Vn rút ra bài học gì từ Nhật Bản

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Từ những kinh nghiệm của Nhật Bản, có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước?

Các câu hỏi tương tự

Có thể thấy Nhật Bản từ một nước bại trân và bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh đã vươn lên mạnh mẽ. Nhật Bản có trình độ hiện đại hóa cao nhất châu Á và trở thành một siêu cường quốc kinh tế đứng thứ hai trên thế giới. Từ quá trình phát triển ấy của Nhật Bản các quốc gia có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đai hoá đất nước của mình. Vậy các bài học kinh nghiệm chủ yếu từ sự phát triển của nền kinh tế nhật bản là gì?

Giới thiệu Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia và đảo quốc có chủ quyền nằm ở khu vực Đông Á, tọa lạc trên biển Thái Bình Dương. Quốc gia này nằm bên rìa phía đông của các biển: Nhật Bản, Hoa Đông, phía tây giáp với bán đảo Triều Tiên qua biển Nhật Bản, phía bắc giáp với vùng Viễn Đông của Liên bang Nga theo biển Okhotsk và phía nam giáp với đảo Đài Loan qua biển Hoa Đông.

Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận và lần đầu tiên trong lịch sử của mình bị quân đội nước ngoài chiếm đóng. Sau chiến tranh, đất nước Nhật Bản mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá hết sức năng nề ; đồng thời xuất hiện nhiều khó khăn bao trùm đất nước, đó là : thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực, thực phẩm và hàng hoá tiêu dùng, lạm phát nặng nề…

Trong những năm cuối thế kỷ XIX, quá trình công nghiệp hóa [Phú quốc cường binh] tại Nhật Bản dưới sự khởi xướng và dẫn dắt của vua Minh Trị diễn ra mạnh mẽ, đất nước phát triển vượt bậc. Đến đầu thế kỷ XX, Nhật Bản đã trở thành quốc gia có trình độ hiện đại hóa cao nhất châu Á, sánh ngang với các cường quốc châu Âu.

Nền kinh tế của Nhật Bản

Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh đã ngày càng được dần khôi phục và chỉ bắt đầu phát triển mạnh mẽ khi Mi tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên [6 – 1950] – được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản và khi Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản lại có cơ hội mới đề đạt được sự tăng trưởng “thần kì”, vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa.

Từ giai đoạn 1960 đến 1980, tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản được gọi là “sự thần kì”: tốc độ phát triển kinh tế trung bình 10% giai đoạn 1960, trung bình 5% giai đoạn 1970 và 4% giai đoạn 1980.

Về tổng sản phẩm quốc dân thì năm 1950 Nhật Bản mới đợt 20 tỉ  USD, bằng 1/17 của Mĩ nhưng đến năm 1968 Nhật Bản đã đợt tới 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ hai trên thế giới – sau Mĩ [830 tỉ USD].

Năm 1990, thu nhập bình quân theo đầu người của Nhật Bản đạt 23796 USD, vượt Mĩ và đứng thứ hai trên thế giới – sau Thuy Sĩ [29 850 USD].

Về công nghiệp, trong những năm 1980 – 1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Nhật Bản là  15%, những năm 1961 – 1970 là 13,5%.

Về nông nghiệp, trong những năm 1967- 1969, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại mà Nhật Bản đã cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt, sữa và nghề đánh cá của Nhật cũng rất phát triển, đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Pêru

Từ những năm 70 của thế ki XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới. Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản là bài học quý giá cho nhiều nước noi theo. Các bài học kinh nghiệm chủ yếu từ sự phát triển của nền kinh tế nhật bản là:

– Thứ nhất có thể thấy sự phát triển của kinh tế Nhật Bản được tạo nên bởi truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật – sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

– Thứ hai có thể thấy sự phát triển của nền kinh tế nhật bản cho các nước bài học kinh nhiệm trong việc hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.

– Không chỉ vậy sự phát triển của nền kinh tế nhật bản gắn liền với vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.

– Bên cạnh đó sự phát triển của nền kinh tế nhật bản gắn liền với việc con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.

Trên đây là phần nội dung chia sẻ của chúng tôi về vấn đề: Bài học kinh nghiệm chủ yếu từ sự phát triển của nền kinh tế nhật bản. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai [1939-1945]?


A.

Xây dựng nền kinh tế tự chủ, chú trọng công nghiệp quân sự.

B.

Chỉ đẩy mạnh sản xuất để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.

C.

Củng cố quyền lực của chính quyền tư sản, tranh thủ nguồn lực bên ngoài.

D.

Coi trọng giáo dục vì con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.

2. Từ những kinh nghiệm của Nhật Bản, có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước? Ghi vào vở câu trả lời em  lựa chọn.

a. Biết tận dụng thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật

b. Biết cách "len lỏi" để thâm nhập thị trường

c. Chấp nhận đặt dưới sự bảo trợ của Mĩ

d. Biết sửa đổi, xóa bỏ những ràng buộc cũ cho phù hợp

e. Đặc biệt chú trọng yếu tố con người

g. Biết tận dụng các nguồn vốn để phát triển. 


Từ những kinh nghiệm của Nhật Bản, Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm là: 

a. Biết tận dụng thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật

d. Biết sửa đổi, xóa bỏ những ràng buộc cũ cho phù hợp

e. Đặc biệt chú trọng yếu tố con người

g. Biết tận dụng các nguồn vốn để phát triển. 

Video liên quan

Chủ Đề