Với S có giá trị 8694 thì kết quả nhận được sau khi thực hiện câu lệnh

Dạng FOR … TO … DO …:

Cú pháp: FOR := TO DO

Ý nghĩa: Đầu tiên kiểm tra xem Giá trị đầu <= Giá trị cuối, nếu đúng thì gán Giá trị đầu cho Biến và thực hiện công việc. Sau đó kiểm tra xem giá trị của Biến còn khác Giá trị cuối không, nếu đúng thì tự động tăng Biến lên 1 đơn vị rồi thực hiện công việc. Quá trình được lặp lại cho đến khi giá trị của Biến bằng với Giá trị cuối  thì thực hiện công việc và kết thúc lệnh.

² Các Lưu ý:

     - Biến sau từ khóa FOR thường được gọi là biến đếm hay biến chạy vì mỗi lần lặp nó sẽ tự động tăng lên 1 đơn vị.

     - Biến đếm, Giá trị đầu và Giá trị cuối phải có cùng kiểu đếm được.

     - Trong các câu lệnh của công việc không nên có các lệnh làm thay đổi giá trị của biến đếm.

     - Nếu trong công việc có nhiều hơn 1 câu lệnh thì phải đặt chúng trong cặp từ khóa BEGIN và END (lệnh hợp thành).

     - Số lần lặp = Giá trị cuối – Giá trị đầu + 1

Ví dụ 1: Viết chương trình tính tổng N số nguyên dương đầu tiên, với N được nhập từ bàn phím.

     Var  n, i : integer;

              s : longint;

     Begin

          write(‘Nhập n = ‘);

          readln(n);         

          s := 0;   

          for  i := 1  to  n  do

              s := s + i;

          write(‘Tổng ‘ , n , ‘ số nguyên dương đầu tiên là : ‘, s);

          readln;

 End.

Ví dụ 2: Viết chương trình tính tổng S =              

     Var  n, i : integer;

              s : real;

     Begin

          write(‘Nhập n = ‘);

          readln(n);         

          s := 0;   

          for  i := 1  to  n  do

              s := s + 1/i;

          write(‘Tổng là : ‘, s : 6 : 4);

          readln;

     End.

Dạng FOR … DOWNTO … DO …:

Cú pháp: FOR := DOWNTO DO

Ý nghĩa: Đầu tiên kiểm tra xem Giá trị cuối >= Giá trị đầu, nếu đúng thì gán Giá trị cuối cho Biến và thực hiện công việc. Sau đó kiểm tra xem giá trị của Biến còn khác Giá trị đầu không, nếu đúng thì tự động giảm Biến xuống 1 đơn vị rồi thực hiện công việc. Quá trình được lặp lại cho đến khi giá trị của Biến bằng với Giá trị đầu  thì thực hiện công việc và kết thúc lệnh.

Ví dụ: Viết chương trình in ra tất cả các ước số của số nguyên dương N theo thứ tự giảm dần.

     Var  n, i : integer;

     Begin

          write(‘Nhập số nguyên dương n = ‘);

          readln(n);

          for  i := n  downto  1  do

              if  n  mod  i = 0  then  write(i : 6);

          readln;

            End.

Sau khi đoạn chương trình sau được thực hiện, giá trị của biến S bằng bao nhiêu:

S:= 0;

for i:= 1 to 5 do S:= S + i;

A. 10

B. 12

C. 20

D. 15

Sau khi đoạn chương trình sau được thực hiện, giá trị của biến S bằng bao nhiêu:

S:= 0;

for i:= 1 to 5 do S:= S + 1;

A. 5

B. 10 

C. 15

D. 20

Sau khi đoạn chương trình sau được thực hiện, giá trị của biến S bằng bao nhiêu:

S:= 10;

for i:= 1 to 5 do S:= S - 1;

A. 7

B. 10

C. 15

D. 5

Sau khi đoạn chương trình sau được thực hiện, giá trị của biến S bằng bao nhiêu:

S:= 10;

for i:= 1 to 2 do S:= S - i;

A. 5

B. 10

C. 15

D. 7

Cho biết đoạn chương trình Pascal sau đây, khi kết thúc giá trị của S bằng bao nhiêu?

S:=0; n:=0;

while S<=5 do

begin

n:= n+1;

S:= s+n

end;

A. 15

B. 3

C. 10

D. 6

Cho biết đoạn chương trình Pascal sau đây, khi kết thúc giá trị của S bằng bao nhiêu?

S:=0; n:=0;

while S<=9 do

begin

n:= n+1;

S:= s+n

end;

A. 15

B. 6

C. 10

D. 3

Cho biết đoạn chương trình Pascal sau đây, khi kết thúc giá trị của S bằng bao nhiêu?

S:=0; n:=0;

while S<=3 do

begin

n:= n+1;

S:= s+n

end;

A. 15

B. 10

C. 6

D. 3

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Tin học lớp 11 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Tin học 11

Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản

Câu 1: Cho x là biến đã khai báo kiểu thực. Sau khi thực hiện hai câu lệnh sau :

X:= 10;

Writeln (x:7:2);

thì kết quả dạng nào sẽ xuất hiện trên màn hình trong những dạng kết quả sau ?

A. 10;

B. 10.00

C. 1.000000000000000E+001;

D. _ _ 10.00;

Trả lời: Lệnh Writeln (x:7:2);  đưa ra giá trị của x với độ rộng là 7 và 2 chữ số thập phân, khi thiếu chữ số thì kết quả in ra trên màn hình sẽ được thêm dấu cách ( biểu diễn bằng dấu gạch dưới).

Đáp án: D

Câu 2: Cho x là biến thực đã được gán giá trị 12.41235. Để thực hiện lên màn hình nội dung “x=12.41” cần chọn câu lệnh nào sau đây ?

A. Writeln(x);

B. Writeln(x:5);

C. Writeln(x:5:2);

D. Writeln(‘x=’ ,x:5:2);

Trả lời: Trong thủ tục Write hoặc Writeln để đưa kết quả ra màn hình (biến, hằng, biểu thức) có thể có quy cách ra. Đối với kết quả số thực có dạng:

                   : <độ rộng> :

Vì x là biến thực đã được gán giá trị 12.41235→ lệnh đúng nhất là Writeln(‘x=’ ,x:5:2);

Đáp án: D

Câu 3: Cho x, y, z là ba biến nguyên. Cách nhập giá trị nào sau đây là sai khi muốn nhập giá trị 3, 4, 5 cho ba biến này từ bàn phím bằng câu lệnh readln(x,y,z); ?

A. Gõ 3, 4, 5 sau đó nhấn phím Enter (giữa hai số liên tiếp gõ dấu phẩy);     

B. Gõ 3, 4, 5 sau đó nhấn phím Enter (giữa hai số liên tiếp gõ một dấu cách);

C. Gõ 3 sau đó nhấn phím Enter rồi gõ 4 sau đó nhấn phím Enter rồi gõ 5 sau đó nhấn phím Enter;

D. Gõ 3 sau đó nhấn phím Tab rồi gõ 4 sau đó nhấn phím Tab rồi gõ 5 sau đó nhấn phím Enter;

Trả lời: Muốn nhập giá trị 3, 4, 5 cho ba biến x, y, z từ bàn phím bằng câu lệnh readln(x,y,z);  ta có thể :

+ Gõ 3, 4, 5 các số cách nhau bởi dấu cách rồi nhấn Enter.

+ Gõ 3 sau đó nhấn phím Enter (hoặc phím Tab) rồi gõ 4 sau đó nhấn phím Enter  (hoặc phím Tab) rồi gõ 5 sau đó nhấn phím Enter;

Đáp án: A

Câu 4: Cho S là biến có kiểu xâu (String) và y là biến kiểu thực. Trong các cách sau đây, khi thực hiện câu lệnh readln(S,y) nhập giá trị cho S = ‘ Tran Van Thong’  y = 7.5 từ bàn phím, cách nhập nào đúng ?

