Việt nam có khoảng bao nhiêu người nhiễm hiv

Sáng 10-5, Hội nghị lần thứ 49 của Hội đồng điều hành Quỹ Toàn cầu tại Việt Nam đã khai mạc tại Hà Nội. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Việt Nam là một trong những quốc gia nhận được tài trợ của Quỹ Toàn cầu từ năm 2003.

Đến nay, Quỹ Toàn cầu đã hỗ trợ cho Việt Nam hơn 650 triệu USD cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, lao và sốt rét. Đến cuối năm 2022, Quỹ Toàn cầu đã thông báo trong giai đoạn 2024-2026 sẽ tiếp tục tài trợ cho Việt Nam trên 130 triệu USD để phòng, chống 3 bệnh này và tăng cường hệ thống y tế.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khai mạc hội nghị lần thứ 49 của Hội đồng điều hành Quỹ Toàn cầu

"Trong lĩnh vực HIV/AIDS, sau hơn 30 năm kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1990, đến nay là năm thứ 15 liên tiếp dịch HIV/AIDS ở Việt Nam được kiểm soát và liên tục giảm. Trong 20 năm qua, với sự đóng góp của Quỹ toàn cầu, chương trình phòng chống HIV/AIDS đã dự phòng lây nhiễm HIV cho gần 1 triệu người, cứu gần 200.000 người không bị tử vong do AIDS" - Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Cũng trong 20 năm qua, Việt Nam đã cứu sống khoảng 1 triệu người mắc lao; 100% dân số được tiếp cận với chương trình phòng, chống lao. Những đóng góp của Quỹ Toàn cầu cho hoạt động phòng, chống lao tại Việt Nam giai đoạn 2004-2023 là hơn 256 triệu USD.

Trong khi đó, vào những năm 1991, toàn quốc ghi nhận hơn 1 triệu ca mắc sốt rét, gần 5.000 ca tử vong và gần 150 vụ dịch, nhưng đến hết năm 2022 chỉ còn hơn 400 ca mắc sốt rét [giảm trên 90%], không có dịch sốt rét và không còn trường hợp tử vong do sốt rét. Việt Nam đã có 42/63 tỉnh loại trừ được sốt rét.

Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 cơ bản chấm dứt các dịch bệnh AIDS, lao và loại trừ sốt rét". Tuy vậy, những khó khăn, thách thức vẫn luôn hiện hữu đó là dịch HIV/AIDS đã có những thay đổi về hình thái lây truyền và nhiều diễn biến phức tạp. Mỗi năm, Việt Nam vẫn ghi nhận hơn 10.000 trường hợp nhiễm HIV được phát hiện và có khoảng 2.000 người tử vong do AIDS.

"Vẫn còn khoảng gần 30.000 người nhiễm HIV sống trong cộng đồng mà chưa biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Việt Nam vẫn đang đối mặt với gánh nặng về xã hội và chăm sóc sức khoẻ cho hơn 220.000 người nhiễm HIV còn sống" - người đứng đầu ngành y tế nói.

Tư vấn dùng thuốc kháng virus tại Trung tâm Y tế Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

Bên cạnh đó, bệnh lao ở Việt Nam còn cao, xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân lao cao trên thế giới, đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu. Hiện nay, mỗi năm vẫn có khoảng 40% số bệnh nhân lao mắc mới chưa được phát hiện trong cộng đồng, đặc biệt là sau dịch bệnh COVID-19.

Dịch sốt rét đã giảm nhiều nhưng để loại trừ sốt rét vẫn còn nhiều thách thức do tình trạng mắc sốt rét kháng thuốc, sốt rét ngoại lai từ nước ngoài; nguy cơ sốt rét quay trở lại...

Lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị Quỹ Toàn cầu cũng như Chính phủ các nước, các cá nhân và tổ chức quốc tế tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam phát huy các thành quả đạt được; huy động các nguồn lực và chia sẻ kinh nghiệm để Việt Nam đạt được các mục tiêu đề ra nhằm chấm dứt dịch bệnh AIDS, lao và loại trừ sốt rét.

Quyền Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam đánh giá cao Việt Nam đã ban hành Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, để giải quyết những thách thức liên quan đến bệnh HIV/AIDS.

Bác sỹ tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Kiên Giang tư vấn về thuốc cho bệnh nhân HIV. [Ảnh: T.G/Vietnam+]

Những năm qua, Việt Nam giữ vững mục tiêu khống chế tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư ở mức dưới 0,3%, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sức khỏe và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Có được những kết quả đó là do sự quan tâm hỗ trợ về tài chính cũng như kỹ thuật của các tổ chức quốc tế và sự vào cuộc nhanh chóng của Đảng, Chính phủ và sự chung tay của cộng đồng.

