Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 65

Dựa vào bài chính tả Lời hứa [Tiếng Việt 4, tập một, trang 96 – 97], trả lời các câu hỏi sau . Tiết 2 – Tuần 10 trang 65 Vở bài tập [SBT] Tiếng Việt lớp 4 tập 1 – Tiết 2 – Tuần 10 – Ôn tập giữa học kì 1 – Tiếng Việt 4

1. Dựa vào bài chính tả Lời hứa [Tiếng Việt 4, tập một, trang 96 – 97], trả lời các câu hỏi sau :

a] Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả ?

b] Vì sao trời đã tối mà em không về ?

c] Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng làm gì ?

d] Có thể đưa những bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không ? Vì sao ?

2. Lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng theo mẫu sau :

Các loại tên riêng

Quy tắc viết

Ví dụ

Tên người, tên địa lí Việt Nam

…………….

…………….

Tên nguời, tên địa lí nước ngoài

……………..

…………….

TRẢ LỜI:

1. Dựa vào bài chính tả Lời hứa [sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 96 – 97]. Trả lời các câu hỏi sau :

a] Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả ?

Em bẻ được giao nhiệm vụ gác kho đạn.

b] Vì sao trời đã tối mà em không về ?

Em không về vì lời hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay.

c] Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng làm gì ?

Dấu ngoặc kép trong bài dùng để dẫn lời nói của em bé và bạn em bé.

d] Có thể đưa những bộ phận đặt trong ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không ? Vì sao ?

Không thể đưa những bộ phận đặt trong ngoặc kép xuống dòng và đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng được vì trong câu có hai cuộc đối thoại. Cuộc đối thoại thứ nhất là cuộc đối thoại trực tiếp giữa em bé và nhân vật “tôi”. Những câu nói trong cuộc hội thoại này được đánh dấu bằng những dấu gạch ngang đầu dòng. Cuộc hội thoại thứ hai là cuộc hội thoại giữa em bé và bạn em trong câu chuyện mà em kể cho nhân vật “tôi’’ nghe, vì vậy phải đặt trong dấu ngoặc kép để phân biệt với những lời hội thoại trong cuộc hội thoại thứ nhất.

2. Lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng theo mẫu sau :

Các loại tên riêng

Quy tắc viết

Ví dụ

Tên người, tên địa lí Việt Nam

Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.

Nguyễn Trãi

Hà Nội

Đà Nắng

Tên người, tên địa lí nước ngoài

– Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối.

– Những tên riêng được phiên âm theo Hán Việt thì viết như cách viết tên riêng Việt Nam.

Mát-xcơ-va

Va-li-a

An-đrây-ca

– Bạch Cư Dị

– Luân Đôn

– Lý Bạch

Bài làm:

Câu 1

Dựa vào bài chính tả Lời hứa [Tiếng Việt 4, tập một, trang 96 - 97], trả lời các câu hỏi sau :

Lời hứa

Tôi rời công viên vào lúc phố đã lên đèn. Bỗng nghe sau bụi cây có tiếng một em bé khóc. Bước tới gần, tôi hỏi :

- Sao em chưa về nhà ?

Em nhỏ ngẩng đầu nhìn tôi, đáp :

- Em không về được !

- Vì sao ?

- Em là lính gác.

- Sao lại là lính gác ?

- Có mấy bạn rủ em đánh trận giả. Một bạn lớn bảo : "Cậu là trung sĩ" và giao cho em đứng gác kho đạn ở đây. Bạn ấy lại bảo : "Cậu hãy hứa là đứng gác cho đến khi có người tới thay" Em đã trả lời : "Xin hứa."

Theo PAN-TÊ-LÊ-ÉP

Trung sĩ: một cấp bậc trong quân đội, thường chỉ huy một tiểu đội.

a] Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả ?

b] Vì sao trời đã tối mà em không về ?

c] Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng làm gì ?

d] Có thể đưa những bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không ? Vì sao ?

Hướng dẫn giải:

a. Em đọc đoạn trò chuyện của em bé với nhân vật tôi.

b. Em đọc lời cậu bé nói phần cuối truyện.

c. Em suy nghĩ và trả lời.

d. Em suy nghĩ và trả lời.

Lời giải:

a] Em bé được giao nhiệm vụ gác kho đạn.

b] Em không về vì lời hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay.

c] Dấu ngoặc kép trong bài dùng để dẫn lời nói của em bé và bạn em bé.

d] Không thể đưa những bộ phận đặt trong ngoặc kép xuống dòng và đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng được vì trong câu có hai cuộc đối thoại. Cuộc đối thoại thứ nhất là cuộc đối thoại trực tiếp giữa em bé và nhân vật “tôi”. Những câu nói trong cuộc hội thoại này được đánh dấu bằng những dấu gạch ngang đầu dòng. Cuộc hội thoại thứ hai là cuộc hội thoại giữa em bé và bạn em trong câu chuyện mà em kể cho nhân vật “tôi’’ nghe, vì vậy phải đặt trong dấu ngoặc kép để phân biệt với những lời hội thoại trong cuộc hội thoại thứ nhất.

Câu 2

Lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng theo mẫu sau :

Các loại tên riêng

Quy tắc viết

Ví dụ

Tên người, tên địa lí Việt Nam

................

................

Tên nguời, tên địa lí nước ngoài

.................

................

Hướng dẫn giải:

Em xem lại nội dung bài tập.

Lời giải:

Các loại tên riêng

Quy tắc viết

Ví dụ

Tên người, tên địa lí Việt Nam

Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.

Nguyễn Trãi

Hà Nội

Đà Nẵng

Tên người, tên địa lí nước ngoài

- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối.

- Những tên riêng được phiên âm theo Hán Việt thì viết như cách viết tên riêng Việt Nam.

Mát-xcơ-va

Va-li-a

An-đrây-ca

- Bạch Cư Dị

- Luân Đôn

- Lý Bạch

- Từ cùng nghĩa:

thương người, nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ, hiền lành, hiền từ, phúc hậu, trung hậu, độ lượng.

- Từ trái nghĩa

độc ác, hung ác, dữ tợn, tàn bạo, cay độc, hành hạ, bắt nạt, ức hiếp, hà hiếp, tàn ác, nanh ác ...

- Từ cùng nghĩa

trung thực, trung nghĩa, trung thành, thẳng thắn, ngay thật, thành thực, tự trọng, tôn trọng, thật thà.

- Từ trái nghĩa

dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian giảo, gian trá, lừa bịp, lừa đảo

ước mơ, mơ ước, ước muốn, ước ao, mong ước, Ước vọng, mơ tưởng

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Tiếng Việt lớp 4: Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 7 - Tuần 28 trang 65, 66 Tập 2 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 7

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 65, 66: Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 7

Dựa theo nội dung bài Chiếc lá [Tiếng Việt 4, tập hai, trang 98 - 99], ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng :

Câu 1: Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói với nhau ?

 Chim sâu và bông hoa.

 Chim sâu và chiếc lá.

 Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

Trả lời:

Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

Câu 2: Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá ?

 Vì lá suốt đời chỉ là một chiếc lá bình thường.

 Vì lá đem lại sự sống cho cây

 Vì lá có lúc biến thành mặt trời.

Trả lời:

Vì lá đem lại sự sống cho cây

Câu 3: Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?

 Hãy biết quý trọng những người bình thường.

 Vật bình thường mới đáng quý.

 Lá đóng vai trò rất quan trọng đối với cây.

Trả lời:

Hãy biết quý trọng những người bình thường.

Câu 4: Trong câu Chim sâu hỏi chiếc lá, sự vật nào được nhân hoá ?

 Chỉ có chiếc lá được nhân hoá.

 Chỉ có chim sâu được nhân hoá.

 Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hoá.

Trả lời:

Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hoá.

Câu 5: Có thể thay từ nhỏ nhoi trong câu Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường bằng từ nào dưới đây ?

 nhỏ nhắn

 nhỏ xinh

 nhỏ bé

Trả lời:

nhỏ bé

Câu 6: Trong câu chuyện trên có những loại câu nào em đã học ?

 Chỉ có câu hỏi, câu kể

 Chỉ có câu kể, câu khiến.

 Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến.

Trả lời:

Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến.

Câu 7: Trong câu chuyện trên có những kiểu câu kể nào ?

 Chỉ có kiểu câu Ai làm gì ?

 Có hai kiểu câu Ai làm gì ?, Ai thế nào ?

 Có cả ba kiểu câu Ai làm gì ?, Ai thế nào ?, Ai là gì ?

Trả lời:

Có cả ba kiểu câu Ai làm gì ?, Ai thế nào ?, Ai là gì ?

Câu 8: Chủ ngữ trong câu Cuộc đời tôi rất bình thường là :

 Tôi

 Cuộc đời tôi

 Rất bình thường

Trả lời:

Cuộc đời tôi

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải VBT Tiếng Việt 4: Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 7 - Tuần 28 trang 65, 66 Tập 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề