Vì sao mặt trăng là vệ tinh của trái đất

TPO - Là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất, Mặt trăng hình thành sau cú va chạm của tiểu hành tinh Theia với Trái đất vào 4,5 tỷ năm trước. Và theo thời gian, Mặt trăng đang càng ngày càng dịch chuyển xa khỏi hành tinh của chúng ta.

Mặt trăng là thiên thể gần nhất so với Trái đất trong vũ trụ.  Khoảng cách trung bình giữa Mặt trăng và Trái đất là 384.400km.  Nếu như con người đi bộ từ Trái đất đến Mặt trăng thì phải mất khoảng thời gian là 9 năm. Nếu như đi phi thuyền vũ trụ thì mỗi lần đi về từ Trái đất đến mặt trăng phải mất hơn 7 ngày.

Quỹ đạo quay quanh Trái đất của Mặt trăng là 27,32 ngày và khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trăng là 384.000 km. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng Mặt trăng đang dịch chuyển với vận tốc 3,8cm/năm cách xa khỏi Trái đất. Con số này khá nhỏ nên chúng ta không thể thấy được bằng mắt thường.

Với tốc độ này thì trong 10.000 năm qua, Mặt trăng đã đi xa khỏi Trái đất được 380 mét. Và như vậy phải mất khoảng 5 tỷ năm nữa Mặt trăng mới đi được 200.000 km. Dù thế, khi đó Mặt trăng vẫn sẽ ở trong quỹ đạo của Trái đất với một chu kỳ khác hơn bây giờ.

5 tỷ năm nữa cũng là thời điểm Mặt trời đi vào giai đoạn phồng to lớp vỏ và trở thành sao khổng lồ đỏ to lớn tới mức nghiền nát Sao Kim, Sao Thủy và cả Trái đất lẫn Mặt trăng. Đó là một khoảng thời gian quá dài so với một đời người nên chúng ta không cần lo lắng về điều này.

Một câu hỏi đặt ra là vì sao Mặt trăng lại dịch chuyển đi xa khỏi Trái đất? Lý do là vì Mặt trăng tự quay quanh Trái đất, song lại bị khóa thủy triều với hành tinh của chúng ta. Do đó chu kỳ quỹ đạo của Mặt trăng trùng với chu kỳ tự quay của nó, nên Mặt trăng luôn hướng về phía Trái đất.

Do Mặt trăng và Trái đất có lực hấp dẫn nhau nên cả hai bị phồng lên ở phần hướng về nhau. Trong khi đó, Trái đất có chu kỳ tự quay ngắn hơn của Mặt trăng nên chỗ phồng do Mặt trăng gây ra trên bề mặt Trái đất liên tục di chuyển. Từ đó khiến Trái đất quay nhanh hơn so với chuyển động quỹ đạo của Mặt trăng.

Lực hấp dẫn của Mặt trăng lại kéo Trái đất quay chậm lại làm cho năng lượng quay giảm. Năng lượng này lại được chuyển hóa trực tiếp qua khiến Mặt trăng quay nhanh hơn. Điều này khiến Mặt trăng tự dịch chuyển ra xa hơn theo định luật gia tốc.

Mặt trăng là một vệ tinh quay quanh Trái đất, Mặt trăng không phát nhiệt cũng không phát sáng. Mặt Trăng là thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất mà con người đã đặt chân tới.

Năm 1959 là năm mang tính lịch sử đối với công cuộc khám phá Mặt Trăng, mở đầu bằng chuyến bay của vệ tinh nhân tạo Luna 1 của Liên bang Xô viết đến phạm vi của Mặt Trăng, tiếp đó Luna 2 rơi xuống bề mặt của Mặt Trăng và Luna 3 lần đầu tiên cung cấp ảnh mặt sau của Mặt Trăng.

Năm 1966, Luna 9 trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh thành công và Luna 10 là tàu vũ trụ không người lái đầu tiên bay quanh Mặt Trăng. Hiện nay, các miệng hố đen ở vùng cực Nam của Mặt Trăng là nơi lạnh nhất trong hệ Mặt Trời.

Có rất nhiều các bằng chứng và hiện tượng khó lý giải cho thấy Mặt Trăng là một vật thể nhân tạo thay vì một vệ tinh tự nhiên như chúng ta vẫn nghĩ.

Vì sao mặt trăng là vệ tinh của trái đất

Bất chấp một lượng lớn dữ liệu khổng lồ được mang về Trái Đất sau các sứ mệnh của chương trình Apollo do Hoa Kỳ tiến hành trong thập niên 60, Mặt trăng lâu nay vẫn là một bí ẩn đối với các nhà thiên văn học và các nhà khoa học. Tiến sĩ Robert Jastrow, chủ tịch Ủy ban thăm dò mặt trăng của NASA đã gọi mặt trăng là “viên đá Rosetta của các hành tinh”.

