Vợ vua quang trung là ai

 Chính cung Hoàng Hậu của Vua Quang Trung :

   Theo chính sử, hoàng đế Quang Trung có ít nhất 7 bà vợ và dự định cầu hôn với công chúa nhà Thanh, nhưng việc không thành vì ông đột ngột băng hà. 
   

Vua Quang Trung là một trong những nhân vật vĩ đại trong lịch sử dân tộc cuối thế kỷ XVIII, với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc cùng những trận đánh dẹp loạn trong nước và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào...
   Sách Những khám phá về hoàng đế Quang Trung ghi rằng, vua có Chính cung hoàng hậu họ Phạm, Bắc cung hoàng hậu Ngọc Hân, hoàng hậu Bùi Thị Nhạn và các bà vợ khác, như: bà mẹ của Nguyễn Quang Thùy, bà Trần Thị Quy người Quảng Nam, bà Phi họ Lê người Quảng Ngãi, bà Nguyễn Thị Bích người Quảng Trị.

   Chính cung hoàng hậu họ Phạm
   Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, bà họ Phạm năm 16 tuổi được Nguyễn Huệ chọn làm vợ. Năm 1788, bà được phong làm hoàng hậu, lúc đó tròn 30 tuổi. Như vậy, Chính cung hoàng hậu sinh vào khoảng năm 1759, kém Nguyễn Huệ [sinh năm 1753] 6 tuổi.
   Sách Tây Sơn Tiềm Long lục chép, hoàng hậu họ Phạm tên thật là Phạm Thị Liên, người Bình Định, là anh em ruột với Hộ giá Phạm Văn Ngạn, Giả vương Phạm Văn Trị, Thái úy Phạm Văn Tham và Thái úy Phạm Văn Hưng. Bà Phạm Thị Liên lại còn là anh em cùng mẹ khác cha với Thái sư Bùi Ðắc Tuyên và Hình bộ Thượng thư Bùi Văn Nhật. 
   Bà Phạm Thị Liên là một phụ nữ thôn dã, hiền lành, gắn bó với Nguyễn Huệ trong những “chặng đường vì nước vì dân” nên được ông rất mực quý trọng và thương yêu. Chính cung họ Phạm sinh hạ được 5 người con: 3 trai, 2 gái. Trong số con trai, Quang Toản được lập làm Thái tử, về sau là người kế tục sự nghiệp của vua Quang Trung nhưng không lấy gì làm xuất sắc. Hai người còn lại: một tên Quang Bàn, được phong Tuyên công Lãnh Ðốc Trấn Thanh hóa; một tên Quang Thiệu được cử làm Thái tể. Về con gái, có một người lấy Nguyễn Văn Trị, viên phò mã giữ cửa biển Tư Hiền, bị Nguyễn Ánh bắt vào năm 1801.
   Theo các tài liệu của Phái bộ Truyền giáo Nam Hà, nhất là lá thư của giáo sĩ Girard đề ngày 25/11/1792 gửi giáo sĩ Boiret ở Macao, thì khi hoàng hậu lâm bệnh, vua Quang Trung đã cho mời thầy thuốc người Âu đến chữa bệnh và đến khi hoàng hậu mất thì nhà vua đau đớn vật vã đến phát điên phát cuồng. Bà mất ngày 29/3/1791, nhưng đến ngày 25/6, mới đưa đi chôn cất. Bà được truy tặng là Nhân Cung Ðoan Tĩnh Trinh Thục Nhu Thuần Vũ Hoàng Chính Hậu. Mộ chôn ở dưới chân núi Kim Phụng, phía Tây thành phố Huế.

Sưu Tầm & Tổng hợp : Tiểu Vũ

[Baonghean.vn] - Từ bao nhiêu đời nay, người dân Kinh thành Thăng Long cứ mỗi độ xuân về, ngắm hoa đào nở lại nhớ khôn nguôi cành đào Xuân Kỷ Dậu [1789]. Mùa Xuân năm đó, tấm áo bào còn vương mùi thuốc súng, Nguyễn Huệ đã vội cho ngựa trạm đem một cành đào Nhật Tân chạy thẳng vào tận Phú Xuân [Huế] để tặng người vợ yêu của mình và báo tin mừng thắng trận! Người vợ yêu có vinh hạnh nhận cành đào đất Thăng Long năm đó chính là Công chúa Lê Ngọc Hân. Chưa thật rõ Hoàng đế Quang Trung có bao nhiêu vợ ? Theo sách cũ truyền lại thì chỉ thấy nhắc đến hai bà, là Chính cung Hoàng hậu và Bắc cung Hoàng hậu. Bà Chính cung họ Phạm, người Phủ Quy Nhơn, thời điểm Quang Trung đăng quang năm Kỷ Dậu, bà được lập Chính cung, sinh 3 trai 2 gái, trong đó, Nguyễn Quang Toản là con trai đầu – khi vua cha mất, Quang Toản lên ngôi vua lúc mới 10 tuổi.

