Việt nam lọt top 10 ô nhiễm nhất năm 2024

(TSVN) – Con người tạo ra hàng triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm. Một nửa trong số chúng được tái chế, đốt hoặc đem đến các bãi chôn lấp để tiêu hủy, phần còn sẽ được đổ trực tiếp ra đại dương. Và Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia thải rác thải nhựa ra đại dương nhiều nhất trên thế giới.

Theo một nghiên cứu trên Science Advances, tại vùng biển Thái Bình Dương giữa California và Hawaii đã xuất hiện một vòng xoáy rác thải khổng lồ. Chúng có diện tích rộng lớn gấp ba lần nước Pháp. Vòng xoáy rác này được hình thành bởi một lượng lớn rác thải nhựa đã bị mắc kẹt bởi các dòng chảy ở Bắc Thái Bình Dương. Vậy tất cả số rác thải nhựa này đến từ đâu?

Việt nam lọt top 10 ô nhiễm nhất năm 2024

Có khoảng 1 triệu tấn rác thải nhựa được đổ ra đại dương mỗi năm trong tổng số 67,5 triệu tấn trên thế giới. Nguồn: Louis Lugas Wicaksono

Hầu hết tất cả các loại rác thải nhựa được tìm thấy từ công viên, dọc theo các bãi biển, trên đường phố và hiện hữu khắp nơi. Những mẩu rác thải nhựa này được gió, nước mưa cuốn vào các hệ thống thoát nước và đổ ra sông, suối. Các dòng sông tiếp đó trở thành “siêu xa lộ” chuyên vận chuyển các loại rác thải nhựa ra đại dương. Ngoài ra, một lượng lớn lưới đánh cá bị hư hỏng và vứt trực tiếp ra biển cũng là nguồn rác thải nhựa làm ô nhiễm đại dương.

Nếu chúng ta vẫn đang tin rằng tất cả các quốc gia sản xuất và tiêu thụ lượng nhựa lớn nhất hiện nay đều là những quốc gia có lượng rác thải đại dương nhiều nhất thì điều đó hoàn toàn không đúng. Theo các cuộc điều tra nghiên cứu, các quốc gia có diện tích địa lý nhỏ, đường bờ biển dài, lượng mưa lớn và có hệ thống quản lý chất thải kém mới thực sự là những quốc gia có lượng rác thải gây ô nhiễm đại dương xếp ở vị trí đầu bảng.

Việt nam lọt top 10 ô nhiễm nhất năm 2024

Bảng xếp hạng 10 quốc gia thải rác thải nhựa nhiều nhất hành tinh. Ảnh: Visual Capitalist

Trung Quốc là quốc gia sở hữu lượng rác thải nhựa lớn gấp 10 lần so với Malaysia. Tuy nhiên, 9% tổng lượng rác thải nhựa của Malaysia được đổ ra đại dương, trong khi đó với Trung Quốc chỉ là 0,6%.

Philippines – quần đảo gồm hơn 7.000 hòn đảo, với đường bờ biển dài 36.289 km và 4.820 con sông – ước tính thải ra đại dương 35% tổng lượng rác thải nhựa. Ngoài ra, một số nước châu Á bao gồm: Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc, Indonesia, Myanmar, Việt Nam, Bangladesh và Thái Lan cũng được cảnh báo chiếm hơn 75% lượng rác thải nhựa do quản lý kém và xả thẳng ra các đại dương.

Brazil là quốc gia duy nhất ngoài châu Á lọt vào danh sách top 10 này, với 1.240 con sông, trong đó có Amazon.

Để giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường, các nhà khoa học gợi ý giảm việc sử dụng các vật dụng bằng nhựa. Sản xuất ít hơn đồng nghĩa với chất thải từ đó cũng ít hơn. Cần quản lý chặt chẽ quá trình xử lý chất thải nhựa trước khi được thải ra môi trường. Đây cũng là thách thức mà tất cả các quốc gia đang phải đối mặt.

Nhiều quốc gia phát triển với mức thu nhập cao tạo ra lượng rác thải nhựa lớn thường có có hệ thống và quy trình xử lý rác thải nhựa hiệu quả hoặc xuất khẩu rác thải nhựa sang các nước khác. Trong khi đó, những quốc gia có thu nhập trung bình và thấp lại có nhu cầu nhiều đồng thời vừa nhập khẩu số lượng rác thải lớn dù vẫn chưa phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết để xử lý số rác thải nhựa này.

Thông tin trên trang IQAir cho thấy chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội lúc 10h sáng nay (4/3) là 178 - mức ô nhiễm đứng thứ 2 thế giới. Theo bảng chú giải, chỉ số AQI của Việt Nam ở mức đỏ - không lành mạnh. Hiện tại, thành phố có mức ô nhiễm nhất thế giới là Lahore (Pakistan) với chỉ số 184.

10h sáng nay (4/3), nhiệt độ Hà Nội khoảng 20 độ C nhưng cảm giác lạnh hơn do mưa phùn. Ngoài trời vẫn còn sương mù, tầm nhìn giảm đáng kể, gây khó khăn cho việc lưu thông.

Thông tin trên trang IQAir ghi nhận chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội lúc 10h là 178 - mức ô nhiễm đứng thứ 2 thế giới. Theo bảng chú giải, chỉ số AQI của Việt Nam ở mức đỏ - không lành mạnh. Hiện tại, thành phố có mức ô nhiễm nhất thế giới là Lahore (Pakistan) với chỉ số 184.

Việt nam lọt top 10 ô nhiễm nhất năm 2024
Ảnh minh họa

Chất gây ô nhiễm chính là bụi mịn PM2.5, nồng độ hiện là 108,2µg/m3, cao gấp 21 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Dữ liệu chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội được thu thập từ 18 trạm kiểm soát không khí. Trong đó có Mạng lưới giám sát chất lượng không khí Hà Nội, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội.

Theo khuyến nghị của IQAir, người dân tránh tập thể ngoài trời, đóng cửa sổ để tránh không khí bẩn bên ngoài, đeo khẩu trang khi ra ngoài, chạy máy lọc không khí.

Đầu năm 2024, Bộ Y tế cũng có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khuyến cáo cộng đồng các biện pháp bảo vệ sức khỏe trước ảnh hưởng của ô nhiễm không khí.