Phó giáo sư Phan Thị Thu Hương - Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS [Bộ Y tế] đã nhấn mạnh như vậy tại Sự kiện hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2023, do Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ [UN Women] tại Việt Nam cùng với Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS [UNAIDS] tại Việt Nam và Trung tâm Phụ nữ và Phát triển tổ chức ngày 24/11 tại Hà Nội.

Việt Nam có khoảng 249.000 người nhiễm HIV

HIV/AIDS là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển của đất nước.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 249.000 người nhiễm HIV, trong đó có khoảng 230.000 người nhiễm HIV đã được phát hiện và đang còn sống. Trong những năm qua, với những nỗ lực triển khai toàn diện và hiệu quả các giải pháp phòng, chống HIV/AIDS, Việt Nam đã giảm hơn 2/3 số người nhiễm mới và số người tử vong do HIV/AIDS so với 10 năm trước đây. Tỷ lệ nhiễm HIV giảm nhanh ở nhóm nghiện chích ma túy [từ 28% năm 2004 xuống 12% năm 2021] và phụ nữ bán dâm [từ 5,9% năm 2002 xuống 2,5% năm 2022].

Bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa HIV tại Mỹ và Nam Phi

Vaccine VIR-1388 được thiết kế để hướng dẫn hệ thống miễn dịch của con người sản xuất các tế bào T có khả năng nhận biết virus HIV và kích thích phản ứng miễn dịch nhằm ngăn chặn virus xâm nhập.

Tuy nhiên, đại dịch HIV/AIDS vẫn còn diễn biến phức tạp, nguy cơ quay trở lại còn cao. Số liệu giám sát cho thấy dịch HIV/AIDS có xu hướng gia tăng ở một số địa phương; tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vẫn còn ở mức trên 12%; đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ đồng tính [MSM] có xu hướng tăng rất nhanh trong những năm gần đây [từ 3,95% năm 2011, lên 5,1% năm 2015 và 12,5% năm 2022]. Số MSM chiếm khoảng 42,3% trong số người nhiễm HIV được phát hiện 8 tháng đầu năm 2023, chủ yếu ở độ tuổi trẻ từ 16-29 tuổi chiếm 41,7%, đặc biệt là công nhân các khu công nghiệp và học sinh, sinh viên [cá biệt có tỉnh chiếm đến 80% tổng số trường hợp nhiễm HIV được phát hiện].

Bà Caroline T. Nyamayemombe - Quyền Trưởng đại diện của UN Women tại Việt Nam. [Ảnh: PV/Vietnam+]

Bà Caroline T. Nyamayemombe - Quyền Trưởng đại diện của UN Women tại Việt Nam nhấn mạnh ở Việt Nam, cứ 3 người nhiễm HIV/AIDS có 1 người là phụ nữ. Phụ nữ sống chung với HIV đang phải đối mặt với nhiều thách thức như họ vẫn bị kỳ thị, gặp khó khăn trong tiếp cận điều trị, việc làm.

Do vậy, việc triển khai các biện pháp phòng ngừa và cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho người sống chung với HIV/AIDS. Đặc biệt là việc nhìn nhận những thách thức mà phụ nữ sống chung với HIV/AIDS đang gặp phải để bảo vệ họ, những thách thức cần được chia sẻ, chung tay để đảm bảo cần thiết phụ nữ sống chung với HIV, cung cấp các gói chăm sóc dịch vụ y tế, gói chăm sóc, sinh kế đế sống khoẻ, đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam.

Quyền Trưởng đại diện của UN Women tại Việt Nam cho rằng cần có sự hợp tác, tăng cường quan hệ đối tác giữa các mạng lưới, vùng miền khác nhau, thông qua các cơ quan đối tác với nhiều tổ chức tại cộng đồng, đó là sự tham gia của khu vực tư nhân để cùng nhau giải quyết thách thức mà phụ nữ có HIV/AIDS đang gặp phải.

Bà Caroline T. Nyamayemombe đánh giá cao khi Việt Nam đã ban hành Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, để giải quyết những thách thức liên quan đến bệnh HIV/AIDS.

Ưu tiên các vấn đề của phụ nữ dễ bị tổn thương bởi HIV

Chủ đề của Ngày Thế giới phòng, chống AIDS và Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm này nhấn mạnh vai trò sáng tạo và tầm quan trọng của những đóng góp của cộng đồng người sống với HIV, nhằm khống chế dịch HIV và thực hiện các mục tiêu quốc gia về chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, để HIV và AIDS sẽ không còn là một mối nguy cho sức khỏe cộng đồng.

