Xung nhịp của chip là gì


Nếu như bạn đang chuẩn bị mua máy tính mơi, bạn sẽ muốn chọn cho mình những chiếc laptop xịn nhất, tốt nhất nhưng giá lại phải chăng, phù hợp với ngân sách mình đang có. Một trong những tiêu chí mà nhiều người dùng lựa chọn khi mua laptop là tốc độ xử lý của CPU.

Tuy nhiên, tốc độ xử lý của CPU là gì và tại sao tốc độ xử lý của CPU không phải là một tiêu chí hay để chọn mua laptop? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay bên dưới.

Sự thật về tốc độ xử lý của CPU

Tìm hiểu về tốc độ xử lý của CPU

Các CPU hiện đại nhanh hơn nhiều so với những thế hệ trước, do đó chúng hầu hết có thể xử lý nhanh gọn lẹ các tác vụ cơ bản như đọc báo, xem phim, lướt web hay làm việc văn phòng. Do đó nếu bạn lấy tốc độ xử lý của CPU làm tiêu chí chọn mua laptop, rất có thể bạn sẽ bị “hố".

Tại sao bạn không nên lấy tốc độ xử lý của CPU ra làm tiêu chí chọn mua laptop? Về cơ bản, tốc độ xử lý của CPU hay còn được gọi là tốc độ xung nhịp, được đo bằng Hertz - thường ở tốc độ gigahertz, hoặc GHz. Tốc độ xử lý của CPU là một thước đo của số chu kỳ quay của một CPU có thể thực hiện mỗi giây. Ví dụ, một CPU có tốc độ clock là 1,8 GHz có thể thực hiện 1.800.000.000 chu kỳ xoay mỗi giây.

Một mặt, tốc độ xử lý của CPU rất hữu ích khi so sánh các CPU tương tự trong cùng một phân khúc hoặc dòng sản phẩm. Ví dụ: giả sử bạn đang so sánh hai CPU Intel Haswell Core i5, chỉ khác nhau về tốc độ xung nhịp của chúng. Một CPU chạy ở tốc độ 3,4 GHz, và một chạy ở tốc độ 2,6 GHz.

Xem thêm: Câu Ví Dụ,Định Nghĩa Và Cách Sử Dụng Của" Experience Đi Với Giới Từ Gì

Nếu bạn đang có ý định tìm mua một chiếc laptop hoặc muốn tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất máy tính thì không thể không biết GHz là gì. Nhiều bạn có thói quen dùng GHz để so sánh hiệu năng hoạt động của các máy tính khác nhau và từ đó đưa ra quyết định mua máy. Đây có thể sẽ là một quyết định sai lầm nghiêm trọng. Vì sao vậy? Hãy cùng BizFly Cloud tìm hiểu sâu hơn về GHz cũng như ý nghĩa thực sự của chỉ số này nhé!

GHz là gì?

GHz là viết tắt của gigahertz [đọc là ghi-ga-héc], nó là đơn vị đo tần số dao động [số lần dao động trong một giây] của một vật nào đó. 

Ví dụ: 1 GHz sẽ tương đương với một tỉ dao động trên một giây. 

Trong khoa học máy tính thì GHz là một đơn vị dùng để đo lường xung nhịp [tốc độ xử lý] của CPU. Xung nhịp thể hiện số chu kỳ dao động của CPU trong một giây.

Ví dụ: 1 CPU có xung nhịp là 2,4 GHz tức là nó có thể thực hiện được 2.400.000.000 chu kỳ mỗi giây. 

Bạn có thể hình dung rằng để xử lý các chương trình đang chạy trên máy tính, CPU sẽ tiến hành các chu kỳ dao động liên tục, thực hiện được càng nhiều lần dao động trong một giây thì máy tính sẽ hoạt động càng nhanh hơn, các chương trình sẽ chạy mượt mà hơn. Đó cũng chính là lý do mà nhiều người nhìn vào tốc độ xử lý CPU để đo lường hiệu suất máy tính, số GHz càng lớn thì máy tính hoạt động càng hiệu quả. Liệu điều này có thực sự chính xác? Hãy đọc hết bài viết để có câu trả lời nhé!

Làm thế nào để biết xung nhịp CPU là bao nhiêu GHz?

Việc này khá đơn giản khi bạn đi mua những chiếc máy tính mới. Hầu hết các thông số về cấu hình sản phẩm đều được ghi rõ trên hộp đựng hay các nhãn dán trên sản phẩm. Tuy nhiên nếu bạn mua laptop cũ thì có thể những thông tin này không còn nữa. Hoặc bạn mua máy đã lâu nhưng không biết GHz là gì cho đến khi đọc được bài viết này và giờ đây bạn muốn kiểm tra nó thì có thể làm như sau:

Trên màn hình desktop của bạn sẽ có biểu tượng My Computer hay Computer hoặc This PC [tùy vào phiên bản hệ điều hành bạn đang sử dụng]. Hãy bấm chuột phải vào biểu tượng đó rồi chọn Properties. Lúc này bạn sẽ thấy bảng tổng quan về thông số máy tính của mình được hiện lên bao gồm hệ điều hành, thông tin về CPU, RAM.... Hãy để ý phần Processor, nó sẽ hiển thị tên chip và xung nhịp CPU [GHz] của bạn.

Xem thông tin về xung nhịp CPU [GHz]

Ngoài cách trên thì để kiểm tra xung nhịp máy tính của bạn là bao nhiêu GHz, bạn có thể vào Start, chọn Run [hoặc bấm combo phím Windows R]. Sau khi hộp thoại Run hiện lên hãy nhập "dxdiag" và ấn Enter. Cuối cùng cửa sổ DirectX Diagnostic Tool sẽ hiện lên và cung cấp cho bạn một loạt thông tin về máy tính. Trong đó thông tin về xung nhịp CPU nằm ở mục Processor.

Xem thông tin về xung nhịp CPU [GHz]

Đánh giá hiệu suất máy tính liệu có nên dựa vào GHz [xung nhịp CPU]?

Nhiều người thường nhìn vào xung nhịp CPU để đánh giá hiệu suất đại loại như GHz càng cao thì càng tốt, máy hoạt động sẽ càng nhanh, chơi game càng mượt… Điều này chỉ đúng khi bạn đang cân nhắc mua hai chiếc máy tính có cùng dòng chip xử lý và chỉ khác mỗi yếu tố xung nhịp. Chẳng hạn như, có hai chiếc laptop cùng sở hữu chip Intel core i5 thuộc thế hệ thứ 2 [Sandy Bridge] nhưng một chiếc thì xung nhịp là 2.4 GHz, chiếc còn lại là 3.6 GHz. Rõ ràng, máy tính có xung nhịp 3.6 GHz đó sẽ hoạt động mượt mà hiệu quả hơn gấp nhiều lần so với cái còn lại.

Tuy nhiên, nếu đem so máy tính sở hữu chip Intel core i5 [thế hệ 2] 3.6 GHz với CPU Intel core i7 [thế hệ 2] 3.0 GHz thì rõ ràng core i5 không thể sánh bằng dù có xung nhịp lớn hơn. Bởi lẽ CPU càng nhiều lõi [core] thì khả năng xử lý của nó càng mạnh hơn gấp nhiều lần. Không chỉ là về lõi, nếu đem so CPU chip Intel core i5 [thế hệ 2] 3.6 GHz với chip core i5 [thế hệ 9] 3.0 GHz thì có thể nói CPU thế hệ thứ 5 đó không thể sánh bằng với dòng chip thế hệ mới nhất hiện tại của Intel. Dù dòng CPU thế hệ mới này có số chu kỳ dao động trong một giây [GHz] thấp hơn, nhưng chúng lại có thể đảm nhiệm nhiều tác vụ cùng lúc hơn trong mỗi chu kỳ dao động. Và chính điều này làm cho các chip thế hệ mới mạnh mẽ hơn nhiều dù xung nhịp có thể không bằng các CPU đời cũ [như hình bên dưới].

Hơn nữa, các chip đời mới dù tốc độ xử lý của CPU thấp hơn nhưng có hiệu năng cao hơn, điều này dẫn đến máy tính của bạn sẽ tỏa ra ít nhiệt hơn khi làm việc. Và vì thế giúp bạn tiết kiệm nhiều năng lượng điện [pin] hơn.

