Vì sao dịch khớp gối tràn

Tràn dịch khớp gối là gì, có nguy hiểm không?

Trong ổ khớp gối luôn có một lượng chất dịch nhất định với tác dụng nuôi dưỡng sụn khớp, bôi trơn và giảm ma sát giữa hai đầu xương. Bệnh tràn dịch khớp gối xảy ra khi khớp gặp vấn đề bất thường, chất dịch tăng đột biến, làm thay đổi tính chất hoạt động của khớp đầu gối.

Khớp gối là bộ phận chịu toàn bộ trọng lực của phần trên cơ thể. Bởi vậy, khi khớp gối tràn dịch sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc sinh hoạt, vận động của bệnh nhân. Nếu để hiện tượng nhiễm khuẩn xảy ra, khớp gối sẽ bị xơ cứng, đau khớp gối, viêm khớp, thậm chí là hỏng hoàn toàn.

Nguyên nhân tràn dịch khớp gối

● Chấn thương: Một cú đánh, tai nạn hoặc chơi thể thao quá sức… cũng có thể là nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối nhẹ, tạo điều kiện làm viêm nhiễm, thoái hóa khớp gối kéo dài.

● Bệnh lý: Thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nang bao hoạt dịch khớp, u khớp, rối loạn đông máu… cũng là một trong những nguyên nhân điển hình.

● Nguyên nhân tràn dịch khớp gối do nhiễm khuẩn: Khớp gối bị tràn dịch rất có thể là hệ quả của hiện tượng nhiễm khuẩn do các loại vi nấm, virus, vi khuẩn lao, Mycoplasma….

● Tràn dịch khớp gối do lão hóa: Tuổi càng cao thì con người càng dễ mắc các bệnh về khớp như khô khớp, cứng khớp hoặc các tổn thương tương tự ở khớp, điển hình là khớp gối.

● Nguyên nhân bệnh tràn dịch khớp gối do béo phì: Cân nặng quá khổ sẽ gây áp lực lên khớp gối trong thời gian dài khiến bộ phận này dễ bị tổn thương và tràn dịch.

● Lao động nặng: Bệnh tràn dịch khớp gối hay gặp ở công nhân, nông dân, người lao động do họ phải thường xuyên bê vác nặng hoặc đi lại quá nhiều…

Triệu chứng bệnh tràn dịch khớp gối

● Đau nhức khớp gối: Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu tại khớp gối. Cơn đau thường xuất hiện bất chợt trong vài chục phút rồi biến mất, đôi khi đau do tràn dịch khớp gối thường kéo dài vài giờ, thậm chí vài ngày.

● Mẩn đỏ khớp gối: Xảy ra khi lượng dịch khớp tăng quá mức, tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng gặp phải biểu hiện này.

● Sưng khớp: Khi bị tràn dịch khớp gối khiến dịch khớp sản sinh nhiều làm bên khớp gối bị tổn thương sưng phồng lên, phù nề và nóng đỏ. Triệu chứng của bệnh có thể dễ dàng phát hiện bằng cách so sánh với chân còn lại.

● Vận động khó khăn: Bệnh nhân tràn dịch khớp gối luôn cảm giác nặng nề, khó khăn trong việc gập gối, duỗi thẳng, đi lại và vận động.

● Triệu chứng tràn dịch khớp gối khác: Dị cảm, tê chân, mất cảm giác chân, cứng khớp… là một số dấu hiệu đi kèm mà người bệnh có thể gặp phải.

Bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì, kiêng gì?

Việc xây dựng cho mình một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp chúng ta cải thiện triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Ngược lại, việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có hại sẽ khiến hiện tượng tràn dịch khớp gối trở nên trầm trọng hơn.

Nên ăn:

Những thực phẩm mà người bệnh tràn dịch khớp gối nên bổ sung

Nên kiêng:

● Đồ cay nóng: Ớt, tiêu, mù tạt… cùng những thực phẩm cay nóng làm gia tăng tình trạng sưng nóng, viêm nhiễm.

● Đồ nếp: Bánh, ngô, xôi, cơm nếp… kích thích hiện tượng sưng viêm tại khớp.

● Thực phẩm gây nhiệt: Măng, thịt bò, cá mòi, cá chép, da gà… là những thực phẩm khiến sinh nhiệt khiến hiện tượng tràn dịch khớp gối thêm trầm trọng.

● Thực phẩm làm tăng lipid: Nội tạng động vật, dăm bông, xúc xích, mỡ động vật… có thể gây bất lợi cho quá trình làm lành tổn thương.

● Chất kích thích: Thuốc lá, rượu bia, nước ngọt có ga, cà phê… chứa nhiều chất kích thích quá trình sản sinh dịch khớp gối.

Các cách điều trị tràn dịch khớp gối phổ biến

Điều trị bằng Thuốc Tây:

● Thuốc giảm đau: Tylenol và Ibuprofen… là những loại thuốc giảm đau phổ biến được sử dụng sau thời điểm hút dịch khớp hoặc khi lượng dịch chưa tiết ra nhiều.

● Điều trị tràn dịch khớp gối bằng thuốc kháng sinh: Được sử dụng để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng và sưng viêm.

● Thuốc Corticosteroids: Giảm đau kháng viêm mạnh trong thời gian ngắn.

Mẹo chữa tràn dịch khớp gối bằng Thuốc Nam:

● Củ đinh lăng: Dùng khoảng 50g củ đinh lăng tươi, thái lát nhỏ rồi đun lấy nước uống trong ngày. Kiên trì khoảng 1 tháng sẽ thấy hiện tượng tràn dịch khớp gối thuyên giảm rõ rệt.

● Trinh nữ: Bưởi bung, đinh lăng, cam thảo, rễ cúc tần mỗi thứ 20g, rễ trinh nữ 30g… Sao nóng nguyên liệu rồi sắc lấy nước uống sau ăn 30 phút.

● Bài thuốc chữa tràn dịch khớp gối từ tinh bột nghệ: Tinh bột nghệ và dầu dừa mỗi thứ 2 muỗng, 2 lòng đỏ trứng gà ta, tất cả đều khuấy đều rồi uống trước khi ăn để giảm tình trạng viêm sưng khớp.

Các phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối khác:

● Vật lý trị liệu: Châm cứu, chườm ngải, tia hồng ngoại… giúp giảm đau và chống xơ cứng, kích thích sự trao đổi chất.

● Điều trị tràn dịch khớp gối xâm lấn: Bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng để chọc hút bớt chất dịch ra bên ngoài. Tuy nhiên sau một thời gian ngắn, dịch khớp sẽ sớm xuất hiện trở lại.

● Thay khớp gối: Trong trường hợp khớp gối bị phá hủy, bệnh nhân sẽ cần phải phẫu thuật để thay khớp gối.

Cách trị tràn dịch khớp gối dứt điểm nhờ bài thuốc cộng hưởng tinh hoa YHCT Việt – Nhật

Trong quá trình điều trị tràn dịch khớp gối, hầu hết các bệnh nhân đang phải loay quanh trong cái vòng luẩn quẩn “hút chất dịch – tái phát – hút chất dịch”. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi lẽ một khi khớp gối còn tổn thương thì chất dịch còn xuất hiện.

Đó cũng là lý do mà bài thuốc An Cốt Nam – một phương pháp giao thoa giữa YHCT Việt Nam và Nhật Bản lại thu được nhiều kết quả trong việc điều trị tràn dịch khớp gối đến vậy.

Điều trị tràn dịch khớp gối tận gốc nhờ hiệu quả từ bài thuốc An Cốt Nam

Khác với các phương pháp đơn lẻ thông thường, An Cốt Nam tích hợp những tinh hoa ưu việt nhất bao gồm cao dán giảm đau NGAY TỨC THÌ, TẶNG KÈM đĩa VCD bài tập chuyên biệt, vật lý trị liệu MIỄN PHÍ và chủ chốt nhất là bài thuốc uống.

Bài thuốc uống trị tràn dịch khớp gối và các bệnh xương khớp An Cốt Nam được nghiên cứu và phát triển dựa trên hai bài thuốc cổ phương nổi tiếng là “Độc hoạt tang ký sinh” và “Quyên tý thang”.

Ngoài các thảo dược kinh điển nước Nam như Dây đau xương, Thiên niên kiện, Hương nhu tía… thì An Cốt Nam còn được bổ sung thêm những cây thuốc cực quý như Bý kỳ nam, Trư lung thảo, Sâm ngọc linh… Dược tính trong các vị này đều rất lớn, tác dụng giảm đau, kháng viêm, tràn dịch khớp gối cực tốt nhưng lại vô cùng lành tính, an toàn cho sức khỏe.

Để người bệnh có thể hấp thu tối đa dược tính của thảo dược, các lương y đã quyết định bào chế An Cốt Nam ở dạng sắc sẵn, cô cao lỏng đóng túi. Thuốc được sắc ở nhiệt độ cao giúp chiết xuất tối đa tinh chất có trong dược liệu, đồng thời bẻ gãy các phân tử hữu cơ khó hấp thụ. Nhờ vậy việc chữa trị tràn dịch khớp gối sẽ đạt hiệu quả cao hơn bình thường nhờ thuốc dễ dàng thẩm thấu trực tiếp vào thành dạ dày và đi đến sụn khớp mà không cần mất công nhào trộn, tách lọc như các dạng viên, đơn, hoàn, tán…

Người Nhật cho rằng buổi sáng thức dậy, khi dạ dày con người còn rỗng chính là thời điểm cơ thể hấp thu thuốc tốt nhất. Kế thừa tinh hoa YHCT Nhật Bản, người bệnh tràn dịch khớp gối sẽ sử dụng thuốc uống An Cốt Nam trước khi ăn sáng thay vì sau ăn như thói quen bình thường.

Ngoài cách thức sử dụng, hệ thống bài tập chuyên biệt của An Cốt Nam cũng được phát triển dựa trên cái nhìn sâu sắc về nguyên lý sinh học của y học Nhật Bản. Theo đó các bài tập này được xây dựng bởi những động tác tái lập cấu trúc khớp gối, hạn chế tối đa nguy cơ tràn dịch khớp gối tái phát, tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp, đồng thời co giãn, tạo điều kiện để thuốc uống dễ dàng đi sâu vào vùng tổn thương.

 

Trong chương trình “Sống Khỏe Mỗi Ngày” của đài VTV2, Th.Bs Hoàng Khánh Toàn [Trưởng khoa đông y Viện 108] đánh giá cao An Cốt Nam và cho rằng, đây là phương pháp điều trị bệnh tràn dịch khớp gối toàn diện, khoa học và hiệu quả.

Đáp ứng yêu cầu của độc giả, tòa soạn xin cung cấp địa chỉ:

 Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 138 Khương Đình - Thanh Xuân - Hà Nội

Điện thoại: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng - Phường 15 – Q.Bình Thạnh - TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0903.876.437

Website: //ancotnam.vn/ 

Tràn dịch khớp gối gây đau, hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn biến thành teo cơ, dính khớp, thậm chí là tàn phế. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, các dấu hiệu nhận biết và cách điều trị căn bệnh này.

Trong khớp gối bình thường luôn tồn tại một lượng chất lỏng, gọi là dịch khớp. Nó giúp nuôi dưỡng sụn khớp, bôi trơn, giảm ma sát, đảm bảo sự trơ tru trong quá trình chuyển động của khớp gối.

Tràn dịch khớp gối xảy ra khi có sự tích tụ bất thường của quá nhiều chất lỏng chảy ra từ bên trong và xung quanh khớp. Tình trạng này khiến khớp gối sưng lên, phù nề, đau và giảm khả năng vận động.

Bệnh tràn dịch khớp gối có thể được nhận diện dễ dàng qua các biểu hiện bên ngoài. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể phát hiện ra các dấu hiệu điển hình của bệnh.

dấu hiệu TRIỆU CHỨNG CỤ THỂ
Sưng khớp Khớp trở nên căng hơn, to hơn. Do dịch tích tụ nên khớp sẽ sưng phồng, phù nề
Nóng đỏ khớp Vùng da quanh khớp gối đỏ lên và ấm hơn bình thường
Đau nhức Đau, nặng nề tại khớp gối. Cơn đau có thể xuất hiện trong vài chục phút, có khi kéo dài vài giờ, thậm chí vài ngày
Vận động khó khăn Khó co duỗi, leo cầu thang, đi lại

Ngoài ra, một số triệu chứng như: tê chân, cứng khớp, mất cảm giác ở chân, sốt… là những dấu hiệu kèm theo mà người bệnh có thể gặp phải.

Khi gặp phải tình trạng này, nhiều người sẽ truy tìm nguyên nhân khiến dịch tràn khớp gối. Đây cũng là cơ sở để quyết định hướng xử lý tiếp theo.

Các hoạt động đòi hỏi phải sử dụng đầu gối liên tục và chịu áp lực mạnh sẽ gây tác động lớn tới khớp gối. Đó có thể là: chơi bóng đá, bê vác nặng, đứng lâu… Lâu dần bao hoạt dịch tại khớp gối sẽ bị ảnh hưởng khiến dịch khớp tràn ra ổ khớp.

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến của tràn dịch khớp. Các tác động đột ngột từ va chạm, vấp ngã… khi chơi thể thao, lao động, tham gia giao thông hay sinh hoạt hàng ngày có thể gây chấn thương đầu gối. Các chấn thương thường gặp là: rách sụn chêm, rách dây chằng, gãy xương…

Lúc này, phản ứng tự nhiên của cơ thể là sản xuất ra chất lỏng để bảo vệ và chữa lành tổn thương ở đầu gối. Việc sản sinh ra quá nhiều chất lỏng sẽ gây tràn dịch. Bên cạnh đó, những chấn thương có thể làm tổn hại màng hoạt dịch ở khớp gối.

Chấn thương khi chơi thể thao cũng là một trong những nguyên nhân

Nhiễm khuẩn cũng là nguyên nhân không thể bỏ qua. Các loại vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập vào khớp, tấn công vào dịch khớp. Đó có thể là vi khuẩn lao, Mycoplasma… Người bệnh tiểu đường, bệnh lao, vẩy nến, người vừa phẫu thuật khớp gối sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn gây tràn dịch.

Tràn dịch khớp có thể là hệ quả của một số bệnh lý xương khớp khác mà người bệnh không nên chủ quan. Các bệnh lý có thể kể đến như:

Thoái hóa khớp gối: Là tình trạng sụn khớp bị bào mòn khiến khớp gối dễ bị tổn thương. Đối với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp, dịch khớp gối sẽ bị tràn ra dù không có tác động ngoại lực.

– Viêm bao hoạt dịch: Túi chứa dịch khớp bị viêm nhiễm gây tràn dịch.

Viêm khớp dạng thấp: Các mô hoạt dịch tại cả hai khớp đầu gối bị tấn công.

Bệnh gout: Thông thường bệnh gout sẽ ảnh hưởng tới ngón chân cái. Nhưng không loại trừ khả năng bệnh gout xảy ra ở khớp gối. Bệnh do hàm lượng axit uric trong máu cao, gây lắng đọng tinh thể urat tại khớp gối.

– U xương: Khi khối u phát triển với kích thước lớn hơn sẽ chèn ép vào màng hoạt dịch, làm tràn dịch.

Thoái hóa khớp dễ dẫn tới tràn dịch khớp gối

Hậu quả của tràn dịch khớp gối nếu không được điều trị kịp thời là khá nặng nề. Nếu để dịch tràn nhiều, có mủ, nhiễm trùng có thể dẫn tới bội nhiễm, phá hủy sụn hoặc mô xương. Điều này sẽ làm giảm chức năng của vận động của khớp gối. Khớp cũng có thể bị biến dạng, thậm chí tàn phế.

Nếu bạn thuộc một trong các nhóm đối tượng dưới đây hãy thận trọng hơn với khả năng mắc bệnh:

– Người cao tuổi: Quá trình lão hóa của cơ thể sẽ khiến cho xương khớp mất đi độ linh hoạt, ức chế quá trình sản sinh tế bào mới. Điều này sẽ khiến người cao tuổi gặp nhiều vấn đề về sức khỏe xương khớp hơn. Đầu gối vì thế cũng dễ bị tổn thương hơn.

– Lao động nặng: Người thường xuyên phải bê vác, đi lại nhiều sẽ khiến khớp gối phải hoạt động quá tải, chịu lực lớn thường xuyên.

– Người thường xuyên chơi thể thao cường độ cao: Bóng đá, bóng rổ, tennis… là các môn thể thao dễ gặp chấn thương.

– Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối.

– Bệnh nhân xương khớp: Những người mắc bệnh lý như đã đề cập ở trên.

Người hay phải bê vác nặng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

Để xác định được tình trạng bệnh lý cũng như nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp dưới đây:

– Khám lâm sàng: Xem xét các biểu hiện trên khớp gối, kiểm tra tầm vận động. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về triệu chứng, chấn thương và các căn bệnh đang gặp phải.

– Chọc hút dịch khớp gối để kiểm tra: Được thực hiện bằng cách đưa một cây kim dài và mỏng vào khớp và hút chất lỏng ra. Từ đó bác sĩ có thể đánh giá mức độ tràn dịch và tiến hành xét nghiệm dịch khớp

– Xét nghiệm máu: Xác định tình trạng nhiễm khuẩn

– Siêu âm khớp: Cung cấp hình ảnh tràn dịch khớp gối

– Chụp CT: Được chỉ định khi nghi ngờ nguyên nhân do viêm khớp, u xương

– Chụp X-quang: Nhận diện tình trạng thoái hóa khớp, u xương có thể dẫn tới tràn dịch

– Chụp MRI: Cho biết những tổn thương gân, dây chằng, mô sụn

Thực tế có rất ít trường hợp tràn dịch khớp gối có thể tự khỏi. Nếu can thiệp ở giai đoạn đầu, bệnh có thể được điều trị dứt điểm. Vì vậy, người bệnh nên điều trị sớm, tránh để bệnh trầm trọng thêm, khiến việc chữa trị trở nên khó khăn hơn.