Vì sao mặt trăng là vệ tinh của trái đất

Ngày 21/12/1968, Mỹ phóng tàu Apollo 8 – tàu vũ trụ đầu tiên có người lái bay quanh Mặt Trăng (Ảnh: NASA)

Vậy mặt trăng có những đặc điểm gì mà lại có thể mê hoặc con người tới vậy?
Có rất nhiều người tin chắc rằng mặt trăng của Trái đất thực sự là một phần cứng được thiết kế và địa khai hóa với lớp bụi và đá dày 3 dặm bao phủ bên ngoài. Bên dưới lớp này, người ta tin rằng mặt trăng có một lớp vỏ rắn khoảng 20 dặm làm bằng vật liệu có độ bền cao như titan, urani 236, neptunium 237.

Với nhiều nhà nghiên cứu về vật thể bay không xác định (UFOlogist) trên khắp thế giới, mặt trăng hoàn toàn có thể là một căn cứ khổng lồ, nơi những người ngoài hành tinh soi xét Trái đất và nhân loại chúng ta.

Vì sao mặt trăng là vệ tinh của trái đất

Nhiều người tin rằng có một căn cứ hiện đại của người ngoài hành tinh trong lõi Mặt trăng (Ảnh: ĐKN)

Robin Brett, một nhà khoa học từ NASA đã nói, “Có vẻ sẽ dễ dàng hơn để giải thích sự không tồn tại của Mặt trăng hơn là sự tồn tại của nó.”

Dưới đây chúng ta sẽ liệt kê 7 sự bất thường cho thấy Mặt trăng của chúng ta đã được thiết kế và có thể là một cơ sở rỗng khổng lồ:

1. Mặt trăng vọng âm thanh
Vào tháng 11 năm 1969, NASA cố ý phá hủy một thiết bị đổ bộ trên mặt trăng. Vụ nổ gây ra một tác động tương đương với một tấn chất nổ TNT trên Mặt trăng. Các nhà khoa học NASA lắng nghe những gì đã xảy ra trên Mặt Trăng sau những đợt sóng xung kích do vụ nổ xảy ra. Kỳ lạ thay, sau khi tác động, các nhà khoa học NASA nói rằng Mặt trăng vang lên như một tiếng chuông và tiếng vang ấy vang lên trong ba mươi phút.

Vì sao mặt trăng là vệ tinh của trái đất

Sự vang vọng âm thanh cho thấy Mặt trăng là một kết cấu rỗng (Ảnh: ancient code)

Theo Ken Johnson, giám sát của bộ phận kiểm soát dữ liệu và hình ảnh, Mặt trăng không chỉ reo lên như một tiếng chuông mà cả Mặt Trăng “lảo đảo” theo cách chính xác đến mức “gần như là nó có một van điều tiết thủy lực khổng lồ bên trong nó. Đây chính là một nguyên nhân chứng minh mặt trăng dường như đã được xây dựng từ xa xưa.

2. Mặt trăng có các nguyên tố không nên có

Vào những năm 1970, Mikhail Vasin và Alexander Shcerbakov từ Học viện Khoa học Liên Xô đã viết một bài báo có tựa đề: “Mặt trăng có phải là sự sáng tạo của Tình báo Người ngoài hành tinh không?” Đó là một bài báo rất thú vị đặt ra một số câu hỏi quan trọng. Làm thế nào mà bề mặt của mặt trăng lại cứng đến như vậy và tại sao nó có chứa các khoáng chất như Titanium? Một số lượng đá trên mặt trăng đã được tìm thấy chứa các kim loại được xử lý như Đồng thau, các nguyên tố của Uranium 236 và Neptunium 237.

Vì sao mặt trăng là vệ tinh của trái đất

Đồng vị Uranium 236 và Neptunium 237 là các vật chất không tồn tại trong tự nhiên (Ảnh: Photographic Periodic Table)

Điều kỳ lạ là những kim loại này không bao giờ được tìm thấy ngoài tự nhiên mà chưa qua xử lý, tuy nhiên, chúng ta lại bắt gặp dấu vết của chúng trên Mặt trăng. Urani 236 là một chất thải hạt nhân phóng xạ được tìm thấy trong hạt nhân đã qua sử dụng và tái chế Uranium. Thú vị hơn, Neptunium 237 là một nguyên tố kim loại phóng xạ và một sản phẩm phụ của các lò phản ứng hạt nhân và sản xuất Plutonium. Bạn phải đặt câu hỏi: Điều gì đang xảy ra trên Mặt trăng của Trái đất? Các nguyên tố và khoáng chất này đến từ đâu?