Số liệu báo cáo của chương trình phòng, chống HIV của Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy có những vấn đề đáng lo ngại liên quan đến giới trong phòng, chống HIV. Dịch HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới và phụ nữ chuyển giới đang gia tăng. Lây truyền HIV qua đường tình dục chiếm hơn 80% tổng số ca nhiễm HIV mới được phát hiện trong năm 2021-2023.

Phó giáo sư Phan Thị Thu Hương - Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS [Bộ Y tế]. [Ảnh: T.G/Vietnam+]

Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cũng còn gặp nhiều thách thức, độ bao phủ điều trị HIV cho phụ nữ mang thai có HIV bị giảm sút kể từ năm 2020. Các phụ nữ trẻ, đặc biệt là phụ nữ thuộc các nhóm có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV tiếp tục chịu ảnh hưởng nhiều hơn do thiếu kiến thức và hiểu biết về HIV, chưa đến 50% phụ nữ trong độ tuổi 15-49 có hiểu biết đúng và toàn diện về dự phòng lây nhiễm HIV và tỷ lệ này trong phụ nữ ở độ tuổi 15-24 còn thấp hơn nhiều. Gần 1/4 phụ nữ chuyển giới cho biết họ có trải nghiệm bị kỳ thị trong cộng đồng vì liên quan đến tình trạng nhiễm HIV.

Tuy còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, các mạng lưới cộng đồng đã không ngừng nỗ lực, không những hỗ trợ lẫn nhau mà còn có đóng góp đáng kể cho đáp ứng của quốc gia với HIV. Mạng lưới và các nhóm tự lực của các chị em dễ bị tổn thuơng bởi HIV cung cấp các dịch vụ tiếp cận cộng đồng, tư vấn xét nghiệm sàng lọc và kết nối các chị em có nhu cầu đến với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV cũng như các dịch vụ có liên quan khác.

Sự kiện ngày hôm nay là cơ hội để các nhóm cộng đồng và các cơ quan chức năng chia sẻ, trao đổi về các vấn đề ưu tiên của phụ nữ dễ bị tổn thương bởi HIV, đồng thời cũng nhằm giới thiệu và lan tỏa bằng chứng về những nỗ lực của các nhóm phụ nữ sống với HIV trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, tạo sinh kế và phòng, chống bạo lực giới của phụ nữ.

Tại sự kiện, các đại biểu thảo luận với các chuyên gia và sẽ thu thập khuyến nghị từ tất cả các bên liên quan, để xác định các hành động cần thiết trong thời gian tới. Nhiều hoạt động được tổ chức hướng tới mục tiêu không chị em phụ nữ nào bị bỏ lại phía sau trong các nỗ lực thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Việt Nam, bao gồm mục tiêu về Chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 và mục tiêu về Bình đẳng giới./.

Năm 2023 có bao nhiêu người nhiễm HIV?

Chiều 9/11, tại buổi họp báo “Cộng đồng sáng tạo- Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2023", ông Bùi Hoàng Đức, Phó trưởng phòng Phòng Giám sát và Xét nghiệm, Cục Phòng chống HIV/AIDS cho hay, tính đến tháng 9/2023, cả nước có 249.000 người nhiễm HIV.

Cả nước có bao nhiêu ca HIV?

Số ca nhiễm HIV giảm rõ ràng từ năm 2007 tới năm 2019, song từ năm 2020, tỷ lệ ca mắc mới tăng trở lại. Trong 9 tháng năm 2023, cả nước có 10.219 ca được phát hiện, trong khi cả năm ngoái ghi nhận 11.000 ca. Trong đó, hơn 60% người nhiễm HIV được phát hiện mới tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, TP HCM.

Chi phí xét nghiệm HIV là bao nhiêu?

Giá xét nghiệm HIV trực tiếp 1 lần dao động từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng, riêng xét nghiệm theo kỹ thuật PCR có thể lên tới 2.500.000 đồng. - Trẻ được điều trị dự phòng bằng phác đồ 3 thuốc AZT/3TC/NVP. Lấy máu xét nghiệm trước khi cho trẻ uống thuốc.

Quan hệ bao nhiêu lần mới bị nhiễm HIV?

Quan hệ tình dục không an toàn là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự lây nhiễm các bệnh xã hội nói chung và HIV nói riêng. Tỷ lệ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục rơi vào khoảng 0.03 – 1%, có nghĩa rằng từ các yếu tố nguy cơ thì tỷ lệ mắc HIV sau 1 lần quan hệ trong cộng đồng có xác suất từ 0.03 – 1 %.

Chủ Đề