Quang Trung trên mình ngựa chiến - Tranh tư liệu

Còn Bắc cung Hoàng hậu là Ngọc Hân. Vào dịp Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, Công chúa Lê Ngọc Hân bấy giờ mới 18 tuổi, được phong là Bắc cung Hoàng hậu, rất được nhà vua yêu quý. Là con gái vua Lê Hiển Tông, Công chúa Ngọc Hân lúc mới về với Nguyễn Huệ còn nhiều e thẹn, lạ lẫm. Vào làm lễ yến kiến các vị tiên đế ở nhà Thái miếu, Nguyễn Huệ và Ngọc Hân gióng kiệu cùng đi. Lễ xong họ lại gióng kiệu cùng về. Nghe kể lại thì lúc đó, Nguyên Huệ hãnh diện có hỏi Công chúa: “Con trai con gái nhà Vua, đã có mấy người được vẻ vang như nàng?”. Công chúa từ tốn trả lời: “Nhà vua ít lộc, các con trai con gái ai cũng thanh bạch, nghèo khó. Chỉ có thiếp có duyên, ví như hạt mưa bụi ngọc ở giữa trời được sa vào chốn lâu đài như thế này. Đó là sự may mắn của thiếp mà thôi!”. Nghe vậy, rất lấy làm hài lòng, Nguyễn Huệ càng thêm quý trọng Ngọc Hân.Bắc cung Hoàng hậu sinh cho Hoàng đế Quang Trung 2 người con, trai là Nguyễn Văn Đức và gái là Nguyễn Thị Ngọc. Không chỉ đẹp người đẹp nết, Ngọc Hân còn có tài văn thơ nhạc họa, kiến thức về quốc gia đại sự lại dồi dào sắc sảo... Tình cảm giữa họ nhờ thế ngày càng nồng thắm, bền chặt. Nhưng hỡi ôi, trời chẳng mấy khi chiều người ! Hạnh phúc bên nhau chỉ 6 năm, ngày 29/7 năm Nhâm Tý [1792], Hoàng đế Quang Trung đột ngột từ trần sau khi ở ngôi 4 năm, thọ 40 tuổi. Niềm kính phục cũng như sự đớn đau xé lòng sau này đã được Bắc cung Hoàng hậu dãi lòng mình trên từng dòng chữ trong 3 tác phẩm còn lại đến nay: “Biểu chúc mừng Quang Trung nhân dịp lễ tứ tuần”, “Tế Quang Trung”, và đặc biệt là “Ai tư vãn” với 164 câu thơ theo thể song thất lục bát: Buồn thay nhẽ! Sương rơi gió lọtCảnh đìu hiu thánh thót châu sa Tưởng lời di chúc thiết thaKhóc nào nên tiếng, thức mà như mê.Buồn thay nhẽ! Xuân về hoa nởMối sầu riêng ai gỡ cho xong Quyết liều may vẹn chữ tòng Trên rường nào ngại, giữa dòng nào e. Con trứng nước thương vì đôi chút Chữ tình thân chưa thoát được điVậy nên nấn ná đôi khi Hình thì tuy ở, phách thì đã theo...Bên cạnh tình cảm xót thương đòi đoạn, “Ai tư vãn” còn dựng nên hình ảnh một người anh hùng “áo vải cờ đào” được đất nước, nhân dân đã và mãi ghi công, tuy tuổi trời có ngắn ngủi: Nghe trước có đấng vua Thang, Võ Công nghiệp nhiều, tuổi thọ thêm caoMà nay áo vải cờ đàoGiúp dân dựng nước xiết bao công trình. Nghe rành rành trước vua Nghiêu, ThuấnCông đức dày, ngự vận càng lâuMà nay lượng cả ơn sâuMóc mưa rưới khắp chín châu đượm nhuầnCông dường ấy mà phần dường ấy Cọi thọ sao hẹp bấy hóa công...?     Tác phẩm tuy không nhiều, nhưng chỉ cần với “Ai tư vãn”, lịch sử văn học Trung đại Việt Nam đã dành cho công chúa Ngọc Hân một vị trí xứng đáng, không ai thay thế đươc! 

