Vì sao hồ chí minh đổi tên

Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người

​[ĐSCVN] - Tìm hiểu về danh xưng “Hồ Chí Minh” càng làm cho chúng ta nhận thức sâu sắc thêm về tư tưởng, đạo đức, phong cách giản dị, trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã dành cả cuộc đời vì dân, vì nước, vì độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.

Bộ sưu tập chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945 – 1969 [Ảnh chụp từ tài liệu trưng bày tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III]

Danh xưng “Hồ Quang” hay “Hồ Chí Minh” ban đầu được Bác sử dụng như là một bí danh. Đó là thời điểm cuối năm 1938, từ Liên Xô trở lại Trung Quốc hoạt động, trong vai một Thiếu tá của Bát Lộ quân, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng cái tên “Hồ Quang” để công tác tại Phòng Cứu vong thuộc Văn phòng Bát Lộ quân ở Quế Lâm [Trung Quốc], nhiệm vụ cụ thể là Ủy viên y tế kiêm Ủy viên bích báo, tham gia lãnh đạo Phòng[1].

Sau 30 năm bôn ba khắp năm châu, bốn biển tìm đường cứu nước, ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc, ở tại hang Pác Bó, bản Pác Bó, xã Trường Hà,huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng để trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước. Ngày 13/8/1942, Nguyễn Ái Quốc quay lại Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội quốc tế phản xâm lược Việt Nam [một hội đoàn được chính Bác tổ chức ra trước đó] để liên lạc với các lực lượng cách mạng của người Việt Nam và lực lượng Đồng minh, qua đó tìm kiếm sự ủng hộ cho cuộc cách mạng ở trong nước. Lúc này, cái tên “Hồ Chí Minh” đã lần đầu tiên đã được Bác chính thức sử dụng trong các giấy tờ cá nhân. Chỉ ít ngày sau đó, ngày 29/8/1942, Hồ Chí Minh đã bị Chính quyền Quốc dân Đảng bắt giữ và giam cầm hơn một năm[2]. Tập thơ “Nhật ký trong tù” được ra đời chính trong thời gian này. Từ đó, cái tên Hồ Chí Minh được sử dụng thường xuyên hơn.

Vì sao lúc này Nguyễn Ái Quốc lại dùng danh xưng là “Hồ Chí Minh”, trong đó “Hồ” là họ và “Chí Minh” là tên [người có họ là “Hồ”, tên là “Chí Minh”]. Đơn giản là bởi lẽ Bác rất am hiểu văn hóa Trung Quốc, thông thạo tiếng Trung Quốc. Trong ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, chữ “Hồ” còn có nghĩa là “râu” hàm ý chỉ những người lớn tuổi để râu; hoặc trong chữ “mơ hồ”. Người Trung Quốc nếu nói “già hồ” có nghĩa là nói về ông già có râu dài, giản dị, mơ hồ, có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trong cuộc sống. Do vậy, Bác dùng họ “Hồ” đã thể hiện được phong cách giản dị, dễ hòa đồng, hòa nhập với dân chúng, lại có thể tránh được sự theo dõi của mật thám. Người Trung Quốc không xưng hô bằng tên gọi mà xưng hô bằng họ. Trong trường hợp bị mật thám tìm hỏi về một ông lão Hồ thì người dân cũng sẽ rất khó xác định được đó là “ông già râu dài” nào. Về tên gọi “Chí Minh”, chữ “Chí” trong “ý chí”, còn “Minh” là “sáng” hay trong “con đường sáng”. Bác dùng danh xưng “Hồ Chí Minh” có hàm ý muốn nói rằng một người giản dị như bao người dân Việt Nam yêu nước khác, nhưng có đầy ý chí và lòng quyết tâm đi theo con đường sáng, con đường cách mạng vô sản chân chính đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam…

Ngày 2/9/1945, trong phần cuối bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chữ ký “Hồ Chí Minh” đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức sử dụng cùng với chữ ký của 13 người khác là những vị Bộ trưởng đầu tiên trong Chính phủ mới [gồm: Trần Huy Liệu, Võ Nguyên Giáp, Chu Văn Tấn, Dương Đức Hiền, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Mạnh Hà, Cù Huy Cận, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Xuân, Vũ Trọng Khánh, Phạm Văn Đồng, Đào Trọng Kim, Vũ Đình Hòe, Lê Văn Hiến][3].

Vậy là bắt đầu từ ngày 2/9/1945, với cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, danh xưng “Hồ Chí Minh” đã chính thức được sử dụng công khai. Nói “Chủ tịch Hồ Chí Minh” là diễn đạt theo ngữ pháp của người Việt Nam, còn nói “Hồ Chủ tịch” là diễn đạt theo ngữ pháp của người Trung Quốc.

Từ thời điểm sau ngày thành lập nước 2/9/1945, cho đến ngày 25/8/1969, trong tất cả văn bản của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều sử dụng chữ ký “Hồ Chí Minh” cho danh xưng chính thức của mình trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 25/8/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Thư trả lời Tổng thống Mỹ Risớt M.Níchxơn”. Trong bức thư này, Người đã nhấn mạnh: “Nhân dân Việt Nam chúng tôi rất yêu chuộng hòa bình, một nền hòa bình chân chính trong độc lập và tự do thật sự. Nhân dân Việt Nam quyết chiến đấu đến cùng, không sợ hy sinh gian khổ, để bảo vệ Tổ quốc và các quyền dân tộc thiêng liêng của mình…”. Cuối thư, vẫn như thường lệ, Bác ký tên “Hồ Chí Minh”[4]. Đây là văn bản chính thức cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi Bác qua đời, ngày 2/9/1969.

Chỉ một vài lần hiếm hoi vào các năm 1947, 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng chữ ký với duy nhất một chữ “H”, là chữ cái đầu tiên trong danh xưng “Hồ Chí Minh”.

Từ ngày 20/10 đến ngày 20/11/1987,trong khóa họp lần thứ 24 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc [UNESCO] đã thông qua Nghị quyết số 24C/18.6.5, lấynăm 1990 nhân dịp Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, để tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam", góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập với thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam, mãi mãi soi đường chosự nghiệp xây dựng và bảo vệđất nướccủa nhân dân Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,dân chủ,công bằng, văn minh./.

–––––––––––––––

[1], [2]. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử [Tập 2: 1930 – 1945]. Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2009

[3]. Hồ Chí Minh - Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, Tập 4, Trang 1-3, năm 2011

[4]. Hồ Chí Minh - Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, Tập 15, Trang 602-603, năm 2011

Trần Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn công tác người Việt Nam ở nước ngoài
  • Chung tay hỗ trợ lực lượng phòng, chống dịch
  • Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp
  • Cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụ, đưa Nghị quyết vào cuộc sống
  • Hà Nội: Tuyên truyền nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, 10 chương trình công tác của Thành ủy
  • Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình
  • Đảng bộ Trường Sĩ quan Chính trị: Phát huy tốt chức năng lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức cơ sở

Báo Cứu Quốc ra ngày 26-8-1946

Ngày 13-3-2021, một con đường trong Cụm y tế công nghệ cao Tân Kiên, Bình Chánh [TP.HCM] đã được đặt tên Trần Hữu Nghiệp nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của ông.

Ai cũng đã biết bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, người được gọi là "kẻ sĩ Gia Định", một trong những người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp bác sĩ tại Pháp, nhưng lại không ngần ngại một phút nào khi đứng về phía Tổ quốc mình, tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp ngay từ 23-9-1945.

Nhưng điều ít ai biết là bác sĩ Trần Hữu Nghiệp chính là người đầu tiên đã đưa ra ý tưởng đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh ngay từ những ngày tháng 8-1946.

Tháng 2-1946, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp được lãnh đạo Khu 8 và Tỉnh ủy Bến Tre lựa chọn tham gia vào đoàn vượt biển ra Bắc báo cáo với Trung ương cùng bà Nguyễn Thị Định, giáo sư Ca Văn Thỉnh, ông Nguyễn Văn Khước.

Được giữ lại Hà Nội tiếp tục công tác, ông Nghiệp hăng say hòa mình vào cuộc sống mới rất khác với miền Nam. Và, một bài báo trên báo Cứu Quốc ra ngày 26-8-1946 tường thuật: "Nhân ngày kỷ niệm một năm chính quyền cách mạng, phòng Nam bộ trung ương, đường Gia Định đã có một buổi họp mặt thân thiện giữa những người Việt miền Nam.

