Vợ ông phạm bình minh là ai

Một ngày giữa tháng 8, khuôn viên nhà khách Chính phủ rộn ràng, đầy rực rỡ bởi những sắc phục truyền thống nữ ASEAN. Những phu nhân của Trưởng Cơ quan đại diện các nước ASEAN và các nữ cán bộ ngoại giao đang công tác tại Hà Nội cùng tề tựu cho một dịp đặc biệt : ngày ra mắt chính thức Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội.

Một người phụ nữ diện chiếc áo dài truyền thống sang trọng họa hình gấm hoa chìm xanh biếc, nụ cười tươi tắn thường trực, ra vào đón tiếp khách. Bà là Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Chủ tịch danh dự của Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội.

Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga [bên phải Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hàng đầu] tại lễ ra mắt Nhóm Phụ nữ ASEAN tại Hà Nội.Ảnh: TTXVN

Trong ngành ngoại giao, sau thế hệ những tên tuổi nữ quyền được quốc tế nể phục như Nguyễn Thị Bình, Hồ Thể Lan, Tôn Nữ Thị Ninh, Nguyễn Thị Hồi, Phan Thúy Thanh... thì Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga thuộc thế hệ những nhà ngoại giao nữ tài danh, được nhiều người trân quý, cảm phục như Nguyễn Phương Nga, Hồ Đắc Minh Nguyệt...

Là nữ Vụ trưởng đầu tiên về kinh tế ở Bộ Ngoại giao, được Chủ tịch nước phong hàm Đại sứ, là quan chức cao cấp của Việt Nam tại Diễn đàn Hợp tác Á - Âu [ASEM], phó trưởng đoàn đàm phán chính phủ về kinh tế - thương mại, từng là Công sứ ĐSQ Việt Nam tại Mỹ... chỉ là những gạch đầu dòng nhỏ trong hơn 30 năm làm nghề của bà.

Gặp được Đại sứ Nguyệt Nga không chút dễ dàng khi quỹ thời gian của bà luôn "cháy" do nhiều công việc đảm trách, nhất là bận rộn giúp tư vấn việc chuẩn bị cho hội nghị cấp cao và các hoạt động của Diễn đàn Hợp tác châu Á - Thái Bình Dương [APEC] tại Việt Năm năm 2017.

Với nghề chinh phục trái tim

Đại sứ Nguyệt Nga luôn bận rộn tối ngày khi phần lớn các công việc của bà nằm ở hậu trường mà những giờ làm việc hay nối dài xuyên đêm.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Nga chào cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton khi ông đến Hà Nội tháng 7/2015 nhân dịp kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ

Một đồng nghiệp trẻ trong Bộ Ngoại giao thán phục năng lượng làm việc kỳ lạ của bà, dù trải qua đêm trắng để giải quyết rất nhiều công việc nhưng bà vẫn có thể bắt đầu ngay một ngày mới từ rất sớm bằng nụ cười tươi tắn, sảng khoái.

"Khối lượng công việc nhiều nên cán bộ ngoại giao cũng phải rèn tốc độ cao và sự sáng tạo, hỏi cái trả lời luôn. Chúng tôi chỉ có hai mươi mấy người, phải tạo cho nhau áp lực để quen với tốc độ, ra hoạt động quốc tế sẽ ngang tầm với các bạn" - bà tâm sự về nghề nghiệp.

Áp lực công việc không cho phép "cậy" mình là nữ nhưng bà luôn tự hào về những điểm mạnh của nữ giới khi làm ngoại giao. Nữ Đại sứ luôn tâm niệm, nghề ngoại giao là nghề quan hệ giữa con người với con người, từ trái tim đến trái tim.

Cô sinh viên cách đây hơn 30 năm bắt đầu bước chân vào ngành ngoại giao đúng lúc đất nước khó khăn vì khủng hoảng kinh tế, bao vây cấm vận nhưng may mắn được học hỏi từ những người thầy lớn tạo sự ảnh hưởng cả về tư duy và đạo đức. 

Một người thầy lớn bà luôn nhớ tới, cũng là nhân duyên trời định để sau này bà trở thành con dâu út của ông, đó là cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch.

Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga là con gái Hà Nội gốc

Nữ Đại sứ nhắc đến tư chất "quyết liệt" đặc trưng của cố Bộ trưởng cũng như không quên lời ông dạy: "Trong nghề ngoại giao và trong cuộc sống, quan trọng là không được nói dối".

Sự ảnh hưởng tư duy ấy khiến bất cứ ai đối diện nhà ngoại giao kỳ cựu này cũng cảm nhận sự chân thành lan tỏa từ bà tự nhiên nhưng cũng rất mạnh mẽ, dứt khoát.

Người chân thành thì hay quan sát tỉ mỉ những ý nhị tinh tế. Đại sứ Nguyệt Nga kể, năm 1999, khi theo chân Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình thăm chính thức Thái Lan, bà rất chú ý cách Phó Chủ tịch nước tiếp xúc từ lãnh đạo cấp cao Thái Lan cho đến bà con kiều bào ở các tỉnh biên giới bằng những ngôn ngữ bình dị, gần gũi.

"Làm cán bộ ngoại giao mới thấy, có lẽ phải ngôn từ, giọng nói, ánh mắt như vậy, tỉ mỉ và cận thận trong từng cái bắt tay hay món quà tặng, mới thể hiện được sự quý trọng với bạn bè chứ không phải chỉ đứng đọc diễn văn", Đại sứ Nguyệt Nga kể.

Cuộc đời gắn bó với ngoại giao đa phương

Công việc của bà và các đồng nghiệp trong 15 năm qua, cũng là số tuổi của Vụ Hợp tác kinh tế đa phương là tiên phong trong công cuộc hội nhập về chính sách, đem những ASEAN, ASEM, APEC, WTO, TPP và hàng loạt hiệp định thương mại tự do [FTA] về VN.

Bà nhớ năm 2007, khi VN chính thức ra nhập WTO, các nhà lãnh đạo đã ví VN từ sông nhỏ vươn ra biển lớn.

Một trong những việc làm được của ngoại giao đa phương là đưa vấn đề Biển Đông, Mekong vào diễn đàn ASEM, vận động hơn 50 quốc gia thành viên ủng hộ lập trường của VN.

Đối với nhà ngoại giao, trong 5 năm qua, việc VN thiết lập thành công 14 đối tác chiến lược, 11 đối tác toàn diện và tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN là thành tựu lớn mà những người làm kinh tế đa phương góp phần không nhỏ.

Bà là nữ Vụ trưởng đầu tiên của Vụ Hợp tác kinh tế đa phương, Bộ Ngoại giao trong 15 năm

"Trong khi đó, những câu hỏi như 'vào TPP có lợi ích gì?" đã xuất hiện ngày càng nhiều trong câu chuyện hàng ngày của từng người dân", Đại sứ Nguyệt Nga tâm sự.

Nhưng giọng bà trầm xuống khi nhắc đến những thách thức hội nhập, mà tư duy của VN vẫn chưa kịp với tốc độ hội nhập của chính mình.

"Thế giới liên kết nhanh lắm, các liên kết hình thành theo từng tháng, từng quý, từng năm. Ta đàm phán nhiều, hoàn tất nhiều FTA, tham gia cộng đồng ASEAN. Nhưng người dân có nghĩ mình là người ASEAN không? Chắc là ít", bà trầm ngâm.

Đại sứ Nguyệt Nga kể, trong APEC có cơ chế như hội nghị thượng đỉnh các doanh nghiệp, hội đồng tư vấn kinh doanh nhưng hơn 15 năm qua, VN luôn chỉ có 3 doanh nghiệp tham gia, trong khi các nước có cả hàng nghìn đại biểu.

Hay như tranh chấp thương mại, Nhà nước đề nghị doanh nghiệp cùng đi kiện vì mình có lý, còn các nước vi phạm luật chơi của WTO. 

Nhưng nghe vậy thì doanh nghiệp bảo "Thôi, giờ đi thì tốn 300 nghìn đô, phí lắm", rồi Nhà nước lại phải chi tiền để doanh nghiệp đi kiện.

Nữ Đại sứ trông đợi những nhà ngoại giao thế hệ mới của Việt Nam có tầm nhìn khu vực, toàn cầu

Nhưng câu chuyện không làm cán bộ ngoại giao nản lòng. Bà trở nên hào hứng khi nói về việc "tự thay đổi" để thích ứng với những biến động mới.

Nữ Đại sứ kỳ vọng, những cán bộ ngoại giao phải luôn mang tinh thần tự học quyết liệt để có kiến thức tổng thể, họ không chỉ có tầm nhìn quốc gia, lợi ích dân tộc, mà phải có tầm nhìn khu vực, toàn cầu.

"Anh phải có ý tưởng. Anh có thể là người quyết định nếu ý tưởng đó dẫn dắt thành chủ trương chung lớn. Cái này người VN phải rất đẩy mạnh và cán bộ ngoại giao phải chuyển mình trước".

 

Sống cùng gia đình nhà chồng 23 năm, bà chia sẻ làm dâu trong gia đình một lãnh đạo lớn, uy tín thì luôn phải ứng xử đúng mực, hy sinh lớn và "áp lực".

Thừa nhận đây là một cuộc "đấu tranh", "giằng co" không đơn giản, nữ Đại sứ chia sẻ bí quyết, trong gia đình quan trọng nhất là giữ được hạnh phúc, sống đúng đạo lý.

"Vợ là vợ, chồng là chồng. Tôi xác định mình là phụ nữ Việt Nam, gia đình là lớn nhất.

Khi đến cơ quan tôi làm việc hết sức với tốc độ cao, tập trung cao độ. Về nhà thì không trao đổi việc cơ quan nữa, thảo luận có thể nhưng tranh cãi thì không", bà nói.

Nữ Đại sứ tự hào và may mắn khi được học hỏi được nhiều điều từ gia đình nền nếp, truyền thống của nhà chồng.

Theo Hoàng Thủy - Lê Anh Dũng/VNN

Người nổi tiếng> Chính trị gia> Phạm Bình Minh

Chính trị gia Phạm Bình Minh là ai?
Phạm Bình Minh hiện là một chính khách và nhà ngoại giao Việt Nam. Ông đang là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông là con trai của cố Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch.