Tượng Hoàng hậu Lê Ngọc Hân được thờ kín ở Đền Ghềnh - Ảnh tư liệu

Vua Quang Trung qua đời, Thái tử Nguyễn Quang Toản lên ngôi. Từ đó, họ ngoại chuyên quyền dẫn đến nội bộ triều Tây Sơn lục đục, nổi lên thanh trừ lẫn nhau. Số phận của mẹ con Bắc cung Hoàng hậu rơi vào vòng lận đận, thê thảm: Ngọc Hân và hai con phải đổi tính danh, sống trà trộn cùng dân chúng ở Quảng Nam. Ít lâu sau, bà bị phát giác rồi bị bắt, đành uống thuốc độc quyên sinh đúng vào năm mới 29 tuổi. Hai người con của bà và Hoàng đế Quang Trung bị giết hại. Sự kiện này xảy ra vào năm Kỷ Mùi [1799]. Có tài liệu còn cho biết, sau khi bà mất, triều đình Tây Sơn truy tặng miếu hiệu Như Ý Trang Thận Trịnh Nhất Vũ Hoàng hậu.Lại cũng có ý kiến cho rằng, sau khi Quang Trung qua đời [1792], Nguyễn Ánh trở lại chiếm Phú Xuân, lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Gia Long [1802]. Ngọc Hân lại lấy Gia Long ! Theo một số nhà sử học có uy tín, trong đó có nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân – tác giả cuốn sách 700 năm Thuận Hóa – Phú Xuân – Huế [2009], thì sự thật không phải vậy. Thời điểm 6/1801, Nguyễn Ánh trở lại Phú Xuân, Công chúa Ngọc Hân đã mất trước đó 2 năm. Người đàn bà tái giá với vua Gia Long là Công chúa Ngọc Bình, sinh năm 1785, là con gái út của vua Lê Hiển Tông, em khác mẹ với Công chúa Ngọc Hân.

Đền Ghềnh, [thuộc phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội] - Ảnh tư liệu

Thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX là giai đoạn khủng hoảng sâu sắc, bùng nổ dữ dội những mâu thuẫn chứa chất từ lâu trong lòng xã hội phong kiến Việt Nam. Đó cũng là giai đoạn của phong trào khởi nghĩa nông dân với nhiều yếu tố bi hùng của nó. Cuộc đời bà Lê Ngọc Hân chắc chắn cũng bị con đường đi của lịch sử đất nước chi phối... Bàn về nhân vật này, có ý kiến cho rằng Ngọc Hân lấy Quang Trung là một cuộc hôn phối chính trị, ở lúc thế nước chẳng đặng đừng. Vì hiếu với cha, Ngọc Hân buộc cúi đầu nhận mệnh !? Thực tế chắc không phải vậy. Giữa triều Lê đã suy tàn sắp đến hồi kết thúc và triều Tây Sơn mới lên, Ngọc Hân đứng hẳn về phía Tây Sơn bởi trong đó có một Nguyễn Huệ vừa mạnh mẽ vừa bao dung. Chỉ có Nguyễn Huệ mới rửa được mối nhục, tháo gỡ được những nỗi niềm vò tơ của bà lúc đó. Ca ngợi đức hạnh Bắc cung Hoàng hậu Ngọc Hân với Hoàng đế Quang Trung nói riêng, với vận mệnh đất nước nói chung, một bài biểu chúc mừng bà dịp Tết Đoan Ngọ, có đoạn: “Lúc gà gáy nửa đêm, Bà ân cần giúp Hoàng đế mặc áo thêm để lo việc triều chính. Đặt nền tảng đầu tiên là Bà. Có một lần, Bà đã động viên nhắc nhở quân binh mang áo giáp ra chiến trường thì phải mang về chiến thắng! Về tề gia trị quốc, bà đã tham gia vào việc chiến chinh của Hoàng đế. Bà khiêm nhường, hòa nhã, vẫn phát huy mãi cái phẩm chất trong sáng, tự nhiên...”.

Quả là, không dễ mà có được những lời ngợi ca chân thành, nồng thắm, đề cao, sáng giá như thế đối với một “nữ nhi” thời phong kiến nước ta, cho dù đời bà là cuộc đời của một công chúa, một vợ vua tài sắc vẹn toàn, nhưng cũng thật lắm gian truân, oan nghiệt !

Kim Hùng

Video liên quan

Chủ Đề