Như vậy, việc mua laptop hay đánh giá hiệu năng máy tính dựa trên xung nhịp CPU [GHz] chỉ hoàn toàn đúng đắn khi đang so sánh các dòng chip thuộc cùng thế hệ, cùng lõi. Tuy nhiên, số core [lõi] và thế hệ CPU là yếu tố quan trọng hơn cả khi so sánh giữa các CPU không cùng loại.

Trên đây là một vài thông tin cơ bản về tốc độ xử lý của máy tính trong mối quan hệ với hiệu suất làm việc của máy. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được GHz là gì và hiểu rằng ta không nên chỉ dựa vào yếu tố này để chọn mua laptop, đó có thể là một quyết định sai lầm… Hãy để lại email của bạn bên dưới để được cập nhật những bài viết hữu ích về công nghệ từ BizFly Cloud nhé!

Theo BizFly Cloud tìm hiểu

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

Tốc độ xung nhịp CPU là thông số biểu thị số chu kì xử lý mỗi giây mà CPU có thể thực hiện được. Tốc độ xung nhịp CPU sẽ là một thông số để đánh giá hiệu suất của CPU xem nó xử lý dữ liệu nhanh tới đâu. Đơn giản nhất, những CPU có xung nhịp cao hơn, tần suất cao hơn cho hiệu suất xử lý tốt hơn trong các tác vụ thông thường. Đây cũng là yếu tố giúp chúng ta lựa chọn khi mua CPU[ cứ loại nào số to hơn là ngon hơn ].

Ở một bộ máy tính, CPU của bạn xử lí rất nhiều lệnh cùng một lúc từ nhiều các chương trình khác nhau trên máy tính. Và tốc độ xung nhịp CPU đo số chu kì mà CPU của bạn xử lí được trong mỗi giây.

Xung nhịp CPU là gì ?

Đơn vị đo lường xung nhịp của CPU là gì?

Thông thường, đơn vị đo xung nhịp của CPU là gigahertz hay viết tắt là GHz. Đơn vị này cho thấy, mỗi giây CPU thực hiện tới hàng tỷ xung nhịp để xử lí thông tin. 

Xung nhịp CPU có tác dụng gì ?

Nếu so sánh trên các CPU có các yếu tố tương đồng, những CPU nào có xung nhịp cao hơn thường tốt hơn. Cùng lấy một ví dụ nhé, khi bạn gặp một CPU có thông số là 3,4Ghz chẳng hạn. Điều này có nghĩa rằng CPU này có thể thực hiện được 3,4 tỷ chu kì mỗi giây. Bởi vậy hiện nay chúng ta thường có quan niệm rằng CPU nào có xung nhịp cao hơn thì sẽ có tốc độ xử lí nhanh hơn. Tuy nhiên điều này chưa thực sự chính xác.

Xung nhịp CPU có tác dụng gì? Đây có phải yếu tố để đánh giá CPU

Thực tế, khi so sánh 2 mẫu CPU thuộc cùng một dòng vi xử lý, bạn hoàn toàn có thể xem xét xung nhịp của chúng. Ví dụ, bạn đang so sánh 2 mẫu Core i5 cùng thuộc thế hệ Haswell, với sự khác biệt duy nhất nằm ở xung nhịp: một mẫu có xung nhịp 3.4GHz; một mẫu có xung nhịp 2.6GHz. Như vậy, mẫu 3.4GHz sẽ nhanh hơn mẫu 2.6GHz tới 30% khi cùng hoạt động tại công suất tối đa. 

Ngược lại, bạn không thể so sánh hiệu năng dựa trên tốc độ xung nhịp của Core i5 Haswell và CPU của AMD, CPU ARM trên smartphone/tablet, hoặc thậm chí là cả các thế hệ Core i5 thấp hơn như Ivy Bridge, Sandy Bridge…

Hầu hết  các CPU mới nhất hiện nay hoạt động trên một phạm vi tốc độ xung nhịp giới hạn, từ tốc độ xung nhịp "cơ bản" tối thiểu đến tốc độ "turbo" tối đa [cao hơn / nhanh hơn]. Khi bộ xử lý gặp phải một nhiệm vụ đòi hỏi, nó có thể tăng tốc độ xung nhịp tạm thời để hoàn thành công việc nhanh hơn. Tuy nhiên, tốc độ xung nhịp cao hơn tạo ra nhiều nhiệt hơn và để giữ cho bản thân không bị quá nóng một cách nguy hiểm, các bộ xử lý sẽ "điều tiết" xuống tần số thấp hơn khi chúng quá nóng. Một  bộ làm mát CPU tốt hơn  sẽ dẫn đến tốc độ bền vững cao hơn.

