Vì sao ráy tai nhiều

Rút ráy tai là một hỗn hợp của chất béo tiết ra từ tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi ở thành ống tai ngoài, nó cũng bao gồm các mảnh vụn ở lớp da chết bị bong ra. Chuyển động của hàm từ động tác nhai hoặc nói chuyện giúp đẩy những chất dịch đó qua ống tai ra ngoài lỗ tai thông qua hệ thống lông chuyển, nơi đây chúng sẽ khô và bong ra tự nhiên.

Nếu quá nhiều ráy tai tích tụ và trở nên cứng, nó có thể tạo thành một nút chặt chặn ở trong tai, gây ra nhiều khó chịu, được gọi là nút ráy tai.

1. Tác dụng của ráy tai là gì?

Ráy tai bôi trơn, làm sạch, bảo vệ niêm mạc ống tai. Vì bản chất là sáp, nên nó có khả năng ngăn ngừa thấm nước, giữ bụi bẩn, cũng như đảm bảo côn trùng, nấm, vi khuẩn không xâm nhập vào ống tai và gây hại cho màng nhĩ. Ráy tai cúng có tính a-xít nhẹ, nên nó có đặc tính kháng khuẩn. Không có ráy tai, ống tai sẽ bị khô, úng nước, dễ bị nhiễm trùng.

Ráy tai có tác dụng gì ?

>> Có thể bạn quan tâm:

Chảy dịch tai là một triệu chứng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Dịch có thể có dạng trong, lẫn máu hoặc giống như mủ. Chảy dịch tai có thể cấp hoặc mạn, nó biểu hiện cho bệnh lý ở các thành phần của tai. Vậy đâu là những nguyên nhân thường gặp gây chảy dịch tai? Nó có nguy hiểm không? Khi nào cần tới khám bác sĩ? Cùng cập nhật những kiến thức cơ bản về tình trạng thường gặp này với bài viết: Chảy dịch tai: Những nguyên nhân thường gặp

2. Tại sao người châu Á thường bị ráy tai khô hơn?

Ráy tai khô hay ướt tùy thuộc vào hoạt động của tuyến ráy tai khác nhau. Dù ở dạng khô hay ướt, ráy tai đều có nhiệm vụ bảo vệ ống tai.

Theo các nhà nghiên cứu, ráy tai ướt hay khô thường do gen quyết định. Ráy tai khô xuất hiện ở 95% người Đông Á, còn ráy tai ướt chiếm ưu thế ở người châu Âu lẫn châu Phi. Do đó, người Việt Nam chúng ta có xu hướng bị ráy tai khô nhiều hơn.

3. Ráy tai không phải là dấu hiệu của vệ sinh kém!!!

Chúng ta thường hiểu lầm như vậy. Thật ra ráy tai hay earwax Thuật ngữ y khoa là cerumen bao gồm các ý nghĩa sau:

  • Là một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên, ngăn ngừa da bên trong tai trở nên quá khô
  • Bẫy bụi bẩn trước khi chúng có thể vào sâu trong ống tai
  • Hấp thụ các tế bào da chết, các mảnh vụn
  • Ngăn chặn vi khuẩn, các sinh vật truyền nhiễm khác đến tai trong.

Một số người tiết nhiều ráy tai, trong khi những người khác tiết ít hơn. Điều này cũng thay đổi tùy theo dân tộc [gen], độ tuổi, môi trường và thậm chí cả chế độ ăn uống. Trên thực tế, ráy tai là một dấu hiệu của đôi tai khỏe mạnh.

>> Xem thêm: Nấm tai và những điều cần biết

4. Tại sao bạn có nhiều ráy tai hơn người bình thường?

Tại sao bạn có nhiều ráy tai hơn người bình thường

Một số người tiết nhiều ráy tai hơn bình thường. Một số yếu tố ảnh hưởng bao gồm:

  • Bản thân có ống tai hẹp hoặc không hình thành đầy đủ
  • Những người ống tai có rất nhiều lông
  • Người mắc bệnh xương khớp, hoặc tăng trưởng xương lành tính ở phần ngoài ống tai
  • Người có bệnh lý tình trạng da, hay gặp: chàm
  • Người già, vì ráy tai có xu hướng trở nên khô hơn và cứng hơn theo tuổi tác, điều này làm tăng nguy cơ bị nút ráy tai
  • Người bị viêm tai thường xuyên
  • Những người mắc hội chứng Lupus ban đỏ hệ thống
  • Bơi có thể khiến một số người sản xuất ráy tai nhiều hơn.

5. Việc tắc nghẽn ráy tai dẫn đến hình thành nút ráy tai do đâu?

Việc tắc nghẽn ráy tai dẫn đến hình thành nút ráy tai do đâu?

Những người tiết nhiều ráy tai có khả năng bị tắc nghẽn, hình thành nút ráy tai.

Máy trợ thính và dụng cụ đặt trong tai ngăn không cho ráy tay bong ra khỏi tai một cách tự nhiên, dẫn đến sự tích tụ bên trong tai.

Việc tự ý sử dụng các vật dụng để loại bỏ ráy tai hoặc giảm ngứa có thể làm cho tình trạng tích tụ tồi tệ hơn.Những mặt hàng này bao gồm:

  • Bông gòn, hoặc Q-tips
  • Móc tai
  • Chìa khóa
  • Góc khăn ăn

Khi bạn dùng không đúng, chúng có xu hướng đẩy ráy tai vào sâu hơn. Chúng cũng có thể gây tổn thương các vùng nhạy cảm của tai, tổn thương hệ thống lông chuyển, có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn.

Bông ngoáy tai có thể gây tắc nghẽn ráy tai dẫn đến hình thành nút ráy

6. Nút ráy tai có thể gây ra những khó chịu gì?

Khi một tai của bạn bị chặn bởi nút ráy tai sẽ gây đau và ảnh hưởng đến thính giác.

Tắc nghẽn nút ráy tai có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Đau tai
  • Nhiễm trùng tai
  • Ngứa
  • Ù tai , như có chuông trong tai
  • Một cảm giác đầy, ứ trong tai
  • Chóng mặt, hoặc cảm giác mất cân bằng và buồn nôn
  • Ho, do áp lực từ tắc nghẽn kích thích dây thần kinh trong tai

7. Nút ráy tai có thể gây ra biến chứng không?

Nút ráy tai có thể dẫn đến nhiễm trùng tai nếu không được điều trị. Rất hiếm khi nhiễm trùng này lan đến nền sọ và gây ra biến chứng nội sọ do tai khác.

Tuy nhiên, chóng mặt có thể xảy ra nếu ráy tai đẩy vào màng nhĩ hoặc sát màng nhĩ. Triệu chứng này có thể gây buồn nôn và cảm giác đầu óc di chuyển. Chính điều nay mới gây ra những nguy hiểm thứ phát cho người bệnh.

>> Có thể bạn quan tâm: Một số bác sĩ, phòng khám Tai Mũi Họng tốt tại TP.HCM

8. Nên loại bỏ nút ráy tai như thế nào để đảm bảo an toàn

Nút ráy tai luôn gây khó chịu cho người bệnh, do đó cần phải được thăm khám, can thiệp bởi bác sĩ chuyên khoa.

Tùy vào vị trí, mật độ cũng như tình trạng ống tai của người bệnh, bác sĩ có thể dùng dụng cụ chuyên dụng lấy nút ráy tai ra ngoài ngay trong lần đầu tiên thăm khám.

Với các trường hợp nút ráy tai quá cứng, nằm sát màng nhĩ, bác sĩ có thể kê đơn hướng dẫn bạn sử dụng một số thuốc xịt làm mềm ráy tai chuyên dụng tại nhà. Sau đó, khi ráy tai đã mềm hơn, chúng sẽ được hút ra ngoài dễ dàng bởi dụng cụ chuyên dụng, đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Chỉ sử dụng đầu tăm bông mềm để làm sạch các phần bên ngoài của tai, và không bao giờ chọc vào bên trong.

Như vậy, ráy tai không phải chất dư thừa, thậm chí còn đóng vai trò làm người bảo vệ cho tai. Vì một lý do nào đó, bạn bị tăng tiết ráy tai nhiều, hãy đi khám để điều trị nguyên nhân đó. Nút ráy tai luôn cần sự can thiệt của các bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý lấy nút ráy tai vừa làm chúng bị đẩy vào sâu hơn, vừa có thể gây tổn thương ống tai, thậm chí thủng màng nhĩ.

Video liên quan

Chủ Đề