Xe không có bộ phận giảm thanh bị phạt bao nhiêu?

Các phương tiện giao thông cơ giới khi tham gia giao thông cần có hệ thống giảm thanh. Điều khiển xe máy không có bộ phận giảm thanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật, cụ thể như sau:

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật giao thông, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Contents

Quy định về xe máy

Khoản 18 điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 định nghĩa:

“18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ [sau đây gọi là xe cơ giới] gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự.”

Do đó, xe máy thuộc nhóm xe cơ giới.

Đồng thời, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định tại khoản 1 và 2 điều 53:

Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới

1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

i] Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;

2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.”

Vì vậy, xe máy phải có bộ phận giảm thanh thì mới đủ điều kiện để tham gia giao thông.

Mức phạt về lái xe không có bộ phận giảm thanh

Điểm đ khoản 1 điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ] Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;

Như vậy, người điều khiển xe máy không có bộ phận giảm thanh thì sẽ bị phạt 150 nghìn đồng.

Phân biệt xe đạp điện và xe máy điện như thế nào?

Quy định về đăng ký biển số xe

Xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gắn biển số nước ngoài

Xe kinh doanh vận tải không đổi sang biển vàng có bị phạt?

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
    Điểm đ Khoản 1 - Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi: Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.

    Tổng đài cho em hỏi vấn đề sau! Em 18 tuổi chạy xe máy không có bằng lái; không đội mũ bảo hiểm; không có gương chiếu hậu; lỗi không có bộ phận giảm thanh bị phạt bao nhiêu tiền ạ? Mong tổng đài trả lời giúp em!

    • Chưa đủ tuổi đi xe máy và không có bộ phận giảm thanh
    • Mức xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển và ngồi sau xe
    • Chở người không đội mũ bảo hiểm và không kính chiếu hậu

    Tư vấn giao thông đường bộ:

    Về vấn đề xử phạt lỗi không có bộ phận giảm thanh, mũ bảo hiểm của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

    Thứ nhất, lỗi chạy xe không có bằng lái

    Căn cứ vào Điểm a Khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

    “Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

    5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a] Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

    Bên cạnh đó, Điểm i, Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

    “Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

    1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

    i] Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;”

    Như vậy, bạn đủ 18 tuổi mà điều khiển xe máy tham gia giao thông không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Ngoài bị xử phạt tiền, bạn còn bị tạm giữ phương tiện 7 ngày đối với lỗi này.

    Thứ hai, lỗi không đội mũ bảo hiểm

    Căn cứ Điểm i và Điểm k Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

    “Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

    2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    i] Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;“

    Vậy, bạn điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định của pháp luật.

    Thứ ba, lỗi không có gương chiếu hậu

    Điểm a, Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

    “Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

    1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a] Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;”

    Như vậy, với lỗi không có gương chiếu hậu bạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

    Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

    Thứ tư, lỗi không có bộ phận giảm thanh

    Căn cứ vào Điểm đ, Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

    “Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

    1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    đ] Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;

    Theo đó, với lỗi điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh bạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

    Kết luận:

    Tóm lại, các lỗi vi phạm của bạn sẽ xử phạt độc lập với nhau, nên mỗi lỗi vi phạm bạn sẽ bị phạt tiền với từng lỗi đó theo như mức phạt nêu trên.

Chủ Đề