Vì sao phải thay đổi chậu khi trồng cây

Trong những kỹ thuật trồng cây, việc thay đất cho cây cảnh trồng trong chậu là 1 bước quan trọng không thể thiếu để đảm bảo cây cảnh luôn tươi đẹp và tràn đầy sức sống. Thay đất là một công việc bắt buộc trong kỹ thuật trồng cây đối với người làm và chơi cây cảnh. Lâu không thay đất cây sẽ bị hỏng.Thay đất sai kỹ thuật cây ốm và bỏ cành hoặc chết. Đa phần nhà nào cũng ít nhiều có cây cảnh trang trí ngoại thất hay nội thất. Vì vậy việc giới thiệu kỹ thuật thay đất là rất cần thiết.

Tại sao phải thay đất cho cây cảnh trồng trong chậu

- Cây cảnh trồng trong chậu lâu năm, đất cứng, hết màu, rễ cây ăn ra bám vào một lớp dầy xung quanh thành chậu. Mùa hè nắng chiếu vào thành chậu đốt nóng rễ phía trong, cây lại hết đất nên lụi tàn rồi chết dần. Buộc phải sang chậu để thay đất cho cây. - Sửa bộ rễ, cắt bỏ rễ thối, rễ thừa, uốn nắn cho bộ rễ đẹp, nâng bộ rễ nổi lên. - Thay đổi dáng thế cây cho ngoạn mục hơn dáng thế cũ.- Xử lý thoát nước ở những chậu bị tắc nước.

Cách thay đất cho cây cảnh trồng trong chậu

Vì sao phải thay đổi chậu khi trồng cây

Để tránh làm tổn hại đến bộ rễ cây và không làm đứt những rễ dài, tưới nước cho ướt chậu đến khi đất nhão, mềm nhũn ra sau đó chỉ cần nghiêng cây về một bên và tách cây ra khỏi chậu. Đối với những chậu chứa cây bonsai có đất tơi xốp, tiến hành đặt chậu xuống nền đất mềm, hai tay cầm chặt miệng chậu, nâng nghiêng chậu về phía trước, đẩy đi giật lại nhanh nhiều lần. Cứ thế xoay các phía chậu mà lay.Toàn bộ vùng đất sẽ tách rời khỏi thành chậu, chỉ việc đổ cây ra mà bầu cây vẫn còn nguyên vẹn. Sau khi đã nhổ được cây ra khỏi chậu, mạnh dạng cắt bỏ rễ cây dày đặc, rễ già, xấu chỉ chừa lại lượng rễ tương đương đủ để nuôi dưỡng cây, Loại bỏ lá vàng, cành khô đối không cần thiết.

Trồng lại cây vào chậu

Đặt một lớp dưới đáy chậu toàn những cục xỉ than rắn chắc, tiếp theo xếp lớp đất cục, rồi đến phủ lớp đất tơi mời đặt cây vào. Xung quanh thành chậu cũng xếp đất cục to rồi nhỏ dần. Xung quanh bầu rễ phải cho toàn đất mầu. Trên mặt chậu cũng xếp một lớp đất cục to để chống nước xối lên rẽ đất và gây đóng váng mặt chậu. Tra đất vào xung quanh bầu từ từ từng lớp, dùng que đầu tù xọc, rồi lắc chậu, tiếp theo là tưới nước đều để cho đất len lỏi, lấp đầy khoảng trống dưới đáy chậu. Khi thay chậu sang đất cho cây bonsai xong tốt nhất nên để cây ở chỗ râm thoáng mát khoảng 20 ngày để cây lại sức và phát triển tốt tươi trở lại.

Vì sao phải thay đổi chậu khi trồng cây

Việc thay chậu trồng cây là một phần quan trọng trong việc giữ gìn và hỗ trợ cây trồng trong nhà sinh trưởng, phát triển tốt. Thời gian tốt nhất trong năm để thay chậu trồng cây là vào cuối đông, đầu mùa xuân, vì đây là thời điểm cả thân và rễ cây đều phát triển tốt.

Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết bạn cần phải thay đổi chậu trồng cây trong nhà, cùng hiensgarden tham khảo bạn nhé:

  • Rễ cây nhô ra từ dưới đáy chậu.
  • Cây trồng bổng dưng không phát triển, hoặc trông khập khiễn trong chậu trồng.
  • Rễ cây nhiều và không đủ chỗ phát triển trong chậu

Vì sao phải thay đổi chậu khi trồng cây

Nếu đã quan sát và nhận thấy cây của bạn đang cần được thay chậu, hãy làm theo các bước sau:

  • Lấy cây ra khỏi chậu trồng: Nhẹ nhàng tưới nước cho cây, để cây khô ráo trong một giờ, và sau đó nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi chậu trồng. Bạn có thể làm điều này bằng cách xoay chậu nhẹ nhàng theo hướng thuận tiện nhất sao cho cây được lấy ra an toàn khỏi chậu.
  • Chuẩn bị bóng gốc: Bạn có thể nhẹ nhàng nới lỏng quả bóng gốc bằng một ngón tay hoặc một cái chĩa làm vườn nhỏ, nhưng hãy cẩn thận không gây ra bất kỳ hư hại nào cho gốc cây. Cắt bỏ rễ chết hoặc rễ bị hư và thối
  • Chuẩn chậu trồng mới: Nói chung, bạn chỉ nên thay đổi chậu trồng cây sang một chậu trồng mới có kích thước không quá to so với chậu trồng cũ để vừa giúp cây đủ diện tích phát triển vừa đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ. Nói cách khác, bạn có thể di chuyển cây trồng từ một chiếc chậu đường kính 10cm sang chậu đường kính khoảng 15cm và không phải là thay đổi cây trồng từ chậu 10cm sang chậu có kích thước 20cm. Tùy thuộc vào sở thích của bạn, bạn có thể chọn chậu bằng sành, sứ, xi măng, chậu nhựa hay chậu gốm cho phù hợp với cây trồng và nội thất trong nhà bạn. Tiếp theo bạn thêm đất vào chậu trồng. Bạn đã được nghe qua một số phương pháp giúp thoát nước cho cây trồng trong chậu như thêm sỏi hoặc một số phương tiện thoát nước khác vào đáy chậu, tuy nhiên thực tế cách làm này có phần làm giảm diện tích phát triển của rễ cây và giảm sự thoáng khí trong đất.

Vì sao phải thay đổi chậu khi trồng cây

  • Trồng cây: Nhẹ nhàng đặt cây vào chậu trồng mới, trộn thêm phân ủ và lấp đất lại. Một trong những nguyên nhân làm cho cây bị sụt lún, kém phát triển trong chậu trồng là trồng quá sâu. Do đó bạn hãy chắc chắn rằng cây trồng trong chậu mới không được trồng quá sâu so với chậu trồng ban đầu.
  • Nước: Nước cực kỳ quan trọng với cây trồng đặc biệt cây mới chuyển sang môi trường sống mới. Bạn nên tưới nước cho đến khi chất lỏng thấm ra từ các lỗ thoát nước ở đáy chậu.
  • Bón phân: Bón phân cho những cây mới được trồng lại cũng là yếu tố cần được quan tâm kỹ . Hầu hết hỗn hợp đất trồng sạch mua tại cửa hàng đều có trộn phân bón. Nhưng với cây trồng trong chậu-trồng trong nhà, việc bón phân thường gây mất thời gian cho bạn, hoặc bạn thường lay hoay không biết phải bón phân với liều lượng, lịch trình như thế nào để giúp cây sống tốt và không bị phản tác dụng. Trường hợp này, bạn có thể sử dụng que dinh dưỡng nguồn gốc sinh học, an toàn cực tốt cho cây trồng trong chậu, và tất nhiên que dinh dưỡng đã được tính toán với liều lượng vừa phải cho cây trồng trong chậu sinh trưởng và phát triển tốt.
Vì sao phải thay đổi chậu khi trồng cây
Que dinh dưỡng cho cây trồng Miracle-Gro Indoor Plant Food Spikes (Mỹ)

Trên là các bước cơ bản cũng như một vài lưu ý nhỏ khi thay đổi chậu trồng cây trong nhà, hy vọng giúp ít bạn trong quá trình trồng và chăm sóc những cây trồng trong nhà của mình. Hiensgarden chúc bạn thành công, và nhớ đừng quên theo dõi những bài viết chia sẻ kinh nghiệm làm vườn của Hiensgarden để bỏ túi những mẹo nhỏ làm vườn hoặc nếu có mẹo hay làm vườn hãy cùng chia sẻ với Hiensgarden bạn nhé!

    Vì sao phải thay đổi chậu khi trồng cây

    Vì sao phải thay đổi chậu khi trồng cây

    Vì sao phải thay đổi chậu khi trồng cây