Khi mua PC , tốc độ xung nhịp của nó là một phép đo hiệu suất tốt, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất quyết định xem PC có đủ nhanh cho bạn không. Các yếu tố khác như số lượng lõi, ổ cứng,  RAM  và SSD [ổ cứng thể rắn] .

Bạn có thể đạt tốc độ xung nhịp nhanh hơn thông qua một quá trình gọi là "ép xung".

Cách xem xung nhịp CPU

Ở phần trên, Hà Nội Computer đã giúp bạn hiểu được khái niệm xung nhịp CPU là gì. Nhưng liệu bạn đã biết xung nhịp CPU của mình như thế nào, có mạnh hay không? Nếu chưa biết, hãy tiếp tục làm theo các hướng dẫn dưới đây nhé !

Để kiểm tra xung nhịp CPU, có rất nhiều cách mà bạn có thể thực hiện dễ dàng như sau:

Thao tác rất đơn giản, trên màn hình Desktop bạn thấy biểu tượng máy tính My Computer cho Win 7 trở xuống, Computer cho Win 8 hoặc This PC cho Win 10. Nhấn chuột phải vào sau đó chọn Properties. Lúc này bạn sẽ thấy được bảng tổng quan về thông số máy tính như bên dưới. Trong đó Processor chính là mã CPU và xung nhịp CPU của bạn.

Cách xem xung nhịp CPU trong Properties 

Cách thứ 2 bạn có thể dùng để kiểm tra xung nhịp CPU đó là sử dụng câu lệnh dxdiag trong của sổ Run. Để mở của sổ Run, bạn có thể sử dụng tổ hợp phím tắt Window + R hoặc gõ vào ô tìm kiếm trên thanh Taskbar. Cửa sổ RUN hiện ra bạn gõ tiếp vào “dxdiag” sau đó Enter: [Nếu có hộp thoại hỏi khi mở lần đầu – Bạn chọn Yes để tiếp tục]. Cửa sổ DirectX Diagnostic Tool sẽ mở ra và cung cấp cho bạn các thông tin phần cứng, hệ điều hành của máy tính trong đó mục Processor chính là thông tin và xung nhịp CPU của bạn.

Dùng câu lệnh "dxdiag" để kiểm tra xung nhịp CPU Laptop, máy tính bàn

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng câu lệnh "msinfo32" để kiểm tra thông tin máy tính cũng như thông số xung nhịp CPU của mình. Tương tự như câu lệnh dxdiag ở trên, chúng ra cũng mở cửa sổ Run sau đó gõ "msinfo32" và Enter để cửa sổ thông tin máy tính được mở ra. Tại đây ngoài thông tin về xung nhịp CPU bạn còn có thể xem được rất nhiều thông số như hệ điều hành, tên hệ thống, nhà sản xuất máy tính, bộ vi xử lý, kéo xuống dưới một chút là các thông số của RAM,…

Tần số xung nhịp của CPU thể hiện trong System Information của câu lệnh "msinfo32"

Một phần mềm để kiểm tra phần cứng và thông số xung nhịp CPU vô cùng chi tiết và chính xác nữa đó chính là CPU-Z. Đây là một phần mềm vô cùng gọn nhẹ nhưng lại là phần mềm dùng để kiểm tra cấu hình phần cứng vô cùng chi tiết. Bạn có thể dễ dàng cài đặt và sử dụng phần mềm này vô cùng đơn giản và dễ dàng. Ngay sau khi cài đặt, mở phần mềm CPU-Z lên ở mục CPU bạn sẽ có được đầy đủ thông tin về CPU của mình

 Các thông số xung nhịp CPU máy tính và thông tin phần cứng trong phần mềm CPU-Z

Video liên quan

Chủ Đề