Vì sao ở chí tuyến không hình thành frông

Đề thi học sinh giỏi câu hỏi lý thuyết chuyên đề khí quyển Địa lý 10 [Phần 2]

hoccham 24/05/2018 Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 10

Share
  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Pinterest

ĐỀTHI

Câu 9. Hãy nêu sự phân bố các khối khí và các frông theo thứ tự từ cực Bắc tới cực Nam của Trái Đất.

Câu 10:Giải thích tại sao chế độ gió thổi suốt năm và theo mùa, đều phụ thuộc vào sự chuyển động của các frông?

Câu 11: Trình bày các khối khí. Vì sao khối khí xích đạo chỉ có một kiểu là khối khí hải dương?

Câu 12. Các khối khí hình thành như thế nào? Căn cứ nào để người ta chia thành các khối khí khác nhau? Các khối khí đó hình thành ở đâu và tính chất của chúng? Cho biết tên gọi các khối khí: Em, NPc, Tm, TBg.

Câu 13. Tại sao sự hoạt động của Frông có liên quan chặt chẽ tới thời tiết?

Câu 14. Trên Trái Đất có mấy dải hội tụ nhiệt đới? Dải hội tụ nhiệt đới khác frông ở điểm chủ yếu nào?

Câu 15. Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu.

ĐÁP ÁN

Câu 9. Hãy nêu sự phân bố các khối khí và các frông theo thứ tự từ cực Bắc tới cực Nam của Trái Đất.

Đáp án

Mỗi bán cầu có 4 khối khí được phân bố như sau:
Khối khí bắc cực và nam cực rất lạnh [ký hiệu A]

Khối khí ôn đới lạnh [ký hiệu P]
Khối khí xích đạo nóng ẩm [kí hiệu E]
Frông địa cực [FA]
Frông ôn đới [ký hiệu FP]

Câu 10:Giải thích tại sao chế độ gió thổi suốt năm và theo mùa, đều phụ thuộc vào sự chuyển động của các frông?

Đáp án

Chế độ gió thổi suốt năm hay theo mùa đều phụ thuộc vào sự chuyển động của frông vì:

Cácfrông không cố định và di chuyển tùy mùa theo các khối khí:
+ Mùa đông, các khối khí nóng thu hep lai trong khi các khối khí lạnh mở rộng về phía Xích đạo, các frông tiến về phía Xích đạo.
+ Mùa hè, các khối khí lạnh thu hẹp, các khối khí nóng mở rộng về phía cực, các frông tiến về phía cực.
Sự chuyển dịch của frông theo các khối khí đã điều khiển chế độ gió thổi suốt năm và gió theo mùa cụ thể:

>> Xem thêm: Đề thi học sinh giỏi Địa lý 10 chuyên đề địa lý các ngành giao thông vận tải [Phần 2 ]

+ Chuyển động của frông ôn đới [FP] điều khiển chế độ gió ở vùng ôn đới.

+ Chuyển động của dải hội tụ nhiệt đới điều khiển chế độ gió Mậu dịch và gió mùa ở vùng nhiệt đới.

Câu 11: Trình bày các khối khí. Vì sao khối khí xích đạo chỉ có một kiểu là khối khí hải dương?

Đáp án

* Các khối khí
Không khí ở tầng đối lưu, tùy theo vĩ độ và bề mặt Trái Đất là lục địa hay đại dương mà hình thành các khối khí khác nhau.
Mỗi bán cầu có 4 khối khí chính: khối khí địa cực, khối khí ôn đới, khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo.

+ Khối khí địa cực [Bắc và Nam] rất lạnh, kí hiệu là A

+ Khối khí ôn đới lạnh, kí hiệu là P

+ Khối khí chí tuyến rất nóng, kí hiệu là T

+ Khối khí xích đạo nóng ẩm, kí hiệu là E

Từng khối khí lại phân biệt thành kiểu hải dương [ẩm], kí hiệu là m và lục địa [khô], kí hiệu là c. Riêng khối khí Xích đạo chỉ có kiểu hải dương, kí hiệu là Em.

*Khối khí Xích đạo chỉ có một kiểu là khối khí hải dương [Em] vì khu vực xích đạo chủ yếu là biển và đại dương, áp thấp, mưa nhiều.