- Thuở nhỏ, ông theo học tại trường phổ thông cấp 2,3 Nguyễn Trãi tại Hà Nội. - Năm 1977, ông dự thi và được tuyển vào Học viện Quan hệ Quốc tế. - Sau khi tốt nghiệp, ông được nhận vào làm Chuyên viên Vụ Đào tạo, Bộ Ngoại giao. - Một năm sau, năm 1982, ông được bổ nhiệm làm Tùy viên Đại sứ quán Việt Nam tại Anh. - Năm 1986, ông được triệu hồi về nước và được phân công làm Chuyên viên của Vụ Vấn đề chung, Bộ Ngoại giao. - Năm 1991, ông được thăng làm Phó Vụ trưởng Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao. - Năm 1999, ông được bổ nhiệm làm Đại sứ, Phó trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc. - Từ năm 2001 đến tháng 1 năm 2003, ông được bổ nhiệm làm Công sứ, Phó Đại sứ của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.

- Năm 2003, ông được triệu hồi về nước và được bổ nhiệm làm Quyền Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức Quốc tế. Đến tháng 8 cùng năm, ông được bổ nhiệm chính thức làm Vụ trưởng.

- Cha của ông là nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, bấy giờ đang giữ chức vụ Tổng lãnh sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Ấn Độ. - Mẹ của ông là bà Phan Thị Phúc.

- Vợ ông là bà Nguyễn Nguyệt Nga hiện làm Vụ trưởng Vụ Hợp tác Kinh tế đa phương, Bộ Ngoại giao, từng công tác tại Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ. Ông bà có với nhau 2 người con trai, và cả 2 người đang du học tại Anh Quốc.

Các mối quan hệ thân thiết

Bạn gái/ vợ/ người yêu Chính trị gia Phạm Bình Minh là ai?
Thông tin này hiện đang được cập nhật!

Chính trị gia Phạm Bình Minh cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu? Chiều cao: đang cập nhậtCân nặng: đang cập nhật

Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Chính trị gia Phạm Bình Minh sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi? Phạm Bình Minh sinh ngày 26-3-1959 [63 tuổi].

Chính trị gia Phạm Bình Minh sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?


Phạm Bình Minh sinh ra tại Tỉnh Nam Định, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Bạch Dương, cầm tinh con [giáp] lợn [Kỷ Hợi 1959]. Phạm Bình Minh xếp hạng nổi tiếng thứ 91846 trên thế giới và thứ 2462 trong danh sách Chính trị gia nổi tiếng.

Người nổi tiếng theo ngày sinh:
12345678910111213141516171819202122232425262728293031 / 123456789101112 196219631964196519661967196819691970197119721973197419751976197719781979198019811982198319841985198619871988198919901991199219931994199519961997199819992000200120022003200420052006200720082009201020112012201320142015201620172018


Chân dung Chính trị gia Phạm Bình Minh

Phạm Bình Minh- Chính trị gia nổi tiếng Nam Định

Hình ảnh mới nhất về Chính trị gia Phạm Bình Minh

Một hình ảnh chân dung của Chính trị gia Phạm Bình Minh


Bình luận: Tên bạn:
Nội dung:

Các sự kiện năm 1959 và ngày 26-3

Các sự kiện thế giới vào năm sinh Phạm Bình Minh

  • Chủ tịch Cuba Batista từ chức và bỏ trốn [ngày 1 tháng 1]. Fidel Castro lên nắm quyền [ngày 16 tháng 2].
  • Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng trốn sang Ấn Độ [ngày 31 tháng 3].
  • Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev thăm Hoa Kỳ, gặp Eisenhower tại Trại David.
  • Anh công nhận nền độc lập của Síp.

Ngày sinh Phạm Bình Minh [26-3] trong lịch sử

  • Ngày 26-3 năm 1827: Nhà soạn nhạc Ludwig van Beethoven qua đời ở tuổi 56 tại Vienna, Áo.
  • Ngày 26-3 năm 1945: Trận chiến Iwo Jima kết thúc; khoảng 22.000 lính Nhật bị giết hoặc bị bắt trong cuộc giao tranh và hơn 4.500 lính Mỹ thiệt mạng.
  • Ngày 26-3 năm 1971: Đông Pakistan tuyên bố độc lập, lấy tên là Bangladesh.
  • Ngày 26-3 năm 1979: Trong một buổi lễ tại Nhà Trắng, Tổng thống Sadat của Ai Cập và Thủ tướng Begin của Israel đã ký hiệp ước hòa bình chấm dứt 30 năm chiến tranh giữa hai nước.
  • Ngày 26-3 năm 1982: Lễ động thổ Đài tưởng niệm Cựu chiến binh Việt Nam diễn ra tại thủ đô Washington.
  • Ngày 26-3 năm 2000: Vladimir Putin được bầu làm tổng thống Nga.
Hiển thị toàn bộ

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Phạm Bình Minh được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Chính trị gia Phạm Bình Minh có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: .

Video liên quan

Chủ Đề