A. Gõ “Tran Van Thong 7.5” sau đó nhấn Enter;

B. Gõ “Tran Van Thong” sau đó nhấn phím Enter rồi gõ “7.5” sau đó nhấn phím Enter;

C. Gõ “Tran Van Thong 7,5” sau đó nhấn phím Enter;

D. Gõ “Tran Van Thong ” rồi gõ dấu phẩy rồi gõ “7.5” sau đó nhấn phím Enter;

Trả lời:

Để nhập giá trị cho từng biến muốn máy tính hiểu ta phải nhấn phím Enter hoặc dấu cách hoặc phím Tab.

Đáp án: B

Câu 5: Để đưa ra màn hình giá trị của biến a kiểu nguyên và biến b kiểu thực ta dùng lệnh

A. Write(a:8:3, b:8);

B. Readln(a,b);

C. Writeln(a:8, b:8:3);    

D. Writeln(a:8:3, b:8:3);

Trả lời: Trong thủ tục Write hoặc Writeln để đưa kết quả ra màn hình (biến, hằng, biểu thức) có thể có quy cách ra. Quy cách ra như sau:

+ Đối với kết quả số thực có dạng:  

                                       : <độ rộng> :

+ Đối với kết quả khác:            

                                      : <độ rộng>

Đáp án: C

Với S có giá trị 8694 thì kết quả nhận được sau khi thực hiện câu lệnh

Câu 6: Để nhập giá trị cho 2 biến a và b ta dùng lệnh :

A. Write(a,b);

B. Real(a,b);

C. Readln(a,b);

D. Read(‘a,b’);

Trả lời: Trong Pascal để nhập giá trị cho biến từ bàn phím ta dùng lệnh Read() hoặc Readln(). Trong ngoặc là danh sách các biến được cách nhau bởi dấu phảy.

Đáp án: C

Câu 7: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, với câu lệnh như sau (a là một biến kiểu số thực):

a :=2345 ;

Writeln('a = ', a:8:3);

Sẽ ghi ra màn hình?

A. a = 2.345

B. a = 2.345E+01

C. Không đưa ra gì cả

D. a = 2345.000

Trả lời: Lệnh Writeln('a = ', a:8:3); là đưa ra màn hình giá trị của a với độ rộng là 8 (tính cả dấu chấm) và số chữ số thập phân là 3. Vì giá trị của a là số nguyên nên phần thập phân là 3 chữ số 0.

Đáp án: D

Câu 8: Để in giá trị lưu trong  2 biến a và b ra màn hình ta dùng lệnh:

A. Write(a,b);

B. Real(a,b);

C. Readln(a,b);

D. Read(‘a,b’);

Trả lời: Trong Pascal để in giá trị lưu trong 2 biến a, b ra màn hình ta dùng lệnh write() hoặc writeln(). Trong ngoặc là danh sách các biến được cách nhau bởi dấu phảy.

Đáp án: A

Câu 9: Câu lệnh nào sau đây dùng để nhập một số từ bàn phím vào biến x

A. Writeln(‘Nhap x = ’);

B. Writeln(x);

C. Readln(x);       

D. Read(‘X’);

Trả lời: Trong Pascal để nhập giá trị cho biến từ bàn phím ta dùng lệnh Read() hoặc Readln(). Trong ngoặc là danh sách các biến được cách nhau bởi dấu phảy.

Đáp án: C

Câu 10: Đoạn chương trình sau sẽ hiển thị kết quả:

Begin

Writeln ('Day la lop TIN HOC');

End.

A. 'Day la lop TIN HOC'

B. Không chạy được vì có lỗi

C. Day la lop TIN HOC

D. "Day la lop TINHOC"

Trả lời: Trong Pascal, lệnh Write hoặc Writeln dùng để đưa kết quả ra màn hình và giá trị đó được bao bởi cặp dấu nháy.

Đáp án: A