Vì sao kinh tế nông nghiệp thời Đường phát triển mạnh

Answers [ ]

  1. Thời Đường nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:

    + Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện chính sách quân điền đáp ứng nguyện vọng của nông dân, áp dụng phương pháp kĩ thuật canh tác mới, chọn giống mới,… làm cho năng suất tăng.

  2. Thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. Các hoàng đế Nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài. Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền. Nhờ thế mà nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp được phát triển.

Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường

Mục a

- Sau khi nhà Hán sụp đổ, Trung Quốc rơi vào thời kì loạn lạc kéo dài.

- Lý Uyên dẹp tan được phe đối lập, đàn áp khởi nghĩa nông dân, lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Đường [618 - 907].

Bản đồ Trung Quốc thời nhà Đường

a] Kinh tế:

- Phát triển tương đối toàn diện.

- Nông nghiệp:Thực hiện chế độ quân điền. Nông dân nhận ruộng đất công và phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu. Áp dụng những kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ. Nhờ vậy, sản lượng tăng nhiều hơn trước.

- Thủ công nghiệp:Xưởng thủ công [gọi là tác phường] luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

- Thương nghiệp:hai “con đường tơ lụa" trên đất liền và trên biển cũng được thiết lập, mở rộng.

Con đường tơ lụa

Mục b

b] Chính trị:

- Bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh: cử người thân tín cai quản địa phương;cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương mở khoa thi chọn người ra làm quan.

=> Chế độ phong kiến tạo điều kiện cho quý tộc, địa chủ được tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương đồng thời nâng cao quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.

- Các hoàng đế nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ: lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam [lãnh thổ Việt Nam hồi đó], ép Tây Tạng phải thần phục.

=> Nhờ vậy, Trung Quốc dưới thời Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.

Mục c

c] Đến cuối thời Đường:

- Mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc, nông dân sống trong cảnh cùng cực do tô thuế quá nặng nề, sưu dịch liên miên. Nạn đói thường xuyên diễn ra.

- Nông dân lại nổi dậy chống chính quyền, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Hoàng Sào lãnh đạo nổ ra vào năm 874.

- Nhà Đường bị lật đổ, Trung Quốc rơi vào thời kì Ngũ đại - Thập quốc nhưng Triệu Khuông Dẫn lại tiêu diệt được các thế lực phong kiến khác, lập ra nhà Tống vào năm 960. Sau đó, miền Bắc Tống lại bị nước Kim đánh chiếm. Đến cuối thế kỉ XIII, cả hai nước Kim và Nam Tống lần lượt bị Mông Cổ tiêu diệt.

ND chính

Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường: kinh tế, chính trị,...

Sơ đồ tư duy Trung Quốc thời phong kiến


Loigiaihay.com

  • Trung Quốc thời Minh, Thanh

    Tóm tắt mục 3. Trung Quốc thời Minh, Thanh. Đầu thế kỉ XIII, trên thảo nguyên Mông cổ

  • Văn hoá Trung Quốc thời phong kiến

    Tóm tắt mục 4. Văn hoá Trung Quốc thời phong kiến

  • Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 30 SGK Lịch sử 10

  • Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là gì ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 31 SGK Lịch sử 10

  • Những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh đã xuất hiện như thế nào ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 33 SGK Lịch sử 10

  • Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

    Giải bài tập 1 trang 100 SGK Lịch sử 10. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm

  • Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

    Giải bài tập 3 trang 100 SGK Lịch sử 10

  • Đất nước bị chia cắt

    Tóm tắt mục 2. Đất nước bị chia cắt. Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê

  • Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến: Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.

    Giải bài tập 3 trang 110 SGK Lịch sử 10. Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến: Nam - Bắc triều,

Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào ?

Đề bài

Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 7 trang 12 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

* Kinh tế: sản xuất nông nghiệp phát triển

- Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.

- Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

* Chính trị:

- Củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

- Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.

* Xã hội:ổn định, đời sống nhân dân ấm no.

* Đối ngoại: với tiềm lực về kinh tế và quân sự: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

⟹Đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế,Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.

Loigiaihay.com

  • Xã hội phong kiến ở Trung Quốc đã được hình thành như thế nào ?

    Giải bài tập 1 trang 12 SGK Lịch sử 7

  • Sự suy yếu của xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh - Thanh được biểu hiện như thế nào ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 13 SGK Lịch sử 7

  • Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có những điểm gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?

    Giải bài tập 1 trang 15 SGK Lịch sử 7

  • Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh - Thanh đã được nảy sinh như thế nào ?

    Giải bài tập 2 trang 15 SGK Lịch sử 7

  • Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học - kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến.

    Giải bài tập 3 trang 15 SGK Lịch sử 7

  • Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.

    ◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn.

  • Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời Lý - Trần?

    - Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị,

  • Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần có điểm gì khác nhau?

    - Thành phần quan lại cao cấp của nhà nước thời Lý - Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt

  • Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần ở những điểm nào ?

    - Chú ý ở triều đình, vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc, kể cả quyền của tể tướng, tổng chỉ huy quân đội và sáu bộ

Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 5 có đáp án năm 2021 mới nhất

  • Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 5: Trung quốc thời phong kiến
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 5: Trung quốc thời phong kiến [phần 1]
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 5: Trung quốc thời phong kiến [phần 2]

Tải xuống

Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Lịch Sử lớp 10 năm 2021 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 5 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao.

Bài giảng: Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến [Tiết 1] - Cô Triệu Thị Trang [Giáo viên Tôi]

Bài 5. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

Câu 1:Dưới triều Tần, nông dân được phân hóa thành các bộ phận chính nào?

A.Giai cấp địa chủ, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh

B.Nông dân lĩnh canh, nông dân tự canh, tư sản dân tộc.

C.Phú nông, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh.

D.Phú nông, nông dân lĩnh canh, tiểu tư sản trí thức

Đáp án :Dưới triều Tần, nông dân đã bị phân hóa.Một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột [giai cấp địa chủ]. Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh. Số nông dân còn lại là những người rất nghèo, không có ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy – gọi là nông dân lĩnh canh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2:Trung Quốc được thống nhất dưới triều đại nào?

A.Tần

B.Hán

C.Sở

D.Triệu

Đáp án :Đầu thế kỷ IV TCN, Tần lần lượt tiêu diệt các đối thủ, năm 221 TCN nhà Tần thống nhất Trung Quốc dựa vào tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3:Hai chức quan cao nhất giúp vua trị nước dưới triều Tần bao gồm

A.Thừa tướng và Thái úy

B.Tể tướng và Thái úy

C.Tể tưởng và Thừa tướng

D.Thái úy và Thái thú

Đáp án :Dưới vua có hệ thống quan văn, quan võ. Thừa tướng đứng đầu các quan văn, Thái úy đứng đầu các quan võ. Đây là hai chức quan cao nhất của triều đình để giúp Hoàng đế trị nước.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4:Hoàng đế Trung Hoa dưới triều Tần chia đất nước thành

A.Phủ, huyện

B.Quận, huyện

C.Tỉnh, huyện

D.Tỉnh đạo

Đáp án :Hoàng đế Trung Hoa dưới triều Tần chia đất nước thành các quận, huyện; đặt các chức quan Thái thú [ở quận] và Huyện lệnh [ở Huyện].

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5:Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ gọi là

A.nông dân tự canh.

B.nông dân lĩnh canh.

C.nông dân làm thuê.

D.nông nô.

Đáp án :Nông dân lĩnh canh là những người bị mất ruộng đất, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy và nộp tô.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6:Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ

A.Quan lại.

B.Quan lại và một số nông dân giàu có.

C.Quý tộc và tăng lữ.

D.Quan lại, quý tộc và tăng lữ.

Đáp án :Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ quan lại và một số nông dân giàu có.

- Quan lại là những người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ.

- Nông dân cũng bị phân hóa thành các bộ phận: một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột [địa chủ]; một số khác giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh; một bộ phận còn lại nghèo, mất hoặc không có ruộng đất phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy - trở thành nông dân lĩnh canh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7:Người nông dân dưới thời Đường nhận ruộng của nhà nước phải có nghĩa vụ

A.nộp tô cho nhà nước

B.thực hiện chế độ tô, dung, điệu

C.đi lao dịch cho nhà nước

D.nộp thuế cho nhà nước

Đáp án :Dưới thời Đường, khi nhận được ruộng đất của nhà nước theo chế độ quân điền thì nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8:Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời Đường là

A.Chế độ quân điền

B.Chế độ tỉnh điển

C.Chế độ tô, dung, điệu

D.Chế độ lộc điền

Đáp án :Sau khi nhà Đường được thành lập [618], cùng với biện pháp giảm tô thuế, bớt sưu dịch, nhà Đường lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân gọi là chế độ quân điền.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9:Trung Quốc trở thành đế quốc phong kiến phát triển nhất dưới triều đại nào?

A.Kim

B.Mông Cổ

C.Đường

D.Thanh

Đáp án :Đến thời nhà Đường, các hoàng đế đứng đầu đất nước tiếp tục chính sách mở rộng lãnh thổ. Nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam [lãnh thổ Việt Nam hồi đó], ép Tây Tạng thần phục. Nhờ vậy, Trung Quốc dưới thời Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10:Phật giáo ở Trung Quốc thịnh hành nhất vào triều đại nào?

A.Hán

B.Đường

C.Minh

D.Thanh

Đáp án :Phât giáo ở Trung Quốc thịnh hành nhất vào triều đại nhà Đường.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11:Cuộc khởi nghĩa làm cho nhà Minh sụp đổ do ai lãnh đạo?

A.Trần Thắng - Ngô Quang

B.Chu Nguyên Chương

C.Lý Tự Thành

D.Triệu Khuông Dẫn

Đáp án :Do đời sống của nhân dân khổ cực do sự khủng hoảng cuối triều Minh => Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân lại nổ ra. Cuộc nổi dậy của Lý Tự Thành làm cho triều Minh sụp đổ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12:Ai là người sáng lập ra nhà Minh ở Trung Quốc?

A.Trần Thắng - Ngô Quảng

B.Triệu Khuông Dẫn

C.Chu Nguyên Chương

D.Hoàng Sào

Đáp án :Chu Nguyên Chương là người đã sáng lập ra nhà Minh. Năm 1368, khởi nghĩa nông dân lật đổ được nhà Nguyên. Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế ở Nam Kinh, lập ra nhà Minh [1368 - 1644].

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13:Các tác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Quốc thời kì phong kiến bao gồm

A.Thủy hử, Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa.

B.Cửu chương toán thuật, Tây du kí, Hồng lâu mộng.

C.Thủy hử, Tam quốc diễn nghĩa, Bản thảo cương mục.

D.Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa, A quy chính truyện.

Đáp án :Các tác phẩm tiểu thuyết lớn của văn học Trung quốc thời kì phong kiến bao gồm: Tam quốc diễn nghĩa [La Quán Trung], Thủy hử [Thị Nại Am], Tây du kí [Ngô Thừa Ân], Hồng lâu mộng [Tào Tuyết Cần], …

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14:Loại hình văn học nổi bật và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật dưới thời Đường là

A.Thơ

B.Kinh kịch

C.Tiểu thuyết

D.Sử thi

Đáp án :Thơ Đường là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất của nền văn học Trung Quốc thời kì phong kiến. Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15:Một loại hình văn học - nghệ thuật mới rất phát triển dưới thời Minh, Thanh là

A.Thơ

B.Kịch nói

C.Kinh kịch

D.Tiểu thuyết

Đáp án :Tiểu thuyết là một hình thức văn học mới phát triển ở thời Minh, Thanh. Với nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung; Thủy Hử của Thị Nại Am; Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân; Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần,…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16:Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc bao gồm

A.Phương pháp luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng

B.Phương pháp luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, làm men gốm

C.Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

D.Giấy, kĩ thuật in, phương pháp luyện sắt, thuốc súng

Đáp án :Về mặt kĩ thuật, Trung Quốc có bốn phát minh quan trọng nhất là: Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc đối với nền văn minh thế giới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17:Việc tăng cường chính quyền phong kiến dưới thời Đường nhằm mục đích gì?

A.với tay đến tận các địa phương.

B.nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.

C.tăng cường quyền lực của bộ máy nhà nước.

D.đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân.

Đáp án :Dưới thời Đường, bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh: cử người thân tín cai quản địa phương; cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương mở khoa thi chọn người ra làm quan.

=> Chế độ phong kiến tạo điều kiện cho quý tộc, địa chủ được tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương đồng thời nâng cao quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18:Chế độ tuyển chọn quan lại dưới thời Đường dựa theo hình thức nào?

A.dòng dõi và tiến cử.

B.dòng dõi.

C.khoa cử.

D.tiến cử.

Đáp án :Thời nhà Đường, các khoa thi được mở để tuyển chọn quan lại [không chỉ trong giới quý tộc mà cả con em địa chủ] những người đỗ đạt ra làm quan.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19:Thời nhà Minh bỏ các chức Thừa tướng, Thái uý và thay vào đó bằng chức gì?

A.Các quan thượng thư phụ trách các bộ

B.Tiết độ sứ

C.Quan văn, quan võ

D.Không thay thế chức nào

Đáp án :Năm 1380, nhà Minh bãi bỏ chức Thừa tướng, Thái úy thay vào đó là các Thượng Thư phụ trách các bộ [6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công] và hoàn chỉnh bộ máy quan lại.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20:“Con đường tơ lụa” ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?

A.Tần - Hán.

B.Đường.

C.Minh.

D.Thanh.

Đáp án :Vào thời Đường, các tuyến Đường giao thông đã được hình thành trong các thế kỉ trước, hai “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển cũng được thiết lập.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21:Chức quan Tiết độ sứ được giao cho những công thần và thân tộc đi caiquản vùng biên cương của Trung Quốc dưới thời

A.Tần - Hán.

B.Đường

C.Thanh.

D.Minh

Đáp án :Các Hoàng đế thời Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đặc biệt giao cho các công thần hoặc người thân tộc giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải các miền biên cương.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22:Trong lĩnh vực tư tưởng, người đầu tiên đặt nền móng cho tư tưởng Nho giáo là

A.Mạnh Tử.

B.Khổng Tử.

C.Lão Tử.

D.Tuân Tử.

Đáp án :Khổng Tử là người khai sáng, người đầu tiên đặt nền móng cho tư tưởng Nho giáo, đồng thời là triết gia lỗi lạc bậc nhất của Á Đông.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23:Yếu tố nào tạo nên sự khác biệt giữa nông dân tự canh và nông dân lĩnh canh dưới thời Tần?

A.Tài sản nói chung

B.Ruộng đất

C.Vàng bạc

D.Công cụ sở hữu

Đáp án :Yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa nông dân tự canh và nông dân lĩnh canh thời Tần là yếu tố ruộng đất.

- Nông dân tự canh: có ruộng đất để cày cấy.
- Nông dân lĩnh canh: nhận ruộng đất từ địa chủ để cày cấy.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24:Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động và làm cho xã hội Trung Quốc thay đổi như thế nào?

A.Nông dân phải nộp tô thuế, hoa lợi cho địa chủ.

B.Giai cấp địa chủ bị phân hóa thành nhiều bộ phận.

C.Quan hệ bóc lột của địa chủ với nông dân công xã xuất hiện.

D.Quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh xuất hiện.

Đáp án :- Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, nhờ sự xuất hiện của công cụ bằng sắt mà năng xuất lao động tăng lên. Một số quan lại và nông dân giàu có chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực trở thành giai cấp địa chủ. => Giai cấp địa chủ xuất hiện.

- Nông dân bị phân hóa:

+ Một bộ phận nông dân giàu có, có nhiều ruộng đất trở thành giai cấp bóc lột.

+ Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy gọi là nông dân tự canh, có nghĩa vụ nộp thuế và đi lao dịch cho nhà nước.

+ Bộ phận còn lại là nông dân nghèo, không có hoặc bị mất hết ruộng đất phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là nông dân lĩnh canh.

=> Quan hệ bóc lột bằng địa tô giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh xuất hiện, đánh dấu xã hội phong kiến Trung Quốc hình thành.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 25:Ý nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển thịnh đạt của thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới thời Đường?

A.Các tác phường luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc

B.Các tuyến giao thông được mở mang phục vụ nhu cầu sản xuất

C.“Con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển được thiết lập và mở mang phục vụ nhu cầu sản xuất

D.Đã thành lập các phường hội và thương hội chuyên sản xuất và buôn bán sản phẩm thủ công

Đáp án :Thời Đường, người dân đã áp dụng những kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống xác định thời vụ. => Sản lượng tăng nhiều hơn trước. Thủ công nghiệp và thương nghiệp bước vào giai đoạn phát triển thịnh đạt. Xưởng thủ công [gọi là tác phường] luyện sắt, đóng thuyền và hàng chục người làm việc. “Con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển được thiết lập và mở mang phục vụ sản xuất.

Đáp án D:Sự thành lập các phường hội và thương hội là biểu hiện của sự phát triển kinh tế ở các trong các thành thị trung đại Tây Âu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26:Ý nào sau đây phản ánh đúng sự phát triển thịnh đạt của thương nghiệpdưới thời Đường?

A.Các tác phường luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

B.Sản xuất được lụa in hoa và thêu kim tuyến, xuất hiện trung tâm dệt nổi tiếng như Hàng Châu.

C.“Con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển được thiết lập và mở mang phục vụ nhu cầu sản xuất.

D.Thành lập các phường hội và thương hội chuyên sản xuất và buôn bán sản phẩm thủ công.

Đáp án :Dưới thời Đường, thương nghiệp phát triển thịnh đạt. Con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập và mở rộng.

Trung Quốc có mối quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á. Lái buôn nước ngoài hoặc bằng đường biển, hoặc dùng lạc đà vượt sa mạc [“con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển] chở hàng quý như ngà voi, sừng tê, thủy tinh,… đến Trung Quốc bán rồi chở về nước họ vàng, bạc và các sản phẩm nổi tiếng như lụa, đồ sứ, giấy bút,…

Các đáp án A, B, D nói về lĩnh vực thủ công nghiệp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 27:Ý nào sau đây không phản ánh đúng chính sách xây dựng chế độ quân chủchuyên chế tập quyền của Minh Thái Tổ?

A.Chia đất nước thành các tỉnh

B.Bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy, thay thế là các quan Thượng thư đứng đầu các bộ; thành lập 6 bộ [Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công]

C.Ban hành chế độ thi cử chặt chẽ, quy củ để tuyển chọn quan lại

D.Hoàng đế tập trung quyền hành, trực tiếp nắm quân đội

Đáp án :Các chính sách của Minh Thái Tổ nhằm xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền là

- Bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy, thay thế là các quan Thượng thư đứng đầu các bộ; thành lập 6 bộ [Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công], hoàn chỉnh bộ máy quan lại.

- Tăng cường phong tước và ban cấp đất đai cho con cháu trong hoàng tộc, công thần thân tín để làm chỗ dựa cho triều đình.

- Chia đất nước thành các tỉnh chịu sự chỉ đạo của các bộ ở triều đình.

- Hoàng đế tập trung mọi quyền hành trong tay, trực tiếp nắm quân đội.

Thời Minh không có chính sách ban hành chế độ thi cử chặt chẽ, quy củ để tuyển chọn quan lại.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28:Chính sách đối nội của các vua thời Tần - Hán có tác động như thế nàođến xã hội phong kiến Trung Quốc?

A.Xã hội phong kiến phát triển, đạt đến đỉnh cao.

B.Gia tăng mâu thuẫn giữa các dân tộc trong xã hội.

C.Xã hội ổn định, thế nước vững vàng.

D.Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi.

Đáp án :- Các chính sách đối nội thời Tần:

+ Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị.

+ Ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước.

- Các chính sách đối nội thời Hán:

+ Xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần.

+ Giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân.

+ Khuyến khích sản xuất nông nghiệp.

=> Tác động: Kinh tế phát triển, xã hội ổn định, thế nước vững vàng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 29:Ý nào sau đây không thuộc nội dung cơ bản của Nho giáo?

A.Quan niệm về quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, vợ - chồng.

B.Đề cao quyền bình đẳng của phụ nữ

C.Đề xướng con người phải tu nhân, rèn luyện đạo đức

D.Giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận với quốc gia, với gia đình

Đáp án :Nho giáo là tư tưởng đề cao vai trò của người đàn ông, đối với gia đình con cái phải giữ chữ hiếu và phục tùng cha. Nho giáo không đề cao quyền bình đẳng của phụ nữ, hay nói cách khác là Nho giáo “Trọng nam khinh nữ”.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 30:Sắp xếp theo thứ tự cho đúng với thuyết “ngũ thường” của Nho giáo

A.Nhân - Nghĩa - Lễ - Tín - Trí

B.Nhân - Nghĩa - Tín - Trí - Lễ

C.Nhân - Trí - Lễ - Nghĩa - Tín

D.Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín

Đáp án :Thuyết “ngũ thường” hay còn gọi là 5 đức tính hằng có của con người. Theo quan niệm của Nho giáo, 5 điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 31:Nhà Thanh ở Trung Quốc được xem là

A.Triều đại ngoại tộc

B.Triều đại phong kiến dân tộc

C.Triều đại đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao

D.Triều đại được thành lập sau phong trào khởi nghĩa nông dân rộng lớn

Đáp án :- Sau cuộc nổi dậy của Lý Tự Thành làm cho triều đình Mãn Thanh sụp đổ, một bộ tộc ở Đông Bắc Trung Quốc là Mãn Thanh đã đánh bại Lý Tự Thành, lập ra nhà Thanh [1644 – 1911].

- Dân tộc Hán dưới các triều đại phong kiến coi ngưởi Mông Cổ và Mãn Thanh là ngoại tộc đã đánh chiếm và thống trị đất nước to lớn này qua nhiều thế kỷ và gây ra họa đồng hóa lớn lao, nghiêm trọng, làm thay đổi nền văn hóa cố cựu và tư tưởng Hán tộc. Đối với Việt Nam bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ cả ngàn năm và sau đó lại xâm lăng ở từng triều đại nữa, trong đó có Mông Cổ và Mãn Thanh.

=> Triều Thanh là triều đại ngoại tộc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 32:Ý nào không phải biểu hiện sự suy yếu của xã hội phong kiến Trung Quốccuối thời Minh - Thanh?

A.Bao chiếm và tập trung ruộng đất vào tay giai cấp quý tộc.

B.Nông dân phải chịu nhiều loại tô thuế cao, lao dịch nặng nề.

C.Các công xưởng thủ công xuất hiện trong thủ công nghiệp.

D.Nông dân đứng lên khởi nghĩa ở nhiều nơi.

Đáp án :Những biểu hiện về sự suy yếu của xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh - Thanh:

- Bao chiếm và tập trung ruộng đất vào tay giai cấp quý tộc, địa chủ diễn ra nghiêm trọng: vương công có nhiều “hoàng trang” và địa chủ có hàng nghìn mẫu ruộng.

- Vua quan chỉ biết đục khoét nhân dân để sống xa hoa, trụy lạc.

- Những người nông dân và thợ thủ công ngày càng cực khổ phải chịu tô thuế cao, lao dịch nặng nề.

- Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra, chính quyền phong kiến suy yếu.

- Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Thanh gây nên xung đột kịch liệt dẫn đến sự sụp đổ của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 33:Tại sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phongkiến Trung Quốc và một số nước phương Đông khác, trong đó có Việt Nam?

A.Là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền

B.Phù hợp với tư tưởng đạo đức truyền thống của người phương Đông

C.Nội dung tư tưởng có tính tiến bộ, nhân văn hơn hẳn

D.Có tác dụng giáo dục con người phải thực hiện bổn phận

Đáp án :Các triều đại phong kiến Trung Quốc đều chú trọng củng cố quyền lực tối cao của nhà vua và dòng họ. Đồng thời củng cố bộ máy chính quyền làm sao với tay xuống tận các địa phương. Đi liền với những chính sách này, các triều đại phong kiến cần có một hệ tư tưởng đi kèm. Nho giáo bao gồm các quan niệm về quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng vợ là giường mối, kỉ cương đạo đức phong kiến. Nho giáo mặc dù sau này có ít nhều thay đổi qua các thời đại nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến… => Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc bởi nó là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 34:Nhà Đường sau khi thành lập đã thực hiện nhiều biện pháp tăng cường bộ máy cai trị, ngoại trừ việc

A.củng cố bộ máy triều đình, với quyền lực tuyệt đối của hoàng đế

B.cử người thân tín cai quản các địa phương

C.cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương

D.xóa bỏ chế độ tiến cử quan lại

Đáp án :Các biện pháp tăng cường bộ máy cai trị của chính quyền nhà Đường:

- Cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương.

- Cử người thân tín cai quản các địa phương, tạo điều kiện cho quý tộc, địa chủ được tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương.

- Củng cố bộ máy triều đình, với quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.

Nhà Đường có mở thêm các khoa thi để tuyển chọn quan lại nhưng không xóa bỏ chế độ tuyển chọn quan lại.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 35:Công cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần mang ý nghĩa gì quan trọng?

A.chấm dứt thời kỳ chiến tranh loạn lạc kéo dài ở Trung Quốc.

B.tạo điều kiện cho Tần Doanh Chính lập triều đại nhà Tần.

C.tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc.

D.chấm dứt chiến tranh, xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc.

Đáp án :Trước thời Tần, cục diện Xuân Thu – Chiến Quốc diễn ra, đây là các cuộc thôn tính và xâu xé lẫn nhau giữa các quốc gia nhỏ ở Trung Quốc trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang. Cho đến thế ki IV TCN, Tần trở thành nước có tiềm lực về kinh tế và quân sự mạnh hơn cả. Dựa vào ưu thế đó, nhà Tần đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ, chấm dứt tình trạng chiến tranh, chia cắt lãnh thổ. Năm 221 TCN, Tần đã thống nhất được Trung Quốc, xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 36:Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần - Hán là

A.Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.

B.Quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.

C.Quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô.

D.Quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.

Đáp án :- Quan hệ sản xuất phong kiến Trung Quốc được thiết lập dưới thời Tần - Hán, đó là quan hệ bóc lột bằng địa tô giữa địa chủ vớinông dân lĩnh canh.

- Giai cấp địa chủ xuất hiện khi: một số quan lại và nông dân giàu có chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực trở thành giai cấp địa chủ.

- Nông dân bị phân hóa:

+ Một bộ phận nông dân giàu có, có nhiều ruộng đất trở thành giai cấp bóc lột.

+ Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy gọi là nông dân tự canh, có nghĩa vụ nộp thuế và đi lao dịch cho nhà nước.

+ Bộ phận còn lại là nông dân nghèo, không có hoặc bị mất hết ruộng đất phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là nông dân lĩnh canh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 37:Các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ vào cuối mỗi triều đại phong kiếnTrung Quốc đều xuất phát từ nguyên nhân nào?

A.Triều đại phong kiến suy sụp, mâu thuẫn xã hội sâu sắc, đời sống của người nông dân quá cực khổ

B.Sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến, đời sống người nông dân quá khổ cực

C.Mâu thuẫn xã hội sâu sắc, các thế lực ngoại bang xâm lược, đời sống người dân quá khổ cực

D.Nhà nước không chăm lo đến đời sống của nông dân, các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực.

Đáp án :Các triều đại phong kiến Trung Quốc cũng giống như các triều đại phong kiến Việt Nam sau đó ở cuối mỗi triều đại hầu hết đều rơi vào khủng hoảng trầm trọng => đời sống nhân dân cực khổ => mâu thuẫn xã hội gay gắt => bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân. Xét từng triều đại phong kiến Trung Quốc có thể minh chứng cho điều này:

- Triều Tần: Do các cuộc chiến tranh liên miên hao người tốn của => mâu thuẫn giai cấp gay gắt => Nông dân khắp nơi vùng dậy, các thế lực cát cứ cũng tranh giành lẫn nhau => nhà Hán sụp đổ rồi Lý Uyên lập ra nhà Đường.

- Triều Đường: Cuối thời Đường, mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc, nông dân sống trong cảnh cùng cực do to thuế nặng nề, sưu dịch liên miên, nạn đói thường xuyên diễn ra = > Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân diễn ra. Đến sau đó, cuộc khởi nghĩa nông dân năm 1368 lật đổ được nhà Nguyên. Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế ở Nam Kinh, lập ra nhà Minh [1368 – 1644].

- Triều Minh: cũng rơi và khủng hoảng như hai triều đại trước => Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân lại nổ ra, trong đó cuộc nổi dậy của Lý Tự Thành làm cho triều Minh sụp đổ.

- Triều Thanh: giữa lúc triều Thanh sụp đổ như vậy, một bộ tộc ở Đông Bắc Trung Quốc là Mãn Thanh đã đánh bại Lý Tự Thành, lập ra nhà Thanh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 38:Ý nào sau đây không phải nguyên nhân đưa đến nền kinh tế tư bản chủnghĩa vẫn không phát triển được ở nước này?

A.Do Trung Quốc không phát triển theo đúng mô hình của các nước phương Tây và Nhật Bản

B.Quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời vẫn được duy trì chặt chẽ ở Trung Quốc

C.Chế độ cai trị độc đoán của chính quyền phong kiến chuyên chế

D.Những mầm mống của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành yếu ớt

Đáp án :Kinh tế công thương nghiệp ở Trung Quốc sớm phát triển nhưng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn không phát tiển được ở nước này do:

- Quan hệ sản xuất phong kiễn lối thời vẫn được duy trì ở Trung Quốc đó là quan hệ bóc lột của địa chủ với nông dân. Trải qua các triều đại phong kiến lâu đời ở Trung Quốc, quan hệ sản xuất này vẫn tiếp tục được duy trì bền vừng và chưa có biểu hiện bị phá vỡ.

- Chế độ cai trị độc đoán của chính quyền chuyên chế, các triều đại phong kiến Trung Quốc đều thực hiện các biện pháp có thể để củng cố quyền lực của nhà vua và dòng họ. Đặc biệt là dưới thời Đường dù kinh tế công thương nghiệp phát triển nhưng không đủ điều kiện để hình thành kinh tế tư bản chủ nghĩa khi quyền lợi có quý tộc và dòng họ vẫn được đặt lên trên hết, quý tộc và địa chủ được tạo điều kiện tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương.

- Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành yếu ớt, nhà nước vẫn củng cố chế độ ruộng đất quân điền, buộc nhân dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung điệu.

Trung Quốc không phát triển theo đúng mô hình của các nước phương Tây và Nhật Bản không phi là nguyên nhân giải thích đúng tại sao kinh tế công thương nghiệp ở Trung Quốc sớm phát triển nhưng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn không phát triển được ở nước này.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 39:Đâu không phải là biểu hiện mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủnghĩa xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời Minh?

A.Các hình thức công xưởng thủ công xuất hiện.

B.Các ông chủ bỏ vốn cho nông dân trồng mía và thu lại bằng đường.

C.Các thương nhân châu Âu đến buôn bán, thành thị mọc lên nhiều và phồn thịnh.

D.Nhà nước lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

Đáp án :Dưới thời Minh, những mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Trung Quốc. Biểu hiện:

- Trong thủ công nghiệp:

+ Hình thức công xưởng thủ công đã xuất hiện trong các nghề dệt, làm giấy, đồ sứ. Ở Giang Tây có những trung tâm làm đồ gốm lớn như Cảnh Đức có tới 3000 lò gốm sứ.

+ Có lao động làm thuê, quan hệ giữa chủ và người làm thuê là chủ xuất vốn, thợ xuất sức: Có những chủ xưởng dệt nắm trong tay hàng vạn lạng bạc tiền vốn, hàng chục khung cửi và hàng chục thợ. Những người thợ này làm thuê để lấy tiền công. => Đáp án A đúng.

- Trong nông nghiệp: có hình thức bỏ vốn liếng và thu sản phẩm gọi là hình thức bao mua, mùa xuân họ xuất vốn cho nông dân trồng mía, mùa đông thu lại bằng đường. => Đáp án B đúng.

- Trong thương nghiệp: Từ thế kỉ XVI, đã có một số thương nhân châu Âu đến Trung Quốc buôn bán. Các thành thị ở thời Minh mọc lên nhiều và rất phồn thịnh. Bắc Kinh, Nam Kinh không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm kinh tế lớn. => Đáp án C đúng.

- Đáp án D. Nhà nước lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân - là biểu hiện của kinh tế Trung Quốc dưới thời Đường.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 40:Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập khi

A.Quan hệ vua – tôi được xác lập

B.Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã được xác lập

C.Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh được xác lập

D.Vua Tần xưng là Hoàng đế

Đáp án :Chế độ phong kiến được xác lập khi hình thành được quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh. Khi triều Tần được thành lập, các giai cấp mới đã hình thành.

- Quan lại có nhiểu ruộng đất tư trở thành địa chủ.

- Nông dân phân hóa thành:

+ Nông dân tự canh: vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy.

+ Nông dân lĩnh canh: không có ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ đề cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng đất.

=> Quan hệ bóc lột địa tô của đại chủ đã thay thế cho quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 41:Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền được hình thành ở Trung Quốc phảnánh điều gì?

A.Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành.

B.Sự biến đổi giai cấp trong xã hội phong kiến Trung Quốc.

C.Mâu thuẫn xã hội gay gắt giữa địa chủ và nông dân tá điền.

D.Hình thành quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.

Đáp án :- Giai cấp địa chủ: Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, nhờ sự xuất hiện của công cụ bằng sắt mà tăng năng xuất lao động. Một số quan lại và nông dân giàu có chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực trở thành giai cấp địa chủ.

- Nông dân bị mất ruộng đất, nghèo túng phải nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy hình thành nên giai cấp nông dân tá điền.

=> Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 42:Chế độ tuyển chọn quan lại dưới thời Đường có điểm gì tiến bộ hơn so với các triều đại trước?

A.Tuyển chọn quan lại từ con em của quý tộc

B.Tuyển chọn cả con em địa chủ thông qua khoa cử

C.Bãi bỏ chế độ tiến cử, tất cả đều phải trải qua thi cử

D.Thông qua thi cử tự do cho mọi đối tượng

Đáp án :- Các triều đại trước, hệ thống quan lại triều đình đều thuộc giới quý tộc, nếu có địa chủ thì sẽ thông qua hình thức tiến cử chứ chưa có khoa cử.

- Triều Đường có tuyển chọn thêm con em của địa chủ thông qua khoa cử, những người đỗ đạt có thể làm quan => không chỉ quý tộc mà địa chủ cũng có thể tham gia vào bộ máy chính quyền từ Trung ương đến Địa phương.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 43:Điểm khác trong chính sách cai trị của nhà Nguyên so với nhà Tống là gì? Vì sao có sự khác nhau đó?

A.Nhà Nguyên thực hiện chính sách áp bức dân tộc, phân biệt đối xử hà khắc. Do nhà Nguyên là vương triều ngoại tộc

B.Nhà Nguyên thực hiện khuyến khích phát triển nông nghiệp và thương nghiệp. Do nhà Nguyên có những vị vua anh minh.

C.Nhà Nguyên thực hiện áp bức dân tộc đối với người Mãn. Do nhà Nguyên xuất thân từ tộc người Mông Cổ.

D.Nhà Nguyên thực hiện miễn giảm các thứ thuế và sưu dịch nặng nề. Do nhà Nguyên xuất thân từ tộc người Mông Cổ.

Đáp án :- Sự khác nhau trong chính sách cai trị của nhà Nguyên so với nhà Tống:

+ Chính sách của nhà Tống là xóa bỏ hoặc miễn giảm các thứ thuế và sưu dịch nặng nề của triều đại trước, khuyến khích phát triển nông ngiệp và thủ công nghiệp…

+ Chính sách của Nhà Nguyên: Chính sách phân biệt, đối xử giữa các dân tộc, trong đó: Người Mông Cổ có địa vị cao nhất, hưởng mọi đặc quyền, người Hán thì bị cấm đoán đủ thứ.

- Giải thích sự khác nhau:

Do nhà Tống là của người Trung Quốc thành lập. Còn nhà Nguyên là triều đại bên ngoài được lập nên bởi chính sách xâm lược của người Mông Cổ. Nên họ thực hiện những chính sách áp bức dân tộc, phân biệt đối xử hà khắc đối với nhân dân bản xứ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 44:Nền kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh có đặc điểm gì nổi bật?

A.Xuất hiện nhiều xưởng thủ công lớn

B.Thành thị mọc lên rất nhiều và rất phồn thịnh

C.Xây dựng hoàn chỉnh bộ máy quân chủ chuyên chế tập quyền

D.Kinh tế hàng hóa phát triển, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện

Đáp án :Đặc điểm nổi bật nhất của Trung Quốc thời Minh là kinh tế hàng hóa phát triển, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.

- Một số nghề đã có những xưởng thủ công lớn.

- Các nhà buôn xuất hiện và hoạt động tích cực.

- Các thành thị mọc lên nhiều và rất phồn thịnh. Bắc Kinh vừa là trung tâm chính trị vừa là trung tâm kinh tế lớn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 45:Đặc điểm nổi bật nhất của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là gì?

A.Chính quyền phong kiến được củng cố và hoàn thiện hơn.

B.Kinh tế phát triển tương đối toàn diện.

C.Mở rộng lãnh thổ thông qua xâm lấn, xâm lược các lãnh thổ bên ngoài.

D.Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao.

Đáp án :Đặc điểm nổi bật nhất của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là chế độ phong kiến phát triển đến đỉnh cao:

- Kinh tế phát triển tương đối toàn diện:

+ Nhà nước thực hiện chế độ quân điền, áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống, định thời vụ. => Sản lượng tăng nhiều hơn trước.

+ Thủ công nghiệp bước vào giai đoạn thịnh đạt, xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

+ Hai “con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển được hình thành.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 46:Chính sách của các triều đại phong kiến Tần, Hán, Đường có điểm gì chung?

A.Giữ quan hệ hữu hảo, thân thiên với các nước láng giềng

B.Luôn thực hiện chính sách “Đại Hán”, đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ

C.Chinh phục thế giới thông qua “con đường tơ lụa”

D.Liên kết với các nước lớn, chinh phục các nước nhỏ, yếu

Đáp án :Các triều đại phong kiến Trung Quốc đều thực hiện chính sách đối ngoại quan trọng là xâm lược mở rộng lãnh thổ - chính sách “Đại hán”.

- Nhà Tần, Hán: từ đất gốc của Trung Hoa ở vùng trung lưu sông Hoàng Hà, nhà Tần và nhà Hán đã lần lượt đoạt lấy vùng thượng lưu sông Hoàng [Cam Túc], thôn tính vùng Trường Giang cho đến lưu vực sông Châu, lấn dần phía Đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt Cổ.

- Nhà Đường:đem quân lấn chiến vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục. => đế quốc phong kiến phát triển nhất.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 47:Mỗi nội dung ở cột bên trái gắn với triều đại phong kiến Trung Quốc nào ở cột bên phải?

1. Chế độ phong kiến Trung Quốc

2. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao

3. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện Trung Quốc

4. Chế đồ phong kiến Trung Quốc suy vong

a] Đường

b] Tần, Hán

c] Thanh

d] Minh


A.1 – b; 2 – a; 3 – d; 4 – c.

B.1 – a; 2 – b; 3 – c; 4 – d.

C.1 – c; 2 – d; 3 – a; 4 – b.

D.1 – b; 2 – a; 3 – c; 4 – d.

Đáp án :

Đáp án cần chọn là: A


Câu 48:Dưới thời Đường, “con đường tơ lụa” có ý nghĩa là

A.Tăng cường giao lưu hàng hóa và văn hóa giữa Trung Quốc với thế giới.

B.Làm cho nghề dệt lụa của Trung Quốc phát triển mạnh hơn.

C.Thúc đẩy thương nghiệp Trung Quốc phát triển.

D.Tăng cường sự liên hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia kề cận.

Đáp án :Trung Quốc là quê hương của tơ lụa. Từ rất sớm, tơ tằm cùng các sản phẩm dệt nổi tiếng của Trung Quốc đã được vận chuyển ra nước ngoài. Sự ưa chuộng ngày càng phổ biến cùng những chuyến hàng mang sản phẩm tơ lụa sang phương Tây đã dần hình thành nên tuyết đường giao thương quốc tế mà về sau nó được mang tên là con đường tơ lụa. “Con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển và trên bộ của Trung Quốc dưới thời Đường có ý nghĩa quan trọng, thúc đẩy giao lưu hàng hóa và văn hóa giữa Trung Quốc và thế giới.

- Văn hóa: việc khai thông con đường tơ lụa đã mở ra một kỷ nguyên mới trong vấn đề giao thông, trao đổi thương mại và giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và phương Tây. Trung Quốc là nước nuôi tằm ươm tơ sớm nhất thế giới và hàng dệt ra tơ lụa ra đời rất được sự ưa chuộng của người dân, nên ngay từ đầu thời Tây Hán trong xã hội Trung Hoa đã xuất hiện những thương nhân dũng cảm muốn mang tơ lụa đến bán cho các quốc gia láng giềng gần biên giới nhà Hán để kiếm lời. Có quá trình giao thương đi liên với đó sẽ có sự giao lưu về văn hóa.

- Giao lưu hàng hóa:tuy không đặt mục đích thương mại lên đầu, nhưng trên thực tế, sau khi hình thành tuyến đường biển phía Nam, hoạt động thương mại cũng ngày một phát triển, tuyến đường này vươn tới đâu là ở đó diễn ra hoạt động buôn bán tơ lụa và hàng tơ lụa Trung Quốc được chuyển tới đó. Đây là mặt hàng hấp dẫn nên trong hoạt động buôn bán giữa các nước cũng xảy ra một số tranh chấp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 49:Ai được mệnh danh là nhà thơ hiện thực chủ nghĩa lớn nhất thời Đường?

A.Lý Bạch.

B.Đỗ Phủ.

C.Bạch Cư Dị.

D.Vương Bột.

Đáp án :Đỗ Phủ được mệnh danh là nhà thơ hiện thực chủ nghĩa lớn nhất thời Đường. Với một đời phải sống trong cảnh nghèo nàn, lận đận, đã giúp ông thấu hiểu cuộc sống khổ cực của nhân dân. Do đó, phần lớn thơ của Đỗ Phủ đều tập trung miêu tả những cảnh bất công trong xã hội, miêu tả cảnh nghèo khổ và những nỗi oan khuất của nhân dân lao động, vạch trần sự áp bức bóc lột và xa xỉ của giai cấp thống trị.

Ví dụ, trong bài thơ Từ kinh đô về huyện Phụng Tiên, ông đã miêu tả tỉ mỉ với dụng ý tố cáo cảnh xa hoa phè phỡn của Đường Huyền Tông, Dương Quý Phi và cả tập đoàn quý tộc ở Li Sơn với những câu thơ:

“Bóng đèn ngọc chập chờn sáng rực,

Quan Vũ lâm chầu chực đông sao!

Vua tôi sung sướng xiết bao,

Kẻ ra bàn tắm người vào bàn ăn.”

Tiếp sau đó, ông nêu lên cảnh trái ngược trong xã hội:

“Cửa son rượu thịt ôi,

Ngoài đường xương chết buốt.”

Đáp án cần chọn là: B

Câu 50:Lịch Sử Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào bởi chính sách đối ngoạicủa các triều đại phong kiến Trung Quốc?

A.Có quan hệ bang giao hữu nghị, cùng phát triển

B.Trở thành đối tượng xâm lược của tất cả các triều đại phong kiến ở Trung Quốc

C.Trở thành đối tượng xâm lược của một số các triều đại phong kiến ở Trung Quốc

D.Đất nước không phát triển được.

Đáp án :Lịch Sử Việt Nam suốt thời gian tồn tại đều chịu ảnh hưởng của chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc, đó là chính sách xâm lược và bành trướng lãnh thổ. Việt Nam đã trở thành đối tượng xâm lược của tất cả các triều đại phong kiến ở Trung Quốc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 51:Đâu là chính sách đối ngoại xuyên suốt của Trung Quốc thời phong kiếnvới Việt Nam?

A.Bành trướng, xâm lược.

B.Bế quan tỏa cảng.

C.Hòa hảo, mềm dẻo.

D.Lúc hòa hiếu, lúc chiến tranh.

Đáp án :Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Trung Quốc thời phong kiến đối với Việt Nam là bành trướng, xâm lược. Cụ thể:

- Thời Hán: Trung Quốc tiến hành xâm chiếm nước Nam Việt và đặt ách cai trị ở đây. Tiêu biểu cho phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Việt là: khởi nghĩa Hai Bà Trưng [năm 40]

- Thời Đường: củng cố chế độ thống trị ở An Nam, Khúc Thừa Dụ đứng dậy khởi nghĩa [905 - 907].

- Thời Tống: năm 981 và năm 1076, nhà Tống đem quân xâm chiếm Đại Việt. Nhưng đều thất bại với cuộc kháng chiến do Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt lãnh đạo.

- Nhà Nguyên: đem quân xâm lược Đại Việt và thất bại với cuộc kháng chiến chống Nguyên của nhà Trần [1285, 1287 - 1288].

- Nhà Minh: đặt ách cai trị Đại Việt sau thất bại của nhà Hồ [1400 - 1407]. Khởi nghĩa Lam Sơn [1418 - 1427] đã khiến quân Minh phải đầu hàng rút về nước.

- Nhà Thanh: tiến hành xâm lược thất bại với cuộc kháng chiến của Nguyễn Huệ [1789].

Đáp án cần chọn là: A

Tải xuống

Bài giảng: Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến [Tiết 2] - Cô Triệu Thị Trang [Giáo viên Tôi]

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 10 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Mục lục

  • 1 Từ nguyên
  • 2 Lịch sử
    • 2.1 Thành lập
    • 2.2 Mở rộng lãnh thổ
    • 2.3 Võ hậu cướp ngôi
    • 2.4 Triều đại của Đường Huyền Tông
    • 2.5 Loạn An Sử và thiên tai
    • 2.6 Tái thiết và phục hồi
    • 2.7 Sụp đổ
  • 3 Hành chính và chính trị
    • 3.1 Luật pháp và thể chế chính trị
    • 3.2 Khoa cử
    • 3.3 Ảnh hưởng chính trị của tôn giáo
  • 4 Chính sách quân sự và đối ngoại
    • 4.1 Đô hộ phủ và các nước triều cống
    • 4.2 Quân đội
    • 4.3 Khu vực Đông Bắc
    • 4.4 Khu vực Tây Bắc và Tái Bắc
    • 4.5 Khu vực Tây Nam
    • 4.6 Khu vực Tây Dương
  • 5 Văn hóa và xã hội
    • 5.1 Nghệ thuật
    • 5.2 Trường An và văn hóa đa quốc gia
    • 5.3 Văn học
    • 5.4 Tôn giáo và triết học
    • 5.5 Thư giãn và giải trí
    • 5.6 Địa vị của phụ nữ
    • 5.7 Ẩm thực
  • 6 Kinh tế
    • 6.1 Tiền tệ
    • 6.2 Thuế khóa
    • 6.3 Con đường tơ lụa
    • 6.4 Thương mại hàng hải
  • 7 Nhân khẩu
  • 8 Khoa học và công nghệ
    • 8.1 Kỹ thuật
    • 8.2 In mộc bản
    • 8.3 Bản đồ học
    • 8.4 Y học
    • 8.5 Giả kim thuật, bình gas và điều hòa không khí
  • 9 Xem thêm
  • 10 Chú thích
  • 11 Tham khảo
  • 12 Thư mục
    • 12.1 Phương Tây
    • 12.2 Tiếng Trung
    • 12.3 Tiếng Việt
  • 13 Đọc thêm
  • 14 Liên kết ngoài

Từ nguyênSửa đổi

“Đường” [唐] là tên cũ của nước Tấn, một nước chư hầu thời nhà Chu nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh Sơn Tây ngày nay. Thời Nam–Bắc triều, Lý Hổ — một trong Bát Trụ Quốc của triều Tây Ngụy — được phong là Lũng Tây quận công [隴西郡公].[6] Sau khi mất, Lý Hổ được nhà Bắc Chu truy hiệu là Đường quốc công [唐國公], được con là Lý Bính thừa kế. Năm 582, con của Lý Bính là Lý Uyên kế thừa tước vị Đường quốc công, về sau được thăng tước là Đường vương [唐王]. Sau khi Lý Uyên soán ngôi Tùy Cung Đế, ông đã sử dụng quốc hiệu là “Đường”.[7]

Lịch sửSửa đổi

Thành lậpSửa đổi

Bài chi tiết: Tùy mạt Đường sơ

Triều đại của Đường Thái Tông [trị.626–649] thường được xem là kiểu mẫu để các bậc quân vương Đông Á đời sau noi theo.

Lũng Tây Lý thị[a] là một gia tộc thuộc tầng lớp quý tộc quân sự, cát cứ ở vùng tây bắc vào thời nhà Tùy.[8][9] Họ tự xưng là dòng dõi phụ hệ của thủy tổ Đạo giáo Lão Tử, tướng Lý Quảng thời nhà Hán và Vũ Vương Lý Cảo nước Tây Lương thời Thập lục quốc.[10][11][12] Các hoàng đế nhà Đường cũng mang dòng dõi Tiên Ti theo mẫu hệ, vì mẹ của Đường Cao Tổ, Độc Cô thị, là người Tiên Ti.[13][14]

Lưu thủ[b] Thái Nguyên Lý Uyên vốn là em họ của Tùy Dạng Đế, có thanh thế và rất giàu kinh nghiệm trận mạc.[15] Sau thất bại trong ba lần xâm lược Cao Câu Ly đầy tốn kém của Dạng Đế, quốc lực nhà Tùy suy yếu trầm trọng, dẫn đến sự bùng nổ của hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân trên khắp cả nước.[8][16] Năm 617, Lý Uyên cùng các con khởi binh tạo phản ở Thái Nguyên. Mùa đông cùng năm, sau khi chiếm được kinh đô Đại Hưng, ông lập Thái tử Dương Hựu làm hoàng đế, tôn Tùy Dạng Đế làm thái thượng hoàng, đồng thời giữ vai trò nhiếp chính cho hoàng đế bù nhìn.[17] Ngày 18 tháng 6 năm 618, sau khi nhận được tin Dạng Đế bị Vũ Văn Hóa Cập sát hại, Lý Uyên phế Dương Hựu, tự lập làm hoàng đế, đổi quốc hiệu là “Đường”.[17][18]

Lý Uyên, tức Đường Cao Tổ, tại vị đến năm 626 thì bị Tần vương Lý Thế Dân ép nhường ngôi. Lý Thế Dân bắt đầu cầm quân từ năm 18 tuổi, cung kiếm, đao thương đều rất giỏi, nổi danh với nhiều trận đột kích kỵ binh hiệu quả.[15][19] Trong trận Hổ Lao diễn ra vào ngày 28 tháng 5 năm 621, Lý Thế Dân đã giành chiến thắng ngay cả khi phải đối mặt với lực lượng áp đảo quân số của Đậu Kiến Đức [573–621].[20][21] Ngày 2 tháng 7 năm 626, trong chính biến Huyền Vũ Môn, vì lo ngại bị ám sát, Lý Thế Dân phục kích và giết chết em trai là Lý Nguyên Cát [sinh 603] cùng huynh trưởng là Thái tử Lý Kiến Thành [sinh 589].[22] Ngay sau đó, Đường Cao Tổ thoái vị, Lý Thế Dân lên ngôi, tức Hoàng đế Đường Thái Tông.[15]

Bất chấp việc hạ bệ cha và giết anh em ruột đi ngược lại với quan điểm về lòng hiếu thảo của Nho giáo,[22] Đường Thái Tông đã chứng tỏ được năng lực của bản thân, biết lắng nghe ý kiến từ những thành viên tài trí nhất trong bộ sậu của mình.[15] Năm 628, ông cho cử hành đại lễ Phật giáo tưởng niệm thương vong chiến tranh. Một năm sau, Đường Thái Tông cho xây dựng tu viện Phật giáo tại những địa điểm từng diễn ra các trận đánh lớn để các nhà sư có thể tụng kinh siêu độ vong linh cho những người đã ngã xuống, mà trong đó có cả kẻ thù của ông.[23]

Mở rộng lãnh thổSửa đổi

Lãnh thổ Đại Đường được mở rộng tối đa dưới thời Đường Cao Tông

Sau khi ổn định tình hình trong nước, Đường Thái Tông theo đuổi chính sách bành trướng lãnh thổ. Năm 630, nhân lúc Đông Đột Quyết xảy ra nội loạn, tướng Lý Tĩnh [571–649] dẫn quân Bắc phạt, bắt sống Khả hãn Hiệt Lợi và tiêu diệt nhà nước này. Sau chiến thắng này, các bộ lạc thảo nguyên lần lượt quy phục nhà Đường, tôn Đường Thái Tông là “Thiên Khả Hãn”.[24][25] Trong những năm cuối đời, Thái Tông tiếp tục thực hiện các chiến dịch lớn về phía Tây nhằm vào các tiểu quốc ốc đảo nằm dọc theo Con đường tơ lụa tại Lòng chảo Tarim như Cao Xương vào năm 640, Yên Kỳ vào năm 644 và 648, và Quy Từ vào năm 648. Sau khi Thái Tông qua đời vào năm 649, Đường Cao Tông tiếp tục khuếch trương thế lực về phía Tây. Năm 657, sau khi tướng Tô Định Phương đánh bại được Khả hãn A Sử Na Hạ Lỗ, Hãn quốc Tây Đột Quyết chính thức bị Đại Đường thôn tính.[26]

Tại khu vực Đông Bắc, Thái Tông phát động một cuộc xâm lược quy mô lớn nhằm vào Cao Câu Ly vào năm 644. Tuy giành được những thắng lợi sơ khởi song quân Đường phải rút lui do không thể xuyên thủng phòng tuyến của Uyên Cái Tô Văn [603–666].[27] Năm 660, dưới thời Cao Tông, quân Đường với sự trợ giúp của Tân La đã thành công đánh bại Bách Tế.[28] Tàn quân Bách Tế cầu viện đồng minh là Yamato [Nhật Bản], song liên quân hai nước này bị quân Đường và Tân La dưới sự chỉ huy của Tô Định Phương và Kim Dữu Tín [595–673] tiêu diệt trong Trận Bạch Giang vào tháng 8 năm 663.[29] Về phần Cao Câu Ly, nước này đã bị suy yếu trầm trọng bởi những xung đột nội bộ và việc để mất nhiều thành trì trọng yếu ở biên ải vào tay quân Đường trong năm 645.[30] Năm 668, Cao Câu Ly thất thủ trước liên quân Đường – Tân La do Lý Thế Tích [594–669] chỉ huy.[31]

Võ hậu cướp ngôiSửa đổi

Bài chi tiết: Võ Chu

Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất được công nhận trong lịch sử Trung Quốc. Bà điều khiển chính sự dưới triều đại của chồng và hai con trước khi đích thân trở thành hoàng đế.

Tuy nhập cung với danh phận tài nhân thấp kém, Võ Tắc Thiên vươn lên nắm giữ quyền lực tối thượng vào năm 690 và thành lập triều đại Võ Chu tồn tại trong một thời gian ngắn.[32] Võ hậu giành được đại quyền bằng những thủ đoạn tàn nhẫn và đầy toan tính. Một trong những thuyết âm mưu nổi tiếng nhất cho rằng chính bà đã giết con gái và đổ lỗi cho Vương Hoàng hậu, khiến bà bị phế truất.[33] Năm 655, Cao Tông bị đột quỵ, Võ hậu buông rèm nhiếp chính, đích thân xử lý quốc sự với các đại thần.[34] Nhiều người nghi ngờ chính bà là người ra tay sát hại con ruột là Thái tử Lý Hoằng khi ông đột ngột qua đời năm 675. Nguyên nhân có thể là do ông đã dần chứng tỏ thực lực bản thân và thường xuyên ra mặt ủng hộ những chính sách mà Võ hậu phản đối. Thái tử kế tiếp, Lý Hiền, tuy cam chịu thủ phận, nhưng vẫn bị mẹ khép vào tội mưu phản và đày đến biên ải, ít lâu sau thì bị bức tử.[35]

Năm 683, Đường Cao Tông băng hà và được nối ngôi bởi người con lớn tuổi nhất còn sống của Võ hậu là Đường Trung Tông. Trung Tông cố gắng bổ nhiệm quốc cữu[c] làm tể tướng, nhưng đã bị Võ hậu phế truất và thay thế bởi em trai là Duệ Tông chỉ sau sáu tuần tại vị.[35] Sự việc đã kích động một nhóm tông thất nổi dậy vào năm 684, nhưng họ bị triều đình đàn áp chỉ trong vòng hai tháng.[35] Ngày 16 tháng 10 năm 690, Võ hậu cải nguyên niên hiệu thành Thiên Thuận, quốc hiệu thành Chu [周], chính thức lên ngôi đại thống, trở thành nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.[36] Đường Duệ Tông bị giáng xuống làm thái tử và bị buộc phải đổi sang họ Võ của mẹ.[37]

Trong khoảng thời gian tại vị, về mặt đối nội, Võ Tắc Thiên tập trung phát triển kinh tế xã hội, tiến hành cải cách chữ viết, duy trì sự ổn định trong nước.[38] Về mặt đối ngoại, bà tiến hành các cuộc chiến ở Nội Á, giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ An Tây độ hộ phủ từng rơi vào tay người Thổ Phồn.[38] Là một người sùng đạo, Võ Tắc Thiên khuyến khích phát triển Phật giáo, hạ lệnh trong nước tích cực xây dựng chùa chiền, tăng cường biên dịch kinh Phật.[39] Sau 15 năm tại vị, Võ Tắc Thiên bị ép phải thoái vị vào này 22 tháng 2 năm 705 trong một cuộc chính biến cung đình. Đường Trung Tông phục vị, khôi phục quốc tính thành họ Lý và quốc hiệu “Đường” như cũ. Vài tháng sau, Võ hậu qua đời.[40]

Trước khi lên ngôi, nhằm hợp pháp hóa quyền cai trị của mình, Võ hậu đã cho một nhóm nhà sư biên soạn Đại Vân kinh [大雲經] ca ngợi bà là Phật Di Lặc hóa thân xuống trần gian để trở thành một vị Chuyển Luân Thánh Vương[d] làm chủ thiên hạ, phổ độ chúng sinh.[41][42] Phần lớn các cải cách của Võ Tắc Thiên đều bị những người kế nhiệm hủy bỏ sau khi bà qua đời.[43] Tuy nhiên, có thể nói, thành tựu lớn nhất của Võ Tắc Thiên là hạn chế quyền lực của tầng lớp quý tộc Tây Bắc, tạo điều kiện cho những người đến từ các gia tộc khác hay khu vực khác của Trung Quốc có cơ hội thể hiện tiếng nói trong triều đình.[44][45]

Triều đại của Đường Huyền TôngSửa đổi

Xem thêm: Đường Huyền Tông

Trong thời gian Đường Huyền Tông nắm quyền, nhà Đường bước vào thời thịnh trị kéo dài 40 năm, gọi là Khai Nguyên thịnh thế [開元盛世]

Dưới và sau triều đại của Võ Tắc Thiên, chốn cung đình xuất hiện nhiều nữ nhân nổi bật, bao gồm Thượng Quan Uyển Nhi [664–710], một nhà thơ, nhà văn và nội quan thân cận của Võ hậu, giữ nhiệm vụ xử lý tấu chương.[46] Năm 706, Vi Hoàng hậu [mất 710] thuyết phục Đường Trung Tông cho phép mình cùng các chị em ruột và con gái của bà tham dự triều chính. Năm 709, bà yêu cầu hoàng đế trao cho nữ giới quyền mẹ truyền con nối [mà trước đây vốn chỉ là cha truyền con nối].[47] Năm 710, Vi Hoàng hậu hạ độc sát hại Trung Tông, đưa Thái tử Lý Trọng Mậu mới 15 tuổi lên ngôi.[48] Hai tuần sau, Lý Long Cơ cùng thủ hạ vào cung giết Vi Hoàng hậu, phục hồi đế vị cho cha là Duệ Tông.[49] Tương tự như Trung Tông trước đó, Duệ Tông hoàn toàn không có thực quyền khi ông bị Thái Bình công chúa khống chế.[50] Tình trạng nữ nhi tham chính chỉ kết thúc khi Duệ Tông truyền ngôi cho Lý Long Cơ, tức Đường Huyền Tông và âm mưu chính biến của Thái Bình công chúa bị dập tắt vào năm 712.[49][47][51]

Nhà Đường bước vào giai đoạn đỉnh cao dưới triều đại kéo dài 44 năm của Đường Huyền Tông, một thời kỳ hoàng kim được đánh dấu bởi tỷ lệ lạm phát kinh tế thấp cùng lối sống cung đình không quá phô trương.[52][45] Được xem là một nhà lãnh đạo cấp tiến và nhân từ, Huyền Tông thậm chí đã bãi bỏ án tử hình vào năm 747. Tất cả các án tử hình đều phải do đích thân hoàng đế phê chuẩn [số lượng tương đối ít, ví dụ năm 730 chỉ có tổng cộng 24 vụ hành quyết được thông qua].[53] Huyền Tông cố gắng giữ cân bằng chính trị bằng cách bổ nhiệm các phe phái vào các vị trí trong lục bộ một cách công bằng.[50] Là một người thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, Thượng thư hữu thừa tướng Trương Cửu Linh [673–740] thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu lạm phát và gia tăng nguồn cung tiền bằng cách duy trì sự lưu thông của tiền đúc tư nhân. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ của nhà Đường đã thay đổi dưới nhiệm kỳ của người kế nhiệm Lý Lâm Phủ. Là một người trưởng giả, kỹ trị, ông ủng hộ sự độc quyền của triều đình đối với việc phát hành tiền đúc. Kể sau năm 737, Huyền Tông đặt sự tin tưởng vào Lý Lâm Phủ, người ủng hộ chính sách đối ngoại bành trướng sử dụng các tướng lĩnh phi Hán. Tuy nhiên, chính sách này rốt cuộc đã tạo điều kiện cho một cuộc nổi dậy quy mô lớn chống lại nhà Đường.[54]

Loạn An Sử và thiên taiSửa đổi

Bài chi tiết: Loạn An Sử

Bản đồ 10 phiên trấn và binh lực của họ dưới thời Đường Huyền Tông

Nhà Đường đang trong thời kỳ hoàng kim vào giữa thế kỷ 8 khi loạn An Sử bùng nổ phá hủy sự thịnh vượng của đế quốc. An Lộc Sơn, một viên tướng gốc Túc Đặc–Đột Quyết, được giao nhiệm vụ trấn giữ biên giới phía Bắc trước người Khiết Đan kể từ năm 744, song các chiến dịch của ông ta đa phần đều không mang lại kết quả nào.[55][56] Tuy nhiên, nhờ được lòng của hoàng đế, An Lộc Sơn trở thành Tiết độ sứ Hà Đông, Bình Lô, Phạm Dương, nắm giữ trong tay toàn bộ khu vực Đông Bắc và 1/3 binh mã triều đình, cho phép ông có thể nổi dậy với một đội quân trên 10 vạn người.[55] Sau khi chiếm được Lạc Dương, An Lộc Sơn xưng đế và tuyên bố thành lập nước Yên.[56] Tuy giành được một số thắng lợi sơ khởi song quân đội triều đình, vốn chủ yếu là dân binh, dưới trướng Quách Tử Nghi [697–781] không thể chống cự lâu trước một đội quân dày dặn kinh nghiệm trận mạc nơi biên ải của An Lộc Sơn.[55] Trước sự áp sát của quân nổi dậy, triều đình nhà Đường bị buộc phải triệt thoái khỏi Trường An. Trong lúc Thái tử Lý Hanh chạy tới Sơn Tây để mộ binh còn Huyền Tông chạy vào đất Thục, nhà Đường đã phải cầu viện Hãn quốc Hồi Cốt.[57] Khả hãn Bayanchur khi hay tin đã rất phấn khích, ngay lập tức gả con gái cho sứ giả nhà Đường khi ông ta vừa tới nơi, đổi lại, vị khả hãn trở thành phò mã nhà Đường.[57] Người Hồi Cốt giúp nhà Đường chiếm lại kinh đô Trường An, nhưng không chịu rút lui cho đến khi nhà Đường chịu trả một khoản cống nạp khổng lồ bằng lụa.[55][57] Ngoài Hồi Cốt, nhà Đường còn nhận được sự hỗ trợ từ nhà Abbas của người Ả Rập Hồi giáo. Cũng trong thời gian này, người Thổ Phồn lợi dụng chiến loạn ở Trung Nguyên để đánh phá nhiều khu vực nằm dưới sự kiểm soát của người Hán ở Trung Á.[57][58] Ngay cả sau khi Thổ Phồn sụp đổ vào năm 842 [tiếp đó là người Hồi Cốt], nhà Đường không còn đủ sức để giành lại lãnh thổ Trung Á đã mất sau năm 763.[55][59] Những tổn thất mà loạn An Sử gây ra nghiêm trọng tới mức nửa thế kỷ sau, các thí sinh tham gia kỳ thi tiến sĩ được yêu cầu viết bài luận về nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của nhà Đường.[60] Dù An Lộc Sơn đã bị một hoạn quan hạ sát vào năm 757,[57] song chiến loạn chỉ kết thúc khi thủ lĩnh quân nổi dậy là Sử Tư Minh bị chính con trai ruột sát hại vào năm 763.[57]

Lạc Sơn Đại Phật, cao 71m [233ft]; khởi công năm 713, hoàn thành năm 803

Một trong những di sản mà chính quyền nhà Đường để lại sau năm 710 là sự trỗi dậy của các tiết độ sứ, những người dần dần thách thức chính quyền trung ương.[61] Sau loạn An Sử, quyền lực và sự tự trị mà các tiết độ sứ Hà Bắc có được đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chính quyền trung ương. Sau hàng loạt các cuộc nổi dậy giữa năm 781 và 784 tại các vùng đất thuộc Hà Bắc, Sơn Đông, Hồ Bắc và Hà Nam ngày nay, triều đình nhà Đường đã phải chính thức công nhận tính chất thế tập cha truyền con nối đối với chức vị tiết độ sứ. Chính quyền nhà Đường phải dựa vào những tiết độ sứ để đề phòng xâm lược hoặc nội phản. Đổi lại, triều đình phải thừa nhận quyền duy trì quân đội riêng, thu thuế của các tiết độ sứ và thậm chí là cho phép con cái họ thừa hưởng tước vị của cha.[55][62] Theo thời gian, những võ quan này dần dần làm phai mờ sự ảnh hưởng của các quan văn được tuyển chọn thông qua hình thức khảo thí.[55] Sự cai trị của các tiết độ sứ hùng mạnh này chỉ kết thúc vào năm 960 khi nhà Tống tiến hành cải cách hành chính.[55] Bên cạnh đó, chế độ Quân điền bị bãi bỏ tạo điều kiện cho mọi người có thể tự do mua bán đất. Nhiều người nghèo lâm vào cảnh nợ nần, buộc phải bán đất làm thuê cho các gia đình địa chủ, dẫn đến sự hình thành và phát triển nhanh chóng của hàng loạt điền trang lớn.[55] Cùng với sự sụp đổ của chế độ quân điền sau năm 755, chính quyền trung ương gần như đánh mất vai trò quản lý nông nghiệp, chỉ còn đơn thuần là người thu sưu thuế trong khoảng một thiên niên kỷ, với một vài ngoại lệ như công cuộc quốc hữu hóa đất đai thất bại của nhà Tống trong cuộc chiến với người Mông Cổ ở thế kỷ 13.[63]

Nam Thiền tự trên Ngũ Đài sơn, xây dựng vào thế kỷ 8

Với việc chính quyền trung ương đánh mất quyền kiểm soát đối với nhiều khu vực khác nhau, ghi chép cho thấy vào năm 845, có những nhóm thảo khấu, thủy tặc quy mô hàng trăm người thường xuyên cướp bóc các khu dân cư dọc theo sông Trường Giang mà không gặp phải sự chống cự nào.[64] Năm 858, một trận lụt lớn dọc Đại Vận Hà đã làm ngập nhiều vùng đất và địa hình rộng lớn của Bình nguyên Hoa Bắc, khiến hàng vạn người chết đuối. Hàng loạt thiên tai ập đến khiến nhiều người dân tin rằng nhà Đường đã đánh mất thiên mệnh. Năm 873, mùa màng thất bát đã làm lung lay đế quốc Đại Đường, với sản lượng lương thực tại một số khu vực chỉ đạt một nửa, dẫn đến hàng vạn người phải đối mặt với nạn đói.[64] Vào thời Sơ Đường, triều đình đủ khả năng để có thể ứng phó hiểu quả trước những nguy cơ mất mùa. Ví dụ trong khoảng thời gian 714–719, chính quyền nhà Đường đã ứng phó thiên tai một cách hiệu quả bằng cách mở rộng hệ thống Thường Bình thương [常平倉] điều tiết giá cả lương thực cả nước. Thông qua đó, chính phủ có thể xây dựng kho dự trữ lương thực, ngăn chặn nạn đói tiềm ẩn và tăng năng suất nông nghiệp thông qua khai hoang.[52][64] Tuy nhiên, sang thế kỷ thứ 9, triều đình gần như bất lực trong việc đối phó với thiên tai.[65]

Tái thiết và phục hồiSửa đổi

Tháp Tu Di ở Chính Định, Hà Bắc, xây dựng năm 636

Mặc dù các cuộc thiên tai và nổi loạn cản trở chính quyền trung ương hoạt động một cách hiệu quả, nửa đầu thế kỷ 9 vẫn được xem là giai đoạn phục hồi của nhà Đường.[66] Việc chính phủ rút khỏi vai trò quản lý kinh tế đã vô tình kích thích thương mại, khi ngày càng nhiều thị trường với ít hạn chế quan liêu xuất hiện.[67][68] Năm 780, các loại thuế đinh, thuế hộ và thuế ruộng [tô dung điệu] được thay thế bằng thuế nửa năm trả bằng tiền mặt [lưỡng thuế pháp], đánh dấu sự chuyển dịch sang nền kinh tế tiền tệ được tầng lớp thương nhân thúc đẩy.[58] Các thành phố vùng Giang Nam như Dương Châu, Tô Châu và Hàng Châu phát triển mạnh mẽ về mặt kinh tế vào thời Vãn Đường.[67] Nền độc quyền muối của chính phủ đã suy yếu sau loạn An Sử, nay được đặt dưới sự kiểm soát của một cơ quan quản lý muối. Cơ quan này theo thời gian dần trở thành một trong những cơ quan nhà nước quyền lực nhất, được điều hành bởi các vị quan năng lực có chuyên môn. Quan phủ tiến hành bán muối độc quyền cho thương nhân, sau đó thương nhân sẽ vận chuyển và bán cho người dân tại các thị trường địa phương với giá cao. Năm 799, lợi nhuận từ muối chiếm một nửa doanh thu chính phủ.[55] S.A.M. Adshead cho rằng hình thức thuế muối thời nhà Đường là “lần đầu tiên [trong lịch sử], thuế gián thu, thay vì thuế đánh trực tiếp vào đất đai hoặc con người, hay lợi nhuận từ các doanh nghiệp nhà nước như hầm mỏ, trở thành nguồn thu chính của một nước lớn.”[69] Ngay cả khi quyền lực chính quyền trung ương bị lung lay trong nửa sau thế kỷ thứ 8, triều đình vẫn có thể hoạt động và ban hành chính lệnh trên quy mô lớn. Cựu Đường thư, biên soạn vào năm 945, ghi lại rằng vào năm 828, triều đình đã ban hành sắc lệnh tiêu chuẩn hóa máy bơm xích vận hành thủ công bằng chân [翻車] dùng cho tưới tiêu trên phạm vi toàn quốc:

Thái Hòa năm thứ hai [828], tháng hai […] triều đình xuống chiếu [áp dụng] một kiểu mẩu máy bơm xích [牙車] tiêu chuẩn, dân chúng phủ Kinh Triệu được lệnh chế tạo số lượng lớn máy móc nhằm phân phát cho người dân dọc theo kênh Trịnh Bạch [鄭白渠], phục vụ cho mục đích tưới tiêu.[70]

Vị hoàng đế đầy tham vọng cuối cùng của nhà Đường là Đường Hiến Tông [trị.805–820].[71] Triều đại của ông được hỗ trợ bởi các cải cách tài khóa thi hành vào những năm 780. Hoàng đế sở hữu trong tay lực lượng Thần Sách quân tinh nhuệ đóng tại phủ Kinh Triệu, với số lượng binh lính lên tới 24 vạn người vào năm 798.[72] Giữa các năm 806 và 819, Hiến Tông thực hiện tổng cộng bảy chiến dịch quân sự lớn nhằm bình định các phiên trấn không quy phục triều đình. Ngoại trừ hai trấn, toàn bộ các phiên trấn đều lần lượt quy thuận triều đình.[73][74] Dưới triều đại của mình, Hiến Tông tạm thời chấm dứt chế độ cha truyền con nối ở các phiên trấn bằng cách bổ nhiệm những tướng lĩnh thân cận và biên chế các quan văn vào các cơ quan hành chính địa phương.[73][74] Tuy nhiên, các vị hoàng đế kế nhiệm ông tỏ ra kém năng lực, thường xuyên dành nhiều thời gian tiêu kiển, săn bắn, yến tiệc hay chơi các môn thể thao ngoài trời. Điều này cho phép hoạn quan thâu tóm quyền lực, trong khi quan viên lại chia bè đảng, tranh quyền lẫn nhau.[74] Nhằm diệt trừ nạn hoạn quan tham chính, Đường Văn Tông âm mưu thực hiện một cuộc chính biến cung đình nhưng không thành công. Thay vào đó, các đại thần ủng hộ ông bị hoạn quan hành quyết công khai ở khu chợ Tây thành Trường An. Sau sự kiện này, cục diện hoạn quan lộng quyền tiếp tục cho đến tận những năm cuối triều Đường.[67]

Bích họa thời Vãn Đường miêu tả Trương Nghị Triều thống quân đẩy lui Thổ Phồn. Hang số 156 trong quần thể hang Mạc Cao.

Nhà Đường khôi phục quyền kiểm soát gián tiếp đối với một số lãnh thổ cũ ở phía Tây như Hành lang Hà Tây và Đôn Hoàng ở Cam Túc. Năm 848, một viên tướng người Hán là Trương Nghĩa Triều từ Sa Châu đã nhân khi Thổ Phồn có nội loạn, nổi dậy giành quyền kiểm soát khu vực rồi đem lãnh thổ quy phục triều Đường.[75] Trương Nghĩa Triều sau đó được Đường Tuyên Tông phong làm Sa Châu phòng ngự sử và Quy Nghĩa quân tiết độ sứ.[76]

Sụp đổSửa đổi

Bên cạnh thiên tai cũng như nạn phiên trấn cát cứ, khởi nghĩa Hoàng Sào nổ ra vào năm 874 khiến triều đình nhà Đường phải mất cả thập kỷ để đàn áp.[77] Hai thành Trường An và Lạc Dương bị cướp phá, quốc lực nhà Đường ngày càng suy thoái và vĩnh viễn không thể phục hồi sau cuộc nổi dậy này, tạo điều kiện cho các thế lực quân sự trỗi dậy và thay thế. Các băng đảng thổ phỉ lớn hoành hành ở các vùng nông thôn vào những năm cuối triều Đường, tổ chức buôn lậu muối bất hợp pháp, phục kích cướp bóc các đoàn thương nhân hay thậm chí là vây hãm nhiều thành trì.[78] Trong bối cảnh nạn cướp bóc hoành hành và xung đột phe phái trong triều đình giữa hoạn quan và quan lại, các gia đình thuộc tầng lớp quý tộc, vốn tích lũy được nhiều đất đai và chức vụ, phần lớn đều mất tài sản hoặc bị cho ra rìa.[79][80]

Vào hai thập kỷ cuối cùng của nhà Đường, sự sụp đổ từ từ của chính quyền trung ương dẫn đến sự trỗi dậy của hai nhân vật quân sự hùng mạnh đối địch nhau, tranh giành quyền kiểm soát miền Bắc Trung Quốc, là Chu Ôn và Lý Khắc Dụng.[81] Quân đội nhà Đường đánh bại Hoàng Sào với sự giúp đỡ từ bộ tộc Sa Đà dân tộc Đột Quyết ở Sơn Tây. Với những chiến công của mình, Lý Khắc Dụng được phong làm tiết độ sứ, tước vị Tấn Vương và được ban quốc tính.[82] Chu Ôn vốn là một tay buôn lậu muối, sau trở thành một tướng lĩnh trong đội quân nổi dậy của Hoàng Sào, nhưng đã quy thuận triều đình. Nhờ có công trong cuộc chiến chống Hoàng Sào, Chu Ôn được ban tên “Toàn Trung” và được bổ nhiệm làm Tuyên Vũ tiết độ sứ.[83][84]

Năm 901, từ cơ sở quyền lực tại thành Đại Lương [Khai Phong ngày nay], Chu Toàn Trung giành quyền kiểm soát kinh đô Trường An, khống chế thiên tử.[85] Năm 903, ông ép Đường Chiêu Tông phải dời đô đến Lạc Dương, chuẩn bị cho âm mưu soán vị. Năm 904, ông sát hại Đường Chiêu Tông, tôn hoàng tử Lý Chúc mới 12 tuổi làm hoàng đế mới, tức Đường Ai Đế. Để ngăn ngừa sự phản kháng, trong hai năm 905 và 906, Chu Toàn Trung sát hại toàn bộ anh em cũng như mẹ của Đường Ai Đế là Hà Thái hậu và hàng chục quan lại trong triều. Năm 907, Chu Toàn Trung soán ngôi nhà Đường, thành lập nhà Hậu Lương, mở đầu thời kỳ Ngũ đại Thập quốc. Năm 908, Chu Toàn Trung hạ độc giết Đường Ai Đế.[83]

Đại kình địch của Chu Toàn Trung là Lý Khắc Dụng qua đời vào năm 908, nhưng vì lòng trung thành với nhà Đường, ông không bao giờ xưng đế. Con trai của ông là Lý Tồn Úc [tức Hậu Đường Trang Tông] thừa hưởng tước vị Tấn vương và chức vụ Hà Đông tiết độ sứ của cha, tiếp tục cuộc chiến trường kỳ chống lại Hậu Lương. Năm 923, Lý Tồn Úc xưng đế, khôi phục quốc hiệu “Đường”. Cuối năm đó, ông tiêu diệt nhà Hậu Lương, thống nhất miền Bắc Trung Quốc.[86] Miền Nam Trung Quốc sẽ vẫn bị chia cắt thành nhiều vương quốc nhỏ khác nhau cho đến khi phần lớn Trung Quốc được thống nhất dưới thời nhà Tống [960–1279].[87] Giai đoạn này cũng chứng kiến sự trỗi dậy của nhà Liêu của người Khiết Đan, trở thành thế lực kiểm soát khu vực Đông Bắc Trung Quốc và Mãn Châu. Mặc dù thủ lĩnh người Khiết Đan là Gia Luật A Bảo Cơ từng liên minh cùng Lý Khắc Dụng để chống Chu Toàn Trung, nhưng chính nhà Liêu cuối cùng đã hỗ trợ một thủ lĩnh Sa Đà khác là Thạch Kính Đường lật đổ Hậu Đường và thành lập nhà Hậu Tấn vào năm 936.[88]

Video liên quan

Chủ Đề