Việc khởi động trực tiếp xảy ra khi máy tính khởi động lại mà không cần tắt nguồn điện

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc máy tính của bạn đột nhiên khởi động lại liên tục hay tự động tắt nguồn. Đó là do vấn đề phần cứng như lỗi RAM, mainboard, nguồn điện, ổ cứng, nhiệt độ thiết bị quá cao, ... Về phần mềm, nguyên nhân thường gặp là do máy tính bị nhiễm virus, mã độc, phầm mềm độc hại, ... Mỗi nguyên nhân có những cách khắc phục khác nhau. Tuy nhiên, người dùng cần chủ động phòng tránh để có thể bảo vệ máy tính, dữ liệu cá nhân tốt hơn.

1. Nhiễm virus, malware

Trong một báo cáo được công bố gần đây nhất, mức thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam lên tới con số 10.400 tỷ đồng trong năm 2016 [trong khi ở năm 2015 là 8.700 tỷ đồng]. Đây là kết quả từ chương trình đánh giá an ninh mạng đã được tập đoàn công nghệ BKAV thực hiện. Theo dự báo, vấn đề bảo mật - an toàn thông tin trong năm 2017 sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, mang đến nhiều rủi ro cho người dùng và bộ phận doanh nghiệp.

Virus có ở khắp mọi nơi như email, mạng xã hội, các trang web độc hại và các popup quảng cáo luôn tiềm ẩn các mối đe dọa. Mặc dù đã có những biện pháp ngăn chặn những mối đe dọa đó nhưng thỉnh thoảng máy tính của bạn vẫn bị lây nhiễm virus.

Nhiễm virus hay các phầm mềm độc hại, mã độc là nguyên nhân khá phổ biến trong thời đại mà tốc độ phát triển Internet đến chóng mặt, dẫn đến các lỗ hổng về bảo mật, nguy cơ phát tán virus đến người dùng, ... Rất nhiều người dùng sử dụng máy tính bị nhiễm virus và gây ra hiện tượng máy khởi động lại liên tục.

Cách phòng tránh: Bạn nên sử dụng các phần mềm diệt virus có khả năng bảo vệ mạnh mẽ như:

  • Kaspersky Anti-Virus / Internet Security / Total Security
  • Bitdefeder Internet Security / Total Security
  • Avast Free Antivirus / Pro / Internet Security
  • Avira Free Antivirus / Pro / Internet Security
  • Norton Antivirus

Thông thường những phần mềm này đều tốn phí, bạn có thể sử dụng các phiên bản miễn phí của Avast, Avira, ... Mặc dù chúng miễn phí nhưng khá mạnh, được tích hợp nhiều tính năng chuyên sâu giúp bảo vệ máy tính của bạn tốt hơn trước những hiểm họa về virus, malware, ...

Cách khắc phục: Nếu máy tính bạn đã bị nhiễm virus thì bạn cần nhanh chóng ngắt kết nối mạng, sau đó tiến hành quét virus cho toàn bộ hệ thống. Để an toàn, triệt để hơn bạn nên cài mới hoàn toàn Hệ điều hành. Bạn nên tạo một chiếc USB Boot có khả năng cứu hộ máy tính để vào Mini Windows kiểm tra và diệt virus. Nếu vẫn bị lỗi tự động reset hay tắt máy thì không phải do virus mà là do phần cứng.

2. Ổ cứng bị "Bad Sector"

Trường hợp này thường là do ổ cứng của bạn có những sector bị lỗi hay hoạt động không tốt. Khi người dùng đang làm việc với một tập tin nằm trong phân vùng ổ cứng bị lỗi thì hệ thống sẽ tự động khởi động lại ngay lập tức. Trên Hệ điều hành Windows 10, vấn đề này thường xuyên xảy ra và đặc biệt gây khó chịu cho người dùng.

Cách kiểm tra

Nếu đã có một chiếc USB Boot thì bạn có thể truy cập vào Mini Windows để kiểm tra lỗi. Nếu chưa có thì bạn có thể kiểm tra trực tiếp bằng cách đơn giản sau:

Bước 1: Vào File Explorer, chọn phân vùng cần kiểm tra, sau đó click chuột phải chọn Properties;


 

Bước 2: Nhấn vào tab Tools sau đó nhấn Check;


Bước 3: Tại hộp thoại xuất hiện, nhấn Scan Drive để tiến hành quét để và sửa lỗi ổ cứng của bạn;
 

Card màn hình [VGA] là một bộ phận quan trọng trong máy tính. Trình điều khiển [driver] là các phần mềm khai thác, quản lí về mặt phần cứng của thiết bị này. Và tất nhiên khi driver bị lỗi, card màn hình sẽ hoạt động không tốt dẫn đến lỗi như trên.

Ngoài ra, khi bạn sử dụng các công cụ yêu cầu sử dụng đồ họa cao, chẳng hạn như việc chơi game hay vẽ kĩ thuật, sử dụng các phần mềm đồ họa nặng thì card đồ họa rất dễ bị quá tải. Và điều này sẽ khiến máy tính tự động khởi động lại hay thậm chí tắt nguồn đột ngột.

Cách đề phòng:

  • Luôn cập nhật driver lên phiên bản mới nhất;
  • Hạn chế bớt việc sử dụng các ứng dụng đồ họa cao trong một thời gian dài, điều này sẽ rất không tốt đối với card đồ họa và cả những thiết bị phần cứng khác.

Cách khắc phục: kiểm tra xem bạn đã cài đặt card màn hình đúng với mẫu card VGA trên Windows chưa. Nếu đã cài đặt đúng mà vẫn không thể sửa lỗi trên, lời khuyên ở đây là bạn hãy nâng cấp driver của VGA lên phiên bản mới nhất. Đừng quên tìm kiếm các driver chuẩn trên trang chủ của nhà sản xuất thay vì sử dụng các công cụ từ bên thứ ba.

4. Lỏng RAM

Khả năng máy tính của bạn bị lỏng RAM là khá cao. RAM là bộ nhớ trong của máy tính, có vai trò cực kì quan trọng để máy tính có thể hoạt động. Một khi khả năng tiếp xúc của chân RAM với bo mạch chính [mainboard] không tốt khiến việc kết nối tín hiệu giữa hai thiết bị này không liên tục. Từ đó dẫn đến việc máy tính tự động của bạn shutdown hay reset.

Thông thường, khi máy tính bị các lỗi liên quan đến bộ nhớ RAM, lúc khởi động, hệ thống sẽ có thông báo âm thanh "bíp bíp..." Đây là điểm bạn cần chú ý khi xác định nguyên nhân của lỗi.

Cách đề phòng:

  • Thường xuyên vệ sinh máy tính, phần cứng như RAM - chân RAM, khe cắm RAM, ...
  • Tính đến khả năng nâng cấp RAM nếu bộ nhớ RAM có dung lượng thấp.

Cách khắc phục: Khởi động máy tính, để ý âm thanh phát ra ngay lúc vừa khởi động để đoán lỗi. Bạn cần tháo RAM ra để vệ sinh chân tiếp xúc của thiết bị, sau đó dùng dẻ mềm hoặc chổi vệ sinh để làm sạch khe cắm RAM trên mainboard.

5. Nguồn điện yếu - không đủ công suất

Bộ nguồn là thiết bị phần cứng vô cùng quan trọng, thiết bị này cung cấp năng lượng hoạt động cho toàn bộ hệ thống. Vì là các linh kiện điện tử, nên các bộ phận của máy tính chỉ hoạt động tốt khi nguồn điện đúng chuẩn. Vì vậy nên khi nguồn điện máy tính sẽ dẫn đến máy tính của bạn bị restart hoặc shutdown liên tục. Nguy hiểm hơn, điều này còn có thể gây ra những hỏng hóc về phần cứng.

Cách phòng tránh: Bạn có thể sử dụng phần mềm SpeedFan để cung cấp thông số nguồn điện đang chạy trong máy tính. Tuy nhiên thông số chỉ mang tính chất tham khảo, để có con số chính xác nhất thì nên sử dụng thiết bị chuyên dụng.

Cách khắc phục: Tiến hành nâng cấp bộ nguồn, đảm bảo công suất cao hơn, phù hợp với công suất tiêu thụ của hệ thống. Ngoài ra, nguồn điện trong nhà bạn cũng cần phải được ổn định bằng các thiết bị ổn áp chuyên dụng. Đây là điều cần thiết không chỉ đối với máy tính mà còn đối với các thiết bị điện tử khác mà bạn đang sử dụng.

6. Nhiệt độ máy tính quá cao

Người ta thường nói: "Cái gì quá cũng không tốt!" - đúng là như vậy, khi nhiệt độ của các thiết bị bên trong máy tính bạn quá cao thì quả là tệ hại. Nhất là khi bạn sử dụng máy tính một cách liên tục, không ngừng nghỉ. Quạt tản nhiệt là bộ phận giúp tản nhiệt cho máy, một khi thiết bị này không hoạt động tốt thì bạn biết rõ hậu quả sẽ thế nào rồi đấy. Ngoài ra, sau một thời gian dài sử dụng máy tính, keo tản nhiệt của máy có thể bị khô dẫn đến tình trạng nóng chip và gây ra hiện tượng máy tính tự động reset hoặc shutdown để bảo vệ an toàn cho cho bo mạch, CPU, và các thiết bị khác.

Cách đề phòng:

  • Thường xuyên kiểm tra keo tản nhiệt, khả năng hoạt động của quạt tản nhiệt;
  • Hạn chế việc sử dụng trong thời gian gian dài, liên tục. Nên cho máy tính "nghỉ ngơi" để duy trì nhiệt độ ổn định, cho phép.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra và vệ sinh cho quạt tản nhiệt.
  • Bôi keo tản nhiệt cho chip, không nên bôi quá dày, cũng không nên bôi quá mỏng.
  • Đối với máy tính bàn, có thể gắn thêm quạt gió để tản nhiệt cho Case.

Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân dẫn đến máy tính bị tắt đột ngột hay khởi động lại liên tục Hi vọng đây những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình sử dụng máy tính.

Khắc phục những trục trặc khi khởi động và tắt máy tính

Một ngày làm việc mới của bạn có thể trở thành “ác mộng” nếu máy tính bị trục trặc mà toàn bộ tài liệu bạn lại để hết ở trong đó. Không có gì bực hơn khi bật máy tính lên mà không thể đăng nhập được vào Windows. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chung quy lại chỉ có một số trục trặc chính sau đây

Máy khởi động lại [restart] thay vì tắt máy [shutdown] theo yêu cầu Sự cố này là do trục trặc trong quá trình tắt máy và Windows phản ứng lại bằng cách khởi động lại hệ thống. Bạn có thể khắc phục được hiện tượng này bằng cách vào Start, Run [hoặc chỉ cần chọn Start trong Vista], gõ lệnh sysdm.cpl, và nhấn Enter. Nhấn vào thẻ Advanced và chọn tiếp nút Settings nằm bên dưới phần “Startup and Recovery”, rồi bỏ nút chọn “Automatically restart”. Nếu làm theo cách trên, bạn có thể ngăn không cho quá trình nhẫm lẫn giữa “Restart” và “Shutdown” diễn ra nhưng lại không giải quyết tận gốc vấn đề. Hệ thống vẫn báo lỗi mỗi lần bạn chủ định tắt máy. Trong trường hợp đó, bạn nên sử dụng phần mềm Easy CD Creator 5 của Roxio. Nói chung những sự cố kiểu trên thường do trục trặc phần cứng và phần mềm điều khiển [driver]. Nếu vấn đề phát sinh ngay sau khi bạn cài một thiết bị ngoại vi mới, hoặc nâng cấp một driver cũ, thì bạn cần gỡ bỏ chúng và đưa về trạng thái ban đầu. Hãy kiểm tra trên website của nhà cung cấp thiết bị để download những bản driver mới nhất cho phần cứng, hoặc sử dụng trình Device Manager của Windows để đưa driver về trạng thái ban đầu. Máy tính treo tại màn hình khởi động của Windows Trước hết bạn cần xác định nguyên nhân là do Windows hay do phần cứng. Hãy cố xác định xem Windows treo tại thời điểm chính xác nào. Nếu Windows khởi động trước rồi sau đó mới đến hiện tượng này thì có nghĩa file khởi động hoặc một thành phần nào đó của Windows gặp trục trặc. Còn nếu mọi thứ bị “đóng băng” trước khi máy tính tải Windows từ ổ cứng thì nguyên nhân sẽ là phần cứng. Nếu bạn không chắc trục trặc phát sinh từ đâu thì tốt nhất hãy cô lập chúng bằng cách khởi động từ ổ CD, DVD hoặc ổ flash. Tuy nhiên, nếu vấn đề này không thường xuyên xảy ra cũng làm cho nhiệm vụ phát hiện trở lên khó khăn hơn; bạn có thể phải thực hiện cách khởi động này hàng ngày trước khi có thể tự tin kết luận rằng vấn đề là ở ổ cứng của máy tính. Nhiều khi thủ phạm có thể là thiết bị khởi động chứ không phải bản thân ổ cứng. Nếu máy tính cố khởi động từ ổ CD/DVD trước [thay vì ổ cứng] thì chỉ cần một nhược điểm nào đó trong các ổ này cũng kiến cho quá trình khởi động bị ảnh hưởng ngay cả khi ổ đĩa hoàn toàn rỗng. Đó cũng là trường hợp xảy ra đối với các cổng USB và ổ đĩa mềm. Để xác định xem ổ nào là nguyên nhân, bạn cần vào phần BIOS để thay đổi lại trật tự khởi động [từ đĩa mềm, ổ cứng, ổ CD/DVD hay từ ổ USB]. Do các BIOS là khác nhau nên không thể đưa ra một hướng dẫn chính xác cho phần thay đổi trật tự khởi động nhưng nói chung khi đã vào được BIOS, bạn chỉ cần nhìn trong phần “Boot Options” hoặc “Boot Order” là thấy chúng. Hãy đưa ổ cứng lên đầu danh sách làm thiết bị khởi động đầu tiên, rồi lưu lại thay đổi và thoát ra ngoài. Bằng cách thay đổi trật tự các ổ khởi động, bạn có thể phát hiện được vấn đề do đâu. Nếu tất cả những thử nghiệm trên cho thấy trục trặc do ổ cứng thì bạn sử dụng trình kiểm tra lỗi và phân mảnh ổ cứng. Bạn sẽ không phải tìm đâu xa bởi công cụ này có sẵn trong Windows. Mở Windows Explorer rồi nhấn chuột phải vào ổ C [ổ cài hệ điều hành], chọn Properties, Tools. Khi nhấn vào phần Check Now bên dưới “Error-checking”, bạn cần chọn cả phần “Automatically fix file system errors” trước khi nhấn nút Start. Nếu Windows báo cáo không thể thực hiện bước kiểm tra này do ổ đĩa đang sử dụng, thì bạn chọn nút Yes [trong Windows XP], hoặc đánh dấu chọn vào Schedule disk check [trong Vista] để hệ thống thực hiện công việc này trong lần khởi động kế tiếp. Nếu bước tiến hành trên vẫn chưa khắc phục được vấn đề, và máy tính vẫn bị treo cứng trước khi logo Windows xuất hiện, thì bạn hãy mở thùng máy ra [nếu là desktop] rồi kiểm tra cáp ổ cứng với bo mạch, và cáp nguồn xem chúng có gắn chặt hay không. Ngoài ra, bạn cũng cần tính tới việc thay thế cáp cắm này. Nếu là laptop thì quy trình sẽ phức tạp hơn, và tốt nhất là bạn mang chúng tới một người có hiểu biết về máy tính xách tay.

Nếu logo Windows xuất hiện nhưng sau đó là treo cứng thì vấn đề có thể là do chuỗi khởi động hoặc tự động tải [autoloading] bị lỗi. Bạn kiểm tra bằng cách vào Event Viewer [từ Start, Run, gõ lệnh eventvwr, rồi nhấn Enter] để xem. Phần cửa sổ bên trái, bạn chọn System; và trong phần cửa sổ bên phải [đối với XP] hoặc ở giữa [đối với Vista], bạn hãy nhấn đúp vào những sự kiện bị đánh dấu cờ đỏ và xem phần báo lỗi. Nếu hộp thoại này không cung cấp đủ thông tin bạn cần, thì hãy nhấn vào đường URL trong hộp mô tả [XP] hoặc nhấn vào đường link Event Log online Help [Vista] để được trợ giúp [máy tính phải kết nối Internet]. Cuối cùng, bạn cần xem xét việc chỉ cho phép một số chương trình nhất được khởi động cùng máy tính. Hãy sử dụng chương trình Startup Delayer miễn phí của R2 Studios để thực hiện điều này.

Đăng nhập thẳng vào Windows mà không cần mật khẩu Thực ra đây không phải là trục trặc mà chỉ là một bước giúp bạn tiết kiệm thời gian mà thôi. Việc Windows yêu cầu mật khẩu đăng nhập chỉ với một lý do duy nhất là nhằm bảo vệ bạn. Nếu ai đó có thể truy cập vào máy tính như là bạn thì họ sẽ tiếp cận được các tệp tin mã hóa, gửi e-mail dưới danh nghĩa là, và truy cập vào những website mà bạn thường vào, hay thậm chí là thực hiện cả những giao dịch trực tuyến với số thẻ tín dụng của bạn. Bạn có thể tự bảo vệ mình bằng cách đặt mật khẩu cho từng ứng dụng. Chẳng hạn như có thể thiết lập mật khẩu cho e-mail, hoặc đưa toàn bộ những tệp tin nhạy cảm vào một khu vực riêng [có thể sử dụng phần mềm TrueCrypt để thực hiện điều này]. Việc loại bỏ mật khẩu đăng nhập sẽ khiến cho máy tính mất đi một lớp bảo vệ quan trọng. Tuy nhiên, nếu chỉ có mình bạn sử dụng chiếc máy tính đó, hoặc bạn hoàn toàn tin tưởng vào một ai đó thì việc tắt cơ chế đòi hỏi mật khẩu đăng nhập của Windows sẽ giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian và không gây hại gì. Để thực hiện đều này, bạn chỉ cần bắt tính năng mật khẩu đi là xong! Bạn vào Start, Run, gõ lệnh control userpasswords2, và nhấn Enter, rồi bỏ dấu chọn trong phần “Users must enter a user name and password to use this computer”.

Khi nhấn OK hoặc Apply, một hộp thoại sẽ bật ra hỏi bạn tài khoản đăng nhập nào sẽ không cần mật khẩu. Khi đó chỉ cần gõ tài khoản đăng nhập và mật khẩu một lần và bạn sẽ không cần phải mất công nhập mật khẩu mỗi lần máy tính khỏi động vào Windows.

Theo Văn Hân- VnMedia

Video liên quan

Chủ Đề