Vì sao giá cổ phiếu tăng

16 Tháng 3 2022 · 7 phút đọc

Nếu theo dõi thị trường chứng khoán hàng ngày, chắc hẳn bạn đã từng chứng kiến 1 vài mã cổ phiếu giảm giá rất mạnh ngay trong phiên At the Open [ATO], thậm chí vượt qua biên độ dao động giá trong ngày. Điển hình như đầu tháng 3/2022, cổ phiếu VND của Công ty chứng khoán VnDirect đã giảm từ hơn 70.000 đồng/cổ phiếu xuống còn khoảng 30.000 đồng/cp. Lý do là bởi doanh nghiệp này đã phát hành thêm cổ phiếu mới. Vậy tại sao giá cổ phiếu sau khi phát hành thêm lại giảm mạnh? Nội dung dưới đây của DNSE sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Giá cổ phiếu giảm sau khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu

Phát hành thêm cổ phiếu là gì?

Phát hành thêm cổ phiếu hay còn được coi là một trong những cách thức chia tách cổ phiếu. Nghe có vẻ hơi ngược nhưng có thể hiểu đơn giản đây là cách gia tăng số lượng cổ phiếu của doanh nghiệp. Trên thị trường chứng khoán hiện nay có các cách chia tách cổ phiếu như sau:

  • Chia cổ tức bằng cổ phiếu
  • Phát hành quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi cho cổ đông hiện hữu
  • Phát hành cổ phiếu riêng lẻ
  • Phát hành cổ phiếu cho người lao động trong công ty [ESOP]

Tại sao doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu?

Phát hành thêm cổ phiếu nhìn chung có lợi cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư. Cụ thể như sau:

Dưới góc độ doanh nghiệp: 

Việc phát hành thêm cổ phiếu giúp số lượng cổ phiếu lưu hành của doanh nghiệp tăng lên. Điều này dẫn tới thanh khoản của cổ phiếu gia tăng. Số lượng tăng, giá trị cổ phiếu lại giảm, điều này sẽ thu hút thêm nguồn vốn từ nhà đầu tư hơn.

Dưới góc độ nhà đầu tư:

Số lượng cổ phiếu sẽ gia tăng sau khi doanh nghiệp phát hành thêm. Nhà đầu tư chưa sở hữu cổ phiếu này sẽ có cơ hội mua với giá hấp dẫn hơn.

Cổ đông hiện hữu sẽ có cơ hội sở hữu nhiều cổ phiếu hơn khi họ sử dụng quyền mua cổ phiếu phát hành thêm. Tuy nhiên, các cổ đông cần lưu ý thời điểm này. Bởi nếu không dùng quyền mua với giá ưu đãi, họ vẫn sẽ giữ nguyên số lượng cổ phiếu nhưng giá trị của chúng sẽ bị giảm so với giá niêm yết trên thị trường trong ngày giao dịch không hưởng quyền.

Doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu có khiến cổ đông lo ngại?

Ví dụ: A có 1.000 cổ phiếu XYZ trị giá 100.000.000 đồng, tương đương 100.000 đồng/cp [chưa tính phí giao dịch]. A được quyền mua cổ phiếu phát hành thêm với giá 10.000 đồng, tỉ lệ 1:1. Với tỉ lệ này, A có quyền mua thêm 1.000 cổ phiếu nữa. Giá cổ phiếu XYZ trên thị trường lúc này sẽ chỉ còn 55.000 đồng/cp. Tại đây, A sẽ có 2 lựa chọn:

  • A sử dụng 10.000.000 mua 1.000 cổ phiếu phát hành thêm [chưa tính phí giao dịch]. Từ đó, A trung bình giá mua cổ phiếu XYZ như sau:

[100.000.000 + 10.000.000] / 2.000 = 55.000

55.000 cũng là giá của 1 cổ phiếu XYZ trên thị trường vào thời điểm này.

  • A không sử dụng quyền mua cổ phiếu phát hành thêm. Như vậy, A vẫn chỉ sở hữu 1.000 cổ phiếu XYZ với giá 100.000 đồng/cp. Tuy nhiên lúc này, giá XYZ trên thị trường đã giảm xuống 55.000 đồng/cp. Nếu bán ra 1.000 cổ phiếu ngay lúc này, A sẽ lỗ 45.000.000 đồng, tương đương 45.000/cp [chưa tính thuế và phí giao dịch].

Lý do vì sao giá cổ phiếu sau khi phát hành thêm lại giảm mạnh

Về cơ bản, cho dù có phát hành thêm cổ phiếu thì vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không thay đổi. Chỉ có số lượng cổ phiếu sau khi phát hành thêm sẽ gia tăng. Như vậy, mệnh giá của mỗi cổ phiếu sẽ bị giảm đi.

Có thể hiểu đơn giản như sau: Bạn có 1 tờ 100.000 đồng. Sau đó bạn đổi tờ tiền này thành 10 tờ 10.000 đồng. Số tiền của bạn vẫn như vậy, chỉ khác là thay vì bạn có 1 tờ tiền, nay bạn sẽ sở hữu 10 tờ tiền với mệnh giá nhỏ hơn. Đây chính là lý do vì sao giá cổ phiếu sau khi phát hành thêm lại giảm mạnh.

Chia tách cổ phiếu có tốt cho cổ đông?

Cách tính giá cổ phiếu sau khi phát hành thêm

Ta có công thức tính giá cổ phiếu sau khi phát hành thêm [tức sau ngày giao dịch không hưởng quyền]:

Trong đó:

P’: Giá cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền

P: Giá cổ phiếu trước ngày giao dịch không hưởng quyền

Pa: Giá cổ phiếu phát hành thêm

a: Tỷ lệ phát hành thêm cổ phiếu

C: Cổ tức bằng tiền mặt

B: Tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu

Sự kiện Công ty chứng khoán VNDirect trả cổ tức và phát hành quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi, ta có số liệu như sau:

Giá cổ phiếu VND trước ngày giao dịch không hưởng quyền [9/3/2022]: P = 73.500 đồng.

VND chia cổ tức với tỷ lệ 100:80, tương đương 80%. B = 0.8

VND phát hành quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi 10.000/cp với tỷ lệ 1:1. Pa = 10.000; a = 1

VND không chia cổ tức bằng tiền mặt. C = 0

Áp dụng số liệu vào công thức trên, ta có:

Như vậy, 1 cổ phiếu VND trong ngày giao dịch không hưởng quyền có mệnh giá 29.800 đồng.

Kết luận

Hy vọng nội dung trên đây đã giải thích cho bạn được lý do tại sao giá cổ phiếu sau khi phát hành thêm lại giảm. Hàng năm, có khá nhiều doanh nghiệp trả cổ tức và phát hành thêm cổ phiếu. Vậy nên đây sẽ là kiến thức quan trọng trên hành trình đầu tư chứng khoán của bạn. Hãy tiếp tục đón xem những bài viết tiếp theo về tài chính – chứng khoán trên DNSE bạn nhé!

Dòng tiền vào thị trường đang suy yếu dần - Ảnh: QUANG ĐỊNH

1.238,84 điểm cũng là mức thấp nhất trong phiên giao dịch ngày 12-5. Sắc đỏ bao trùm nhóm VN30 với 29 mã giảm giá, trong đó 11 mã giảm hết biên độ, duy nhất SAB là mã "ngược dòng" tăng 0,9%. Với lực đè bán mạnh trong phiên hôm nay, loạt bluechips chịu cảnh nằm sàn như BVH, POW, STB, BID, GVR, SSI...

Sự sụt giảm mạnh nhanh sang phiên chiều khi áp lực bán tăng vọt, có thời điểm thị trường rơi thẳng đứng. Nhiều mã giữ sắc xanh trong phiên sáng đã quay đầu giảm về dưới tham chiếu, thậm chí giảm sàn, chỉ có 39 mã tăng giá trong phiên nhưng có đến 424 mã giảm. 

Cổ phiếu giảm sâu nhưng giá trị giao dịch trên HOSE đến cuối phiên chỉ đạt hơn 15.700 tỉ đồng, còn khối ngoại bán ròng 100 tỉ đồng. 

Trước phiên giao dịch ngày 12-5, nhiều nhà đầu tư đã kỳ vọng sẽ có một sự hồi phục tiếp tục để ở mức trên 1.315 điểm nếu lực cầu mua lên đủ tốt. Theo các chuyên gia, thị trường đang diễn ra "không có yếu tố bất thường" vì vẫn đang chịu tác động mạnh của thị trường quốc tế. 

Những phiên giảm điểm xen kẽ phiên xanh đang nuôi một tâm lý "bắt đáy" với không ít nhà đầu tư. Tuy vậy, xu hướng giảm điểm vẫn rõ nét hơn, vì vậy lúc này không nên vội vã để phải "ôm hận". 

Theo ông Bùi Văn Huy - giám đốc môi giới chứng khoán HSC, thị trường vẫn đang nhìn về tiêu cực cho dù các yếu tố tích cực như ảnh hưởng của dịch bệnh đã qua, nền kinh tế đang khởi sắc, lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp tăng cao trong quý 1. 

Hiện tại nhiều thị trường tài sản toàn cầu đang ở những vùng rất nhạy cảm. Khi thị trường cổ phiếu đang trong trạng thái hoảng loạn, các tín hiệu tạo đáy đáng tin cậy sẽ được phát ra từ những thị trường tài sản khác. 

Nhưng khi các thị trường khác vẫn còn đang loay hoay ở những khúc cua quan trọng, sự cảnh giác cần được nêu cao, ngay cả lúc thị trường hưng phấn chứ đừng nói đến thời điểm bi quan như hiện tại. 

"Giá đã chiết khấu rất nhiều từ đỉnh và nhiều ý kiến cho rằng định giá thị trường đã quá rẻ để đầu tư. Tuy nhiên rẻ vẫn có thể rẻ hơn, do đó trong những quyết định bắt đáy, nhà đầu tư hãy tiến hành một cách từ tốn", ông Huy cảnh báo. 

Trong báo cáo thị trường tháng 4 vừa công bố, Dragon Capital đánh giá đà giảm của thị trường đã làm giảm hoạt động giao dịch của các nhà đầu tư cá nhân. 

Thanh khoản trung bình trong tháng 4 giảm 16% về mức 974 triệu USD trên sàn HOSE và 18% về 1,09 tỉ USD trên cả ba sàn. Khối ngoại quay trở lại mua ròng 170 triệu USD, lực mua duy trì đều đặn mỗi phiên kể từ khi thị trường điều chỉnh. Đây là dòng tiền hỗ trợ trước áp lực bán của các nhà đầu tư cá nhân.

N.BÌNH

Video liên quan

Chủ Đề