Trẻ em sốt bao nhiêu độ thì phải uống thuốc

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ em cần phải thật sự chú ý vì nếu dùng không đúng cách, đúng liều dẫn đến những hậu quả khó lường. 

Sốt rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Sau khi bé tiêm phòng, khi mọc răng, hay khi thời tiết thất thường, hoặc có lúc tự nhiên bé sốt. Vì thế, ba mẹ cần biết dùng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng cách.

Theo các chuyên gia y tế, thuốc hạ sốt an toàn nhất cho trẻ nhỏ là paracetamol. Nhưng cách sử dụng paracetamol cũng rất quan trọng, vì nếu bạn dùng quá liều sẽ gây độc cho gan của em bé. Do đó, cần đặc biệt lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. 

Có thể bạn quan tâm:

Cách lau mát hạ sốt cho trẻ

Trẻ sốt phát ban xử trí như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị sốt khi nào cần gặp bác sĩ?

Vậy liều lượng paracetamol như thế nào là đúng? Hãy lưu ý 3 điểm sau đây:

  • Nên dùng thuốc hạ sốt khi bé sốt >38,5 độ C;
  • Liều dùng phải tính chính xác theo cân nặng: Từ 10 – 15mg paracetamol cho 1 kg thể trọng của bé. [Ví dụ bé nặng 5 kg cần dùng từ 50mg đến 75mg là tối đa]. Nếu quá liều dùng này sẽ gây hại cho gan của bé, còn ít hơn thì không hạ được sốt;
  • Mỗi lần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ cần cách nhau từ 4-6 tiếng, sau khi uống thuốc chừng 30 phút nếu bé chưa hạ sốt thì cũng không được uống thêm thuốc mà phải chườm mát vào trán, lòng bàn tay, chân.

Khi trẻ bị sốt ba mẹ cần hạ sốt ngay cho trẻ

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ không nên ủ con quá kĩ hay chườm đá lạnh.

Lúc này, nên lấy khăn ấm lau các vị trí nách, bẹn, lòng bàn tay chân con đồng thời để cửa nhà thoáng mát nhưng không có gió lùa.

Nên cho con uống nhiều nước hoặc oresol để bù nước

Nếu bé sốt cao liên tục trên 39 độ uống thuốc không giảm thì nên đưa đi khám./.

Bài viết trên đã hướng dẫn mẹ cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Ba mẹ cùng tìm hiểu nhé.

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bé nhà em đề kháng yếu rất hay bị sốt mỗi khi trở trời hoặc lây cúm từ bạn ở lớp. Em có mua thuốc hạ sốt về để sẵn tại nhà nhưng đọc trên mạng thấy nói không phải cứ sốt là sẽ uống mà phải dựa theo nhiệt độ. Mong tư vấn giúp trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt? Xin cảm ơn!

Vương Thanh Thảo [28 tuổi]

Dược sĩ trả lời:

Với câu hỏi “Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt”, Thạc sĩ – Dược sĩ – Giảng viên. Lê Thị Mai [Đại học Nguyễn Tất Thành] giải đáp như sau:

Sốt là tình trạng thân nhiệt cơ thể trẻ tăng cao hơn so với mức bình thường. Các bệnh lý do vi khuẩn và virus như tiêu chảy, cảm cúm, nhiễm khuẩn tai, viêm thanh quản cấp, viêm tiểu phế quản,… là những nguyên nhân hàng đầu gây sốt. Bên cạnh đó, một vài loại vắc xin cũng có thể gây sốt, thời gian ngắn hay dài tùy thuộc vào loại vắc xin được sử dụng.

Đây là phản ứng có lợi có lợi cho cơ thể nên bạn chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ khi con sốt trên 38 độ C. Khi dùng thuốc, bạn phải lưu ý những điều sau đây:

  • Liều dùng phải tính chính xác theo cân nặng: Từ 10–15 mg paracetamol cho 1 kg cân nặng của bé. [Ví dụ bé nặng 5 kg cần dùng từ 50 mg đến 75 mg là tối đa]. Nếu quá liều dùng này sẽ gây hại cho gan của bé, còn ít hơn thì không hạ được sốt.
  • Mỗi lần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ cần cách nhau từ 4-6 tiếng,
  • Sau khi uống thuốc nên chườm mát vào trán, lòng bàn tay, chân để hạ sốt nhanh hơn.

Trong những trường hợp dưới đây, thay vì áp dụng sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt, bạn phải đưa bé đi khám ngay:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt 38 độ C.
  • Trẻ trên 3 tháng tuổi sốt từ 38 độ C trong hơn 3 ngày, trẻ bứt rứt khó chịu, không chịu bú,…
  • Trẻ sốt 40 độ C trở lên.
  • Trẻ bị sốt cao kèm co giật.
  • Trẻ bị sốt tái đi tái lại.
  • Trẻ sốt kèm phát ban.
  • Trẻ có bệnh nền như ung thư, lupus, tim mạch hay hồng cầu liềm,…

Hẳn qua câu trả lời này, bạn đã biết trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt và cách xử trí phù hợp khi con trẻ gặp tình trạng này. Chúc bé luôn khỏe!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc? Có phải là 38,5 độ C hay đợi tới 40 độ C. Rất nhiều mẹ còn lăn tăn vấn đề này và không chắc chắn bản thân đã từng làm đúng hay chưa!

Khi nào trẻ sơ sinh được gọi là bị sốt và được uống thuốc? Đó là khi cơ bé nóng ấm bất thường, sử dụng nhiệt kế sẽ giúp mẹ xác định chính xác nhất thân nhiệt. Tùy vào vị trí là bạn đo thân nhiệt mà chỉ số khác nhau, con số tương đối như sau:

  • Khi nhiệt độ trong hậu môn lớn hơn 38 độ
  • Nhiệt độ trong miệng cao hơn 37,8 độ
  • Nhiệt độ ở nách cao hơn 37 độ
  • Nhiệt độ ở tai cao hơn 38 độ

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì nên cho trẻ uống thuốc:

  • Trường hợp trẻ sốt dưới 38,5 độ C: Mức nhiệt này trẻ được xác định là sốt nhẹ và trường hợp này chưa cần dùng tới thuốc hạ sốt, mà chỉ cần dùng các biện pháp vật lý. Dùng khăn ấm lau cho trẻ ở các vùng như trán, nách, cổ, bẹn cứ cách khoảng 15 phút lau lại một lần tới khi trẻ hết sốt, nới lỏng quần áo, mặc đồ thoáng mát cho trẻ, nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi cho trẻ bú theo nhu cầu và tăng số lần cho trẻ bú, nếu trẻ trên 6 tháng ngoài cho trẻ bú có thể cho trẻ uống thêm nước Oresol bù điện giải.
  • Trường hợp trẻ sốt trên 38,5 độ C: Từ mức nhiệt độ 38,5 độ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt và kết hợp với các phương pháp vật lý giúp trẻ hạ sốt như ở trường hợp sốt nhẹ. Ngoài ra trẻ sốt do nhiều nguyên nhân gây ra, nên các bậc phụ huynh nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để xác định được nguyên nhân và được bác sĩ kê các loại thuốc hạ sốt, liều lượng phù hợp với trẻ.
  • Sốt trên 39 độ C: Sốt ở mức nhiệt độ này có thể dẫn đến co giật do sốt cao. Với trường hợp này cha mẹ sau khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt, mặc quần áo thoáng mát nên cho trẻ tới viện để được xử lý kịp thời. Nếu trẻ xuất hiện co giật dùng một khăn mềm vào miệng cho trẻ đề phòng trẻ cắn vào lưỡi và phải nhanh chóng hạ sốt, cởi bớt quần áo cho trẻ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt có đáng lo không?

Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc

Các loại thuốc hạ sốt dùng cho trẻ em

Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc gì? Loại thuốc hạ sốt hay được sử dụng nhất là Paracetamol [hay Acetaminophen] và Ibuprofen. Tuy nhiên Paracetamol là loại thuốc được lựa chọn ưu tiên hơn vì nó an toàn, ít tác dụng phụ.

Lưu ý 3 vấn đề sau khi dùng thuốc hạ sốt có Paracetamol:

  • Loại thuốc hạ sốt này không ngăn ngừa được cơn co giật nên không dùng cho mục đích này.
  • Không sử dụng phối hợp Paracetamlo và Ibuprofen, chỉ dùng khi bác sĩ chỉ định bé không đáp ứng điều trị loại ban đầu
  • Paracetamol và Ibuprofen không được cho đồng thời ở trẻ đang sốt. Nếu không đáp ứng 1 loại ban đầu, có thể sử dụng phối hợp, đặc biệt không dùng cùng lúc.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nên uống thuốc hạ sốt như thế nào?

Sử dụng thuốc hạ sốt như thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ, hạn chế tác dụng phụ của thuốc.

  • Chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ khi trẻ sốt trên 38,5 độ C
  • Liều lượng khi cho trẻ uống mỗi lần sốt là từ 10-15 mg/kg cận nặng.
  • Khoảng cách giữa 2 lần sử dụng thuốc ít nhất là từ 4-6 giờ nếu trẻ còn sốt.
  • Tổng liều sử dụng không được quá 60mg/kg/24h.
  • Trường hợp sốt cao và bé không thể uống thuốc có thể cân nhắc đến việc cho hạ sốt bằng thuốc nhét hậu môn, việc nhét thuốc vào hậu môn cần tiến hành nhẹ nhàng, để tránh làm tổn thương vùng hậu môn . Lưu ý viên đặt hậu môn có thể tác dụng hạ sốt chậm hơn so với dạng gói bột.
  • Chú ý hạn sử dụng thuốc, đảm bảo cho trẻ uống thuốc còn hạn sử dụng.

Một số câu hỏi liên quan đến trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc

1. Miếng hạ sốt có tác dụng không?

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều chuyên gia khuyến cáo không nên lạm dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ. Bởi hầu hết các loại miếng dán hạ sốt có mặt trên thị trường đều có thành phần chính là Hydrogel. Các polymer dạng chuỗi, giúp hút một lượng nước khá lớn, hạ sốt theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán ra ngoài.

Khả năng hạ sốt của các loại miếng dán là rất hạn chế. Và cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào có giá trị nào chứng minh được miếng dán hạ sốt có thể thay được thuốc trong điều trị sốt ở trẻ em.

Trong y khoa, khi trẻ bị sốt, việc lau mát thực sự không có tác dụng. Thậm chí lau mát còn gây tình trạng co mạch ngoại biết và rối loạn thân nhiệt của trẻ. Hệ quả là 70% số bé sau lau mát có tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn trước.

Chỉ nên lau mát cho bé khi chắc chắn nguyên nhân tăng nhiệt độ cơ thể bé không phải là sốt. Và chỉ nên lau mát khi bé được bác sĩ chuyên khoa thăm khám cẩn thận.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sốt có nên bật quạt? 5 nguyên tắc cần nhớ khi cho bé nằm máy quạt

Trẻ bị sốt không nên quấn chăn quá kỹ, thân nhiệt càng tăng nhanh hơn

3. Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc, đặt thuốc hậu môn?

Thuốc đặt hậu môn hay còn gọi là thuốc viên đạn, cũng thường xuyên được dùng để hạt sốt cho trẻ. Tuy nhiên không nên dùng thường xuyên. Mỗi ngày không nên dùng thuốc đặt hậu môn quá 2 lần và nên xen kẽ giữa các lần dùng thuốc uống và thuốc đặt để đảm bảo việc hạ sốt cho trẻ.

Loại thuốc này cũng được khuyến cáo dùng khi trẻ không thể uống được thuốc, trẻ nôn ói nhiều, đang co giật hoặc trẻ đang ngủ mà không muốn đánh thức trẻ dậy.

4. Trẻ sốt bao nhiêu độ thì co giật?

Trẻ sốt cao co giật thường gặp trong những trường hợp sau: Cơn giật xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi hoặc cơn giật xuất hiện khi trẻ đang sốt cao, thân nhiệt trên 39 độ C.

Trong cơn co giật sẽ có tính chất lan toả toàn thân [2 tay, 2 chân, mình và đầu], thời gian co giật ngắn dưới 10 phút. Sau cơn co giật, trẻ ngủ. Nếu đánh thức thì trẻ tỉnh dậy ngay chứ không rơi vào tình trạng li bì, mê man, hôn mê, gọi hỏi không biết.

Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc? Rõ ràng là khi nhiệt kế chỉ mức 40 độ bé cần phải được uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sốt cao co giật cần được đưa tới bệnh viện gần nhà, mẹ nhớ nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề