Viên chức hđlv không xác định thời hạn là gì năm 2024

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa gửi đến các đại biểu Quốc hội báo cáo giải trình, tiếp thu dự án luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, sẽ được Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 10 tới đây.Trong báo cáo này, việc có bỏ viên chức suốt đời hay không vẫn chưa ngã ngũ với nhiều ý kiến tranh luận.

Bản thân Chính phủ cũng chưa quyết định được phương án nào tốt hơn, nên tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5 vừa qua), đã trình Quốc hội hai phương án. Theo đó, phương án 1: tất cả các trường hợp viên chức được tuyển dụng mới sau khi luật này có hiệu lực sẽ thực hiện ký kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn, không ký hợp đồng không xác định thời hạn (kể cả đối với trường hợp sau khi kết thúc hợp đồng xác định thời hạn lần 2), trừ viên chức được tuyển dụng mới vào đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Phương án 2: viên chức được tuyển dụng mới sau khi ký kết hợp đồng xác định thời hạn (tối đa 2 lần) sẽ ký hợp đồng không xác định thời hạn, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì khi tuyển dụng mới viên chức được ký ngay hợp đồng không xác định thời hạn. Chính phủ ưu tiên lựa chọn phương án này, đồng nghĩa với việc không còn viên chức suốt đời nữa.

Qua thảo luận, ý kiến của đại biểu Quốc hội tập trung vào cả hai phương án với những luồng quan điểm hết sức khác nhau.

Phía ủng hộ phương án 1 cho rằng, như vậy sẽ tạo động lực cho viên chức làm việc, chấm dứt cảnh “sáng cắp ô đi tối cắp ô về”, làm việc thiếu trách nhiệm, vốn đang là căn bệnh cần cứu chữa trong khu vực công ở Việt Nam.

Phía ủng hộ phương án 2 lại có một nỗi lo “truyền thống” là viên chức sẽ “không yên tâm làm việc”, đặc biệt là giáo viên đang chiếm phần lớn trong số viên chức. Mặt khác, các đại biểu ủng hộ phương án 2 cũng lo lắng việc người sử dụng lao động sẽ được trao quá nhiều quyền, lợi dụng sa thải tràn lan, những lao động lớn tuổi sẽ gặp bất lợi.

Nêu quan điểm của mình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đối với viên chức được tuyển dụng trước ngày luật có hiệu lực thi hành, thì cả hai phương án sẽ cơ bản không có thay đổi về chế độ, chính sách so với hiện hành.

Cụ thể, đối với viên chức đã ký hợp đồng không xác định thời hạn thì tiếp tục thực hiện hợp đồng không xác định thời hạn; trường hợp đã ký hợp đồng xác định thời hạn thì sẽ được ký hợp đồng không xác định thời hạn theo đúng quy định của Bộ luật Lao động.

Tuy nhiên, đối với viên chức được tuyển dụng mới sau ngày luật có hiệu lực, thì mỗi phương án có những ưu điểm, hạn chế riêng.

Ưu điểm của phương án 1, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là góp phần tạo thuận lợi để các đơn vị sự nghiệp công lập linh hoạt trong việc lựa chọn viên chức phù hợp với vị trí việc làm, đồng thời “góp phần bảo đảm được cơ chế cạnh tranh”, “thúc đẩy viên chức đã được tuyển dụng phải liên tục phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Ngược lại, phương án này sẽ tạo ra sự không tương thích với quy định của Bộ luật Lao động hiện hành “không được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn quá 2 lần” và dự thảo Bộ luật Lao động đang trình Quốc hội xem xét cũng vẫn theo hướng này.

Phương án này cũng không bảo đảm tính thống nhất trong việc áp dụng chế độ, chính sách đối với cùng đối tượng viên chức (viên chức được tuyển dụng trước và sau ngày luật có hiệu lực) và ngay trong cùng viên chức được tuyển dụng mới (có loại có thời hạn và loại không có thời hạn).

Đồng thời, chính Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thừa nhận phương án này “dễ phát sinh tiêu cực, tạo cơ chế “xin - cho” khi hết hạn của hợp đồng”, “tạo tâm lý không yên tâm cho số viên chức được tuyển dụng mới”; mặt khác làm giảm khả năng thu hút lao động có trình độ cao, chuyên môn nghiệp vụ giỏi vào làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập so với khối ngoài công lập.

Ưu điểm của phương án 2 được đánh giá là thống nhất với nguyên tắc bảo vệ người lao động đã được thể hiện trong Bộ luật Lao động là “không được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn quá 2 lần”, là quy định “đã được tính toán rất kỹ” trong quá trình xây dựng Bộ luật Lao động nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong mối quan hệ với người sử dụng lao động, được áp dụng thống nhất trong cả khu vực công lập và ngoài công lập…

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Viên chức có hiệu lực từ 1/7/2020 với nhiều quy định mới về tuyển dụng, đãi ngộ công chức, viên chức. 3 đối tượng được ký HĐLĐ không thời hạn

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Viên chức quy định, từ 1/7/2020, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn chỉ còn được áp dụng với 3 trường hợp sau: Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020; cán bộ, công chức chuyển thành viên chức; người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Trước đây, Luật viên chức 2010 quy định viên chức sau khi đã thực hiện xong hợp đồng xác định thời hạn và tiếp tục ký hợp đồng sẽ được ký hợp đồng không xác định thời hạn.

Cử nhân loại xuất sắc được xét tuyển vào công chức

Việc tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức đối với từng nhóm đối tượng như:

Cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;

Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.

Trước đó, Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008 chỉ quy định trường hợp nhân sự được xem xét tuyển dụng thông qua xét tuyển vào công chức nếu: Cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Đánh giá công chức theo nhiều tiêu chí

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Viên chức nêu rõ việc đánh giá công chức theo các nội dung, sau:

Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; tiến độ và chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể.

Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;

Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.

Ngoài ra, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo các nội dung sau đây:

Kế hoạch làm việc và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách. Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách.

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là như thế nào?

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là một thỏa thuận lao động giữa nhà tuyển dụng và người lao động mà không quy định một ngày kết thúc cụ thể, thường dựa vào hiệu lực của bất kỳ bên nào muốn chấm dứt hợp đồng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.

Đối với hợp đồng xác định thời hạn thi trước khi hết hạn hợp đồng bao nhiêu ngày thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định kí kết?

Đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức.

Hợp đồng làm việc của viên chức là gì?

Theo quy định trên, hợp đồng làm việc của viên chức là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Ký hợp đồng có thời hạn bao nhiêu lần?

Như vậy, hợp đồng lao động xác định thời hạn chỉ được ký tối đa 2 lần.