What cái gì nội dung công việc đó là gì

Định nghĩa về nội dung

Wikipedia ngôn ngữ tiếng Anh định nghĩa nội dung như sau:

In publishing, art, and communication, content is the information and experiences that are directed toward an end-user or audience. Content is "something that is to be expressed through some medium, as speech, writing or any of various arts". Content can be delivered via many different media including the Internet, cinema, television, radio, smartphones, audio CDs, books, e-books, magazines, and live events, such as speeches, conferences, and stage performances.

Trong xuất bản, nghệ thuật và truyền thông, nội dung là thông tin và trải nghiệm hướng đến người dùng cuối hoặc khán giả. Nội dung là "một cái gì đó được thể hiện thông qua một số phương tiện, như lời nói, văn bản hoặc bất kỳ nghệ thuật nào khác nhau".

Nội dung có thể được truyền qua nhiều phương tiện khác nhau bao gồm Internet, điện ảnh, truyền hình, đài phát thanh, điện thoại thông minh, CD âm thanh, sách, sách điện tử, tạp chí và các sự kiện trực tiếp, như bài phát biểu, hội nghị và biểu diễn trên sân khấu.

Qua tìm hiểu trên hơn 40 định nghĩa về nội dung tôi thích nhất cách định nghĩa của thewordfactory.com

Nội dung là việc trình bày thông tin có mục đích hướng tới khán giả thông qua một kênh bằng một hình thức.

Định nghĩa nội dung gồm 5 phần:

  • Thông tin
  • Mục đích
  • Khán giả
  • Kênh
  • Hình thức [định dạng]

1. Thông tin:

Thông tin là những ý tưởng từ não bộ của chúng ta muốn gửi đi, và những ý tưởng này nhất quán với các hình thức thể hiện mà khán giả của chúng ta cần biết thông qua các chi tiết chính.

Xác định ý chính

Điều quan trọng nhất bạn muốn khán giả biết là gì? Hãy viết một câu hoàn chỉnh mà bạn có thể sử dụng nó như là phần mở đầu cho nội dung của bạn

Xác định chi tiết chính

Hãy lập một danh sách gạch đầu dòng gồm ba đến năm điểm chính xác định ý tưởng chính của bạn. Bạn có thể đưa ra ví dụ, giải thích và nêu bằng chứng hỗ trợ cho ý tưởng chính.

Ví dụ bạn có một ý nghĩ A, bạn muốn thể hiện ý nghĩ A cho khán giả của mình [một ai đó] hiểu bạn có thể lựa chọn cách nói và khán giả có thể sẽ lắng nghe thông tin của bạn.

Hoặc bạn có thể thể hiện ý nghĩ đó bằng hành động như vẽ hình điều này sẽ khiến khán giả của bạn nhìn thấy và có thể hiểu được thông tin bạn muốn truyền tải. Xin lưu ý rằng chúng ta cần đưa thêm các chi tiết chính để hỗ trợ ý tưởng của mình như: lời giải thích, ví dụ minh họa, bằng chứng xác thực]

2. Mục đích

Vì sao chúng ta lại làm truyền đi thông tin này? Chúng ta mong muốn khán giả phản nghĩ gì, cảm nhận gì và làm gì? Một nội dung thành công là khi đạt được mục tiêu đã đề ra.

Suy nghĩ

Chính xác thì bạn muốn khán giả nghĩ gì? Những suy nghĩ này thường có liên quan đến việc trả lời các câu hỏi tại sao khán giả lại thấy nội dung của bạn quan trọng?

Hành động

Chính xác thì bạn muốn khán giả làm gì? Nó có thể là phần mở đầu cuốn hút khán giả đọc tiếp hoặc  kết thúc với một ý tưởng mạnh mẽ khiến khán giả hiểu rõ vấn đề dẫn tới việc họ thực hiện hành động nào đó

3. Khán giả

Tôi thích dùng từ khán giả hơn là người đọc, người xem bởi dùng từ khán giả mang ý nghĩa bao trùm các đối tượng cụ thể với từng hình thức thể hiện nội dung khác nhau. Hãy luôn tự hỏi khán giả của chúng ta là ai? Ai là khán giả mục tiêu của ta với nội dung này? Hãy xác định rõ những đối tượng khán giả cụ thể, tìm hiểu mối quan tâm của họ, ghi chép lại những câu hỏi của họ.

Ngay sau đó bạn có thể bắt đầu có những ý tưởng để bắt đầu, công việc tiếp theo bạn hãy thể hiện ý tưởng của mình với một bản nội dung nháp và sau đó có thể chỉnh sửa và hoàn thiện.

Xác định ai là khán giả?

Đối tượng, kiểu người hoặc nhóm người bạn đang hướng tới là ai? Bạn muốn kết nối với ai? Điều này sẽ giúp bạn xác định các chi tiết chính, tạo phong cách phù hợp khi sáng tạo nội dung

Liệt kê các câu hỏi

Xác định những câu hỏi quan trọng nhất của khán giả khi biết tới chủ đề của bạn là gì? Dự đoán những mối quan tâm và câu hỏi của khán giả. Bạn có thể không giải quyết tất cả, nhưng hãy xem xét chúng vì thay vào đó hãy thông báo những chi tiết chính, thể hiện suy nghĩ và và mong muốn khán giả làm gì đó

4. Kênh

Hiện tại có rất nhiều kênh mà khán giả của chúng ta tham gia, tại khuôn khổ bài viết này tôi chỉ hướng tới những kênh trên môi trường Digital. Và như chúng ta đã biết có tới hàng trăm kênh khác nhau để chúng ta phân phối nội dung của mình tuy nhiên cần xác định rõ những kênh quan trọng để chúng ta có thể tập trung và đạt hiệu qủa cao nhất khi tiếp cận những đối tượng cụ thể.

Ví dụ bạn có thể kết nối với hàng trăm mạng xã hội như ảnh dưới đây, nhưng cuối cùng chúng ta chọn những mạng xã hội phù hợp nhất với đối tượng để thỏa mãn mục đích mà nội dung ta muốn hướng tới.

Ví dụ về bộ lọc các kênh khi sáng tạo nội dung

5. Hình thức

Với mỗi kênh khác nhau chúng ta lựa chọn thì có rất nhiều thể loại và hình thức để thể hiện nội dung: chúng ta có thể bắt đầu từ việc viết ra giấy, biên tập video, viết bài đăng trên blog. Sau đó có thể xem các hình thức thể hiện như tối ưu kích thước, độ dài, kiểu dáng…

Ví dụ về một số hình thức trình bày nội dung

Nội dung và hình thức thống nhất với nhau vì nội dung là những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, còn hình thức là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nội dung. Nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất. Không có hình thức nào tồn tại thuần túy không chứa đựng nội dung, ngược lại cũng không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức xác định. Nội dung nào có hình thức đó.

Tổng kết

Nội dung và hình thức không tồn tại tách rời nhau, nhưng không hẳn lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau. Không phải một nội dung bao giờ cũng chỉ được thể hiện ra trong một hình thức nhất định, và một hình thức luôn chỉ chứa một nội dung nhất định, mà một nội dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức thể hiện, ngược lại, một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau, một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung khác nhau.

Việc xác định rõ mục đích của bài viết cũng như đối tượng khán giả chính và các kênh liên quan sẽ giúp ta khi sáng tạo nội dung có thể truyền đi các thông tin được chính xác hơn và từ đó giúp khán giả có thể hiểu được rõ và có những hành động để thỏa mãn mục tiêu của nội dung chúng ta đã biên tập.

Đây là một bài viết mang tính chất “học thuật” có thể có những thuật ngữ khó hiểu. Rất mong các bạn quan tâm có thể bổ sung và góp ý thêm để bài viết được hoàn thiện hơn. Ngoài ra bạn có thể đọc thêm bài viết cách viết content hay để nắm rõ hơn cách thức để tạo ra một nội dung tuyệt vời nhé.

Nguồn bài tham khảo

  • Wikipedia
  • //www.toprankblog.com/
  • //thewordfactory.com

Nội dung là việc trình bày thông tin có mục đích hướng tới khán giả thông qua một kênh bằng một hình thức.

Theo thewordfactory thì nội dung bao gồm 5 phần: Thông tin, mục đích, khán giả, kênh, hình thức [định dạng]

Content là một thuật ngữ trong tiếng Anh, Content có nghĩa là nội dung. Khái niệm Content được sử dụng nhiều trong lĩnh vực marketing.

Đặc biệt trong Digital Marketing, phát triển content được nhắc tới với vai trò vô cùng quan trọng. Content hỗ trợ SEO website rất tốt và có thể giúp gia tăng tỉ lệ chuyển đổi cho trang web nếu được tối ưu SEO copywriting tốt.

Phân tích công việc là điều đầu tiên mà nhà tuyển dụng cần làm trước khi đăng tin tìm kiếm ứng viên. Vì sao ư? Vì đây là cơ sở để nhà tuyển dụng hiểu và mô tả được công việc cho vị trí mà doanh nghiệp đang cần nhân sự, từ đó chọn được đúng nhân tài mà tổ chức đang cần.

Việt Nam là đất nước giàu nguồn nhân lực, tuy nhiên trong đó chỉ có 60% đáp ứng được tiêu chuẩn của nhà tuyển dụng, đẩy sự canh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn. Muốn thu hút ứng viên giỏi, nhất định phải có “bí kíp”. Và một trong những yếu tố không thể thiếu làm nên bộ “bí kíp” đó của nhà tuyển dụng chính là quá trình phân tích công việc. Bạn đang có rất nhiều câu hỏi xoay quanh phân tích công việc? Chefjob giải đáp giúp bạn ngay đây.


Phân tích công việc là một trong những “bí kíp” giúp bạn thành công – Ảnh: Internet

Phân tích công việc là gì?

Phân tích công việc được hiểu là quá trình nghiên cứu nội dung công việc, sau đó xác định điều kiện thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn cùng các phẩm chất, kỹ năng cần có để hoàn thành. Đây là một quá trình dài mà người quản lý cần có thời gian để ghi chú lại các thông tin liên quan đến bản chất của công việc nhằm đưa ra đánh giá chuẩn xác nhất.

Các dữ liệu thu thập được đóng vai trò then chốt giúp quá trình phân tích công việc diễn ra suôn sẻ, có cơ sở hơn. Cụ thể, phân tích công việc sẽ đi tìm và giải đáp các câu hỏi này:

– Nhiệm vụ của nhân viên là gì?

– Thời gian kết thúc công việc?

– Quá trình thực hiện diễn ra cụ thể như thế nào? Ở đây? Làm thế nào để thực hiện?

– Lý do cần thực hiện những công việc này?

– Yếu tố cần thiết giúp nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ?

Ý nghĩa, vai trò của phân tích công việc

– Xác định trách nhiệm, quyền hạn của nhân sự khi làm việc, từ đó bảo đảm hiệu quả và đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp.

– Loại bỏ sự bất bình đẳng của mỗi nhân viên, tránh sự so sánh không cần thiết trong một tổ chức.

– Định hướng phát triển cho nhân sự, xem xét nhu cầu đào tạo nhân viên.

– Làm cơ sở cho việc lên kế hoạch công việc và phân chia thời gian biểu làm việc hợp lý.

– Giúp cấp trên giám sát công việc nhân sự cấp dưới đơn giản, thuận tiện hơn.

– Xây dựng hệ thống đánh giá, xếp hạng công việc làm cơ sở đưa ra thay đổi về mức lương, thưởng phù hợp. Ngoài ra, dựa vào tính chất công việc và tình hình nhân sự hiện tại để quyết định bổ sung hoặc giảm bớt sao cho phù hợp.


Phân tích công việc mang lại nhiều lợi ích thiết thực – Ảnh: Internet

Phân tích công việc và nội dung cần có

Muốn phân tích công việc tối ưu nhất, bạn cần có những thông tin dưới đây:

1. Tình hình thực hiện công việc: Cơ sở thực hiện nhiệm vụ, phương pháp làm việc, thời gian hao phí thực hiện, thành phần công việc,…

2. Yêu cầu nhân sự: Tiêu chuẩn về chất lượng lẫn số lượng nhân viên thực hiện như trình độ chuyên môn, học vấn, nghiệp vụ, thuộc tính cá nhân,…

3. Công cụ, máy móc, trang thiết bị cần có hỗ trợ cho công việc đạt chất lượng tốt nhất.

4. Tiêu chuẩn thực hiện công việc: Định mức thời gian, năng suất,… để đánh giá tiến trình công việc của từng nhân viên.

5. Điều kiện làm việc: Bao gồm cả yêu cầu dành cho nhân viên như sức khỏe, tinh thần đến điều kiện của môi trường như chế độ lương bổng, phụ cấp, đồng phục,…


Xây dựng nội dung cụ thể sẽ giúp quá trình phân tích diễn ra dễ dàng hơn – Ảnh: Internet

Phân tích công việc và trình tự thực hiện

Bước 1: Xác định mục đích sử dụng của dữ liệu phân tích công việc, theo đó sẽ đưa ra hình thức thu thập thông tin phù hợp.

Bước 2: Thu thập thông tin dựa trên cơ cấu tổ chức, văn bản ban hành liên quan đến công việc, chức năng và nhiệm vụ thực tế của vị trí, bản mô tả công việc cũ nếu có,…

Bước 3: Chọn lọc các thông tin thiết yếu và then chốt nhất để đưa vào phân tích, nhằm tiết kiệm thời gian và công sức.

Bước 4: Kiểm tra, xác minh lại tính chuẩn xác của thông tin. Tiến hành công bố và áp dụng rộng rãi trong tổ chức.

Mỗi vị trí đều có đặc điểm riêng nên phân tích công việc cũng vì thế mà khác biệt. Nhân viên Lễ tân sẽ có mô tả khác nhân viên Phục vụ, vị trí Đầu bếp sẽ được phân tích công việc nhiều hơn Phụ bếp. Vì thế, phân tích công việc không chỉ có lợi cho nhân viên và cả người quản lý cũng dễ dàng dựa vào đó để biết được tình hình làm việc của cấp dưới.

Video liên quan

Chủ Đề