Trong buổi họp này, bác sĩ Nghiệp nhắc lại tình hình Nam bộ trong một năm qua; những chiến công oanh liệt của các chiến sĩ đã chết và còn sống hiện đang chiến đấu, nhưng trên tất cả, bác sĩ kể đến công đức của Hồ Chủ tịch, người chiến sĩ tiên phong của phong trào giải phóng dân tộc, vị đại anh hùng của dân chúng Việt Nam.

Để kết luận, sau khi kể một vài thí dụ ở những nước lớn hay lấy tên những vị anh hùng để đặt cho một thành phố lớn, bác sĩ Nghiệp đề nghị, để ghi lấy công đức của Hồ Chủ tịch, thành phố Sài Gòn đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh. Toàn thể mọi người tán thành đề nghị của bác sĩ Nghiệp và đồng ký vào bản quyết nghị thay tên thành phố Sài Gòn gửi lên Chính phủ...".

Báo Tuổi Trẻ ngày 2-7-1976

Bản quyết nghị viết: "Xin Quốc hội và Chính phủ trung ương đổi ngay tên thành phố Sài Gòn lại làm tên thành phố Hồ Chí Minh, để tượng trưng sự chiến đấu, hy sinh và cương quyết trở về với Tổ quốc của dân Nam bộ". 57 người đã ký tên, đứng đầu là bác sĩ Trần Hữu Nghiệp.

Sau đó là những năm Sài Gòn ngập trong khói lửa chiến tranh với bao nhiêu biến động chính trị, xã hội. Vậy nhưng ý nguyện ấy vẫn chưa bao giờ phai mờ, chưa bao giờ bị lãng quên. Đến 2-7-1976, gần trọn 30 năm sau, khi đất nước đã hòa bình, Quốc hội khóa VI, Quốc hội thống nhất lần thứ hai đã ra quyết định chính thức để đô thành Sài Gòn mang tên Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài xã luận trang 1 của báo Tuổi Trẻ ra ngày 2-7-1976 ghi tít lớn: "Chào ngày mới của Tổ quốc, chào hạnh phúc tương lai, tuổi trẻ vươn cánh bay cao".

Đến nay đã 45 năm, đã thêm hai thế hệ trẻ nữa được sinh ra, lớn lên trên thành phố này. Khát vọng của TP.HCM vẫn không khác khát vọng những bước chân lưu dân Việt đầu tiên cuối thế kỷ 16 xác lập Sài Gòn: bình an, thịnh vượng, hùng cường.

Ngày kỷ niệm 45 năm mang tên Hồ Chí Minh này, thành phố đang phải đương đầu với trăm ngàn khó khăn của một đại dịch. Nhưng mấy trăm năm lịch sử thành phố đã bao giờ dễ dàng, vậy nên người Sài Gòn - TP.HCM nào cũng biết khó khăn này rồi sẽ lại đi qua, và ngày mai lại là một ngày mới tươi đẹp trên thành phố.

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM phối hợp Hội Nhà báo TP.HCM tổ chức bình chọn và trao giải báo chí chủ đề "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM vì hạnh phúc của nhân dân".

Giải thưởng được tổ chức nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành phố Sài Gòn - Gia Định chính thức vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh [2-7-1976 - 2-7-2021], đồng thời kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam [18-11-1930 - 18-11-2021].

Các tác phẩm tham gia xét tặng thuộc các thể loại ghi chép, phản ánh, điều tra, phóng sự, ký báo chí, chân dung nhân vật, gương người tốt việc tốt, phỏng vấn, bình luận, phóng sự ảnh...

Thời gian nhận tác phẩm đề nghị xét tặng giải thưởng từ ngày 1-7 đến 30-9-2021. Hồ sơ gửi về Ban Tuyên giáo - đối ngoại, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP, số 55 Mạc Đĩnh Chi [phường Đa Kao, quận 1] và gửi kèm bản mềm về thư điện tử: .

TIẾN LONG

Dành 6 ngày kỷ niệm 44 năm Sài Gòn mang tên thành phố Hồ Chí Minh

PHẠM VŨ

Video liên quan

Chủ Đề