Thời gian và hiệu quả điều trị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

– Tình trạng bệnh ở mức độ nào, các cơn đau xuất hiện với cường độ ra sao, lượng dịch nhiều hay ít…

– Sức khỏe của bệnh nhân: có đang mắc phải bệnh lý nào khác không, có bị dị ứng với thuốc không…

Việc lựa chọn cách chữa trị tràn dịch khớp gối nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân. Đối với một số ít trường hợp, tình trạng này có thể thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi, kê cao chân và áp dụng một số biện pháp tự chăm sóc. Tuy nhiên, đa phần đều cần sự trợ giúp của bác sĩ.

Nẹp cố định đầu gối hoặc nẹp hỗ trợ vận động của đầu gối sẽ giúp hạn chế thấp nhất sự di chuyển của đầu gối khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, việc cố định đầu gối sẽ giúp xoa dịu phần nào cơn đau. Hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được loại nẹp phù hợp.

Tràn dịch khớp gối có nên chườm đá hay không khiến nhiều người không khỏi đau đầu. Chườm lạnh sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng do tràn dịch. Người bệnh có thể sử dụng khăn bọc đá, chai nước đá để chườm lên đầu gối trong vòng 15 phút.

Chườm lạnh giúp làm dịu cơn đau tạm thời

Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Các phương pháp như laser công suất cao, sóng xung kích shockwave, điện xung trị liệu, bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện sự linh hoạt của khớp.

Tràn dịch khớp gối uống thuốc gì có lẽ là băn khoăn của không ít người. Dưới đây là một số loại thuốc trị tràn dịch khớp gối thường được chỉ định.

– Thuốc giảm đau thông thường như: Ibuprofen, Tylenol… Chúng giúp kiểm soát cơn đau, sưng đầu gối.

– Thuốc chống viêm không steroid [NSAIDs]: Thường được sử dụng trong trường hợp viêm khớp, chấn thương.

– Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp tràn dịch do nhiễm trùng, giúp ngăn chặn tình trạng sưng viêm.

– Thuốc Corticosteroid: Thường tiêm trực tiếp vào khớp gối để giảm viêm, giảm áp lực tạm thời lên khớp gối.

Sử dụng thuốc tây có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, người bệnh chỉ được dùng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để chọc hút bớt chất dịch ra bên ngoài. Sau đó, bệnh nhân sẽ được tiêm Steroid để giảm viêm sưng. Tuy nhiên với phương pháp này, sau một thời gian ngắn, dịch khớp sẽ sớm xuất hiện trở lại. Và nếu chọc hút không đúng kỹ thuật, không đảm bảo tuyệt đối vô trùng sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao.

Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để chọc hút bớt chất dịch ra ngoài

Mổ nội soi khớp: Bác sĩ sẽ dùng một ống ánh sáng đưa vào khớp gối. Từ đó giúp sửa chữa vị trí các khớp gặp vấn đề, phục hồi tổn thương ở sụn khớp, khắc phục tình trạng tràn dịch khớp. Đây cũng được coi là cách chữa tràn dịch khớp gối hiệu quả.

Phẫu thuật thay khớp gối: Đây thường là lựa chọn cuối cùng của bác sĩ. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp bệnh diễn biến nặng, nguy cơ biến chứng cao, điều trị ngoại khoa và mổ nội soi không mang lại kết quả.

>>Đừng bỏ lỡ: Mổ tràn dịch khớp gối có tốn kém không?

Để hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và rèn luyện đều đặn.

– Vậy tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì? Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu canxi, omega-3, vitamin C, vitamin nhóm D. Hạn chế các thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ. Không sử dụng rượu bia, thuốc lá.

– Duy trì mức cân nặng phù hợp

– Lao động vừa sức, không mang vác vật quá nặng

– Tập thể dục đều đặn để duy trì sự linh hoạt cho xương khớp, tăng sức mạnh cho các cơ quanh đầu gối. Môn thể thao phù hợp là bơi lội, yoga. Hãy cân nhắc từ bỏ các môn thể thao có thể gây chấn thương cho đầu gối.

Trên đây là một số thông tin cơ bản để nhận diện và xử lý tràn dịch khớp gối. Nếu bạn đang băn khoăn về tình trạng của mình, vui lòng liên hệ qua tổng đài 0343 446699 hoặc chat trực tiếp với chuyên gia.

Chat với bác sĩ ngay

XEM THÊM

Video liên quan

Chủ Đề