3. Mặt trăng của Trái Đất không có lõi rắn giống như mọi vật thể hành tinh khác

Các nhà nghiên cứu gần như khẳng định 100% rằng Mặt Trăng trên thực tế là rỗng hoặc có lõi với cường độ rất thấp. Kỳ lạ thay, khối lượng tập trung của Mặt Trăng nằm ở một loạt các điểm ngay bên dưới bề mặt.

Vì sao mặt trăng là vệ tinh của trái đất

Mặt trăng là một vật thể rỗng với cường độ lõi rất thấp (Ảnh: MysTown.com)

4. Mặt trăng có tuổi thọ lớn hơn Trái đất

 Mặt trăng không giống bất kỳ vệ tinh nào khác được phát hiện trong vũ trụ mà chúng ta đã biết. Các nhà nghiên cứu cho biết Mặt trăng có tuổi thọ là 4,6 tỷ năm và điều đó đặt ra rất nhiều câu hỏi. Điều này có nghĩa là mặt trăng xuất hiện trước Trái đất tới gần 800.000 năm theo các nhà khoa học.

Vì sao mặt trăng là vệ tinh của trái đất

Các nghiên cứu mới chỉ ra Mặt trăng xuất hiện trước Trái đất tới gần 800.000 năm (Ảnh: Tinhhoa)

5. Quỹ đạo đáng kinh ngạc

Mặt trăng của Trái đất là mặt trăng duy nhất trong hệ mặt trời có quỹ đạo tròn gần như “hoàn hảo”. Thực tế là Mặt trăng không quay tròn như một thiên thể tự nhiên. Nói cách khác, Mặt Trăng của chúng ta không chia sẻ bất kỳ đặc điểm nào với các vệ tinh khác được tìm thấy trong Hệ Mặt Trời của chúng ta. Nếu điều đó không đủ lạ lùng, hãy xem xét rằng từ bất kỳ điểm nào trên bề mặt hành tinh của chúng ta chỉ có một mặt của Mặt Trăng là có thể nhìn thấy được. Vậy những bí ẩn phía sau của Mặt trăng là gì?

Vì sao mặt trăng là vệ tinh của trái đất

Quỹ đạo tròn đặc biệt hiếm có của Mặt trăng (Ảnh: ancient code)

6. Tintanium có trong đá mặt trăng

Có một số loại đá mặt trăng đã được tìm thấy có chứa titan gấp mười lần so với các loại đá “giàu titan” trên hành tinh Trái đất. Ở đây trên trái đất, chúng ta sử dụng Titan trong các máy bay siêu âm, tàu ngầm và phi thuyền. Điều này là không thể giải thích được. Tiến sĩ Harold Urey, người từng nhận giải Nobel Hóa học cho biết ông đã “bối rối khủng khiếp bởi những hòn đá mà các nhà phi hành gia tìm thấy trên mặt trăng cũng như lượng titan khổng lồ chứa trong chúng. Các nhà khoa học đã không thể có lời giải thích hợp lý nào cho sự xuất hiện của Titanium.

Vì sao mặt trăng là vệ tinh của trái đất

Các mẫu đá trên mặt trăng có hàm lượng titanium cao bất thường (Ảnh: Sputnik)

7. Vị trí chính xác

Nếu tất cả các điểm trên không khiến bạn suy nghĩ khác về mặt trăng của Trái đất; đây là một số điều thú vị hơn về Mặt Trăng: Điều gì đang giữ mặt trăng ở vị trí gần như hoàn hảo của nó? Mặt trăng có độ cao, hướng quay và tốc độ chính xác, cho phép nó “hoạt động” đúng theo cách mà có liên quan chặt chẽ đến hành tinh Trái Đất.

Vì sao mặt trăng là vệ tinh của trái đất

Mặt trăng có một vị trí tương quan đáng kinh ngạc so với Trái đất (Ảnh: HyperPhysics Concepts)

Tất cả những lý do đều cho thấy rằng mặt trăng của Trái Đất trên thực tế được đặt vào quỹ đạo hiện tại của nó trong quá khứ xa xôi. Quỹ đạo không tự nhiên của mặt trăng và thành phần bất thường của nó đã đặt ra hàng trăm câu hỏi cho các nhà khoa học, các nhà thiên văn học hay các nhà địa chất NASA. Bất chấp mọi nỗ lực để hiểu vệ tinh “tự nhiên” của Trái đất, sự thật là chúng ta có rất ít thông tin về nguồn gốc và mục đích thực sự của Mặt trăng và đến thời điểm này nó vẫn vượt qua sự hiểu biết của con người? Mặt Trăng có lẽ không hề hoang vắng và bình yên như chúng ta nghĩ?
Nguồn: DKN

Nguồn bài viết: https://www.google.com/search?q=+ly+do+chung+minh+mat+trang+la+mot+ve+tinh+nhan+tao