Câu 12. Các khối khí hình thành như thế nào? Căn cứ nào để người ta chia thành các khối khí khác nhau? Các khối khí đó hình thành ở đâu và tính chất của chúng? Cho biết tên gọi các khối khí: Em, NPc, Tm, TBg.

Đáp án

>> Xem thêm: Đề ôn luyện học sinh giỏi Địa lý 10 bài một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp [tiếp theo]

a] Các khối khí hình thành
Không khí ở tầng đối lưu chịu ảnh hưởng của bề mặt tiếp xúc [lục địa, hải dương, lạnh, nóng,] nên hình thành các khối khí khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm.
b] Căn cứ để chia thành các khối khí khác nhau và tính chất của chúng
Căn cứ vào nhiệt độ: người ta chia thành khối khí nóng [hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao], khối khí lạnh [hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp].
Căn cứ vào mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền người ta chia ra: khối khí đại dương [hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn], khối khí lục địa [hình thành trên các vùng đất liền, với tính chất tương đối khô].
c] Tên gọi các khối khí: Em, NPc, Tm, TBg
Em: khối khí xích đạo hải dương.
NPc: khối khí cực lục địa phương Bắc.
Tm: khối khí chí tuyến hải dương.
TBg: khối khí chí tuyến vịnh Bengal.

Câu 13. Tại sao sự hoạt động của Frông có liên quan chặt chẽ tới thời tiết?

Đáp án

Sự hoạt động của Frông cổ liên quan chặt chẽ tới thời tiết vì
Khi di chuyển đi lên của không khí trên mặt frông sẽ hình thành mây và mưa trên diện rộng.
Hai phía frông có sự nhiễu loạn lớn của khí quyển và dẫn đến sự hình thành các xoáy thuận, xoáy nghịch.
Dựa vào tính chủ động [hoạt động di chuyển] của 2 khối khí ở hai bên frông khi di chuyển người ta phân chia ra frông nóng và frông lạnh.

>> Xem thêm: Đề thi chọn lọc luyện học sinh giỏi Địa lý 10 chuyên đề ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa

Câu 14. Trên Trái Đất có mấy dải hội tụ nhiệt đới? Dải hội tụ nhiệt đới khác frông ở điểm chủ yếu nào?

Đáp án

Trên Trái Đất có một dải hội tụ nhiệt đới [ở khu vực Xích đạo].
Dải hội tụ là mặt tiếp xúc giữa các khối khí có sự giống nhau về chế độ nhiệt và có hướng gió khác nhau. Còn frông là mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có sự khác biệt về nhiệt độ và hướng gió.

Câu 15. Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu.

Đáp án

Sự phân bố năng lượng nhiệt của bức xạ mặt trời theo vĩ độ.
Nguồn nhiệt này tạo ra hoàn lưu khí quyển làm cho nước trong các biển và đại dương bốc hơi, sinh ra quá trình trao đổi nhiệt ẩm và trao đổi độ ẩm trên bề mặt Trái Đất.
Địa hình mặt đất, vị trí gần hay xa biển, bờ Đông hay bờ Tây lục địa, lớp phủ thực vật [tác động của con người].

Xem thêm:Đề thi học sinh giỏi câu hỏi lý thuyết chuyên đề khí quyển Địa lý 10 [Phần 1]

Một số chuyên mục hay của Địa lý lớp 10:

Có thể bạn sẽ thích

  • Bài 31. Thụ tinh, kết hạt và tạo quả Sinh học 6
  • Bài văn tả món đồ vật có ý nghĩa với em
  • Giải Hóa lớp 11 Bài 36 : Luyện tập : Hiđrocacbon thơm
  • Giải lý lớp 9 Bài 20: Tổng kết chương I : Điện học
  • [Văn 9]Cảm nhận khổ đầu của bài thơ Nói với con[ Y Phương]
  • Suy Nghĩ Của Em Về Tình Mẫu Tử
  • Hãy viết đoạn văn kể lại một trận thi đầu thể thao mà em có dịp xem
  • Tả cánh đồng lúa quê em
  • Soạn bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Ngữ văn 9 Tập 1
  • Thơ tình Sinh học số 4
Share
  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Pinterest

Video liên quan

Chủ Đề