làm cho phòng y tế, tại lab thì trở thành công nhân dược hoặc nhà nghiên cứu, bào chế thuốc, tại nhà thuốc thì có thể làm chủ hoặc làm nhân viên bán thuốc...

V. Những trường đào tạo ngành dược sĩ

1. Tại Hà Nội

- Trường Đại học Y Hà Nội

Đây là trường đào tạo ngành y dược tốt nhất ở miền Bắc, có lịch sử hình thành và bề dày truyền thống lâu đời nhất. các ngành đào tạo gồm Y đa khoa, Dược học, Y học dự phòng, Y học cổ truyền,... Sinh viên đầu vào của Đại học Y Hà Nội đều rất xuất sắc với điểm thi ở top đầu của cả nước.

- Trường Đại học Dược Hà Nội 

Trường là tiền thân của khoa Dược trường Y - Dược Đông Dương. Trường Đại học Dược Hà Nội luôn đi đầu trong công tác đào tạo nguồn nhân lực Dược cho ngành Y tế Việt Nam. Bên cạnh đó cũng chú trọng việc đào tạo được đội ngũ chuyên gia với trình độ ngang tầm thế giới. Bên cạnh công tác đào tạo, Đại học Dược Hà Nội còn Đặc biệt, trường rất chú trọng công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật dược.

2. Tại TP. Hồ Chí Minh

- Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh là trường đại học y khoa hàng đầu miền Nam cũng như cả nước, được thành lập hơn 70 năm, từ năm 1947. Các ngành đào tạo bậc đại học gồm: Y đa khoa, Dược học, Y cổ truyền, Y học dự phòng,... Các ngành cử nhân học 4 năm gồm: Điều dưỡng đa khoa, Điều dưỡng chuyên ngành hộ sinh, Y tế công cộng,...

- Trường Đại học Y Dược Phạm Ngọc Thạch 

Đây là ngôi trường lý tưởng dành cho bạn nào muốn tiết kiệm thời gian học tập vì Đại học Y dược Phạm Ngọc Thạch là trường có thời gian đào tạo ngành dược ngắn nhất trong các trường đại học. Vì thời gian khá ngắn nên trường tập trung vào kiến thức thực tiễn với các giảng viên giỏi, giảng dạy lâu năm trong lĩnh vực y dược, đảm bảo sinh viên ra trường có đầy đủ kiến thức cần thiết để làm việc.

Xem thêm:

- Ngành y sĩ là gì? Cơ hội làm việc và yêu cầu đối với người y sĩ tín nhiệm

HR là gì? Các vị trí trong ngành và cơ hội thăng tiến trong tương lai

- Học Dược, Sẽ làm gì ở Tập Đoàn Bán lẻ Thế Giới Di Động?

Qua bài viết này, mong rằng các bạn đang có ý định theo đuổi ngành dược sẽ hiểu rõ hơn về ngành nghề này. Chúc các bạn sẽ trở thành những dược sĩ giỏi trong tương lai. Hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết cho nhiều người khác nữa nhé!

Nguồn tham khảo:

//en.wikipedia.org/wiki/Pharmacist

//www.webmd.com/a-to-z-guides/what-is-pharmacist

Video liên quan

Chủ Đề