Lê quốc minh là ai

Nhà báo Lê Quốc Minh hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy khối các cơ...

Nhà báo Lê Quốc Minh bắt đầu hoạt động báo chí vào năm 1990 ở vị trí biên tập viên Ban Biên tập Tin Thế giới của Thông tấn xã Việt Nam. Từ năm 1996-2000, ông là chuyên gia cho Đài Phát thanh Nhật Bản NHK World tại Tokyo. Kể từ năm 2002, ông làm việc tại Ban Biên tập Tin Đối ngoại và là một trong những người đầu tiên xây dựng website thông tin đối ngoại cho TTXVN.

Năm 2008, ông được bổ nhiệm chức vụ Tổng Biên tập VietnamPlus, báo điện tử chính thức của TTXVN với 5 ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Trung Quốc [www.vietnamplus.vn]. Ông cũng là người góp phần đưa nhiều công nghệ truyền thông mới vào hoạt động báo chí của VietnamPlus, cũng như hàng loạt dự án kết hợp giữa nội dung, công nghệ và thương mại cho nền tảng công nghệ số, đặc biệt là mobile. Trong số nhiều dự án báo chí sáng tạo do ông Minh khởi xướng có bản tin bằng nhạc rap với tên gọi RapNewsPlus nhằm đưa tin tức đến với giới trẻ bắt đầu vào tháng 11/2013, hay dự án thông tin đồ họa bắt đầu từ năm 2004. RapNewsPlus đã giành giải nhất ở thể loại Digital First trong khuôn khổ Giải thưởng Độc giả Trẻ Thế giới, giải thưởng thường niên của Hiệp hội các Nhật báo và Nhà xuất bản tin tức Thế giới [WAN-IFRA] vào năm 2014.

Ông Lê Quốc Minh là  người  sáng  lập  diễn  đàn  nghiệp  vụ  báo chí www.vietnamjournalism.com vào năm 2004 và duy trì việc trao học bổng thường niên cho sinh viên báo chí liên tục cho tới nay. Ông Minh là giảng viên thường xuyên cho các chương trình đào tạo báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam và Cục Báo chí thuộc Bộ Thông tin-Truyền thông, là chuyên gia khu vực của Hiệp hội Báo chí Thế giới [WAN-IFRA]. Ông Lê Quốc Minh cũng nhiều lần là diễn giả tại các hội nghị, hội thảo báo chí thế giới.

Nhà báo Võ Hoàng Long, Phó Trưởng phòng biên tập báo điện tử VietnamPlus - Thông tấn xã Việt Nam.

F

Nhà báo Lê Văn Hiệp - Phóng viên Báo Thanh niên.

F

Nhà báo  Káp Thành Long, Phó Tổng biên tập Zing News, từng là Trưởng văn phòng đại diện báo Thanh Niên khu vực Đông Bắc Bộ.

F

Nhà báo Trần Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập báo Pháp luật Việt Nam, giảng viên kiêm chức của Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí.

F

Nhà báo Nguyễn Thúy Hoa, sinh ngày 10/10/1971, hiện là Trưởng ban Hợp tác Quốc tế, nguyên là Phó Tổng biên tập Báo điện tử VOV [www.vov.vn] thuộc Đài TNVN.

F

Báo Nhân Dân đang có những thay đổi gì, thưa ông?

Ông Lê Quốc Minh: Nhiều người có quan niệm chưa chính xác rằng báo Đảng - báo Nhân Dân - thì chỉ dành cho đảng viên, cho chi bộ. Bản thân tên tờ báo là “Nhân Dân” và được xác định rõ là “cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Tên gọi của tờ báo đã chỉ rõ đối tượng là mọi người dân rồi.

Chúng tôi chủ trương phải thay đổi quan niệm chưa chính xác đó bằng cách nhấn mạnh phương châm “Nơi nào có nhân dân thì nơi đó phải có báo Nhân Dân”, phải làm sao để cho tờ báo Nhân Dân đến được với nhiều người trong xã hội hơn nữa. Sau khi được phân công về công tác tại báo Nhân Dân, tôi nhận thấy đội ngũ phóng viên, biên tập viên của báo có kỹ năng làm báo rất bài bản, xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực từ chính trị, xã hội, kinh tế cho đến văn học-nghệ thuật, và có tinh thần làm việc rất tốt. Ban lãnh đạo cùng cán bộ các ban chuyên môn và các ấn phẩm đã bàn bạc trao đổi, đặt mục tiêu xây dựng những nội dung gần gũi hơn với công chúng độc giả, sử dụng những cách kể chuyện hiện đại, sử dụng những công cụ kỹ thuật số mới nhất để lan tỏa nội dung trên mọi nền tảng. Chúng tôi muốn mỗi độc giả khi cầm tờ báo Nhân Dân hay truy cập qua website, qua mạng xã hội thì đều thấy được câu chuyện của mình trong đó.

Chúng tôi đã thực hiện nhiều thay đổi cả về mặt nội dung và hình thức đối với từng ấn phẩm báo in, báo điện tử và truyền hình. Vạch ra những chiến lược rõ nét hơn đối với từng ấn phẩm, để tránh sự chồng chéo, để độc giả khi mua tờ báo ngày thì họ vẫn thích mua tờ báo tuần, báo tháng. Chúng tôi cũng thúc đẩy mạnh mẽ nội dung lên các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, YouTube, và cả TikTok. Ngoài ra còn phải kể đến các chương trình podcast đọc truyện cũng như là 2 bản tin mỗi ngày. Trong vòng 1 năm qua, lượng phát hành báo in của báo Nhân Dân tăng lên chứ không giảm đi như xu thế chung và số lượng người quan tâm, đọc rồi chia sẻ các bài báo Nhân Dân trên phiên bản điện tử tăng cao. Chúng tôi vẫn tiếp tục nhấn mạnh đến những nội dung rất chính thống, nhưng cách thức thể hiện, cách thức triển khai uyển chuyển hơn, áp dụng rất nhiều công nghệ làm báo hiện đại và hệ thống quản trị nội dung cũng rất hiện đại. Tất cả những điều này giúp cho nội dung trên báo Nhân Dân được lan tỏa rộng khắp hơn.

Nguy cơ tin giả [fake news] - Những điều đáng lo cho tương lai gần

Ông nghiên cứu về “tin giả”đã lâu. Hiện ông đánh giá thế nào về nguy cơ trong tương lai của tin giả?

Cuối năm 2015, khi tôi nêu vấn đề là cần có những tuyến bài về tin giả trên báo điện tử VietnamPlus, thì ngay bản thân các phóng viên của tôi lúc đấy còn bảo đó chưa phải là vấn đề nghiêm trọng. Rồi khi chúng tôi trao đổi thông tin trong một số diễn đàn về tin giả, thì mọi người cũng bảo tin giả ở đâu đó trên thế giới chứ ở Việt Nam thì không có chuyện đấy. Vấn đề tin giả ở Việt Nam lên cao trào chính là trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19. Lúc đó thì cả thế giới rơi vào tình trạng tin giả tràn lan, từ những thuyết âm mưu, những thông tin về cách thức chữa trị, những nội dung bôi xấu chính quyền cùng các nhân viên y tế… với đủ loại kiểu tin giả khác nữa. Việt Nam lúc này mới ngấm tác hại của tin giả, thấy nó nghiêm trọng thế nào. Nhờ những nghiên cứu khá sớm đối với báo chí quốc tế, nên chúng tôi cũng đã nắm bắt được xu thế, xu hướng và đã đưa ra những lời cảnh báo cũng khá sớm.

Gần đây, chúng tôi có trao đổi trong một số hội thảo, diễn đàn, rằng quy trình sản xuất tin giả hiện nay mới dừng ở mức độ là do con người tạo ra. Trong tương lai rất gần, thì tin giả sẽ do robot, do trí tuệ nhân tạo tạo ra và lúc đó thì số lượng tin giả sẽ tăng gấp nhiều lần, có thể là gấp hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn lần so với hiện tại với mức độ tinh vi ngày càng cao. Lúc đó, có lẽ chúng ta phải chấp nhận nó là một phần của cuộc sống. Chúng ta càng phải thận trọng hơn, càng phải có ý thức rõ ràng hơn khi đọc bất kỳ thông tin nào và càng phải thận trọng trước khi chia sẻ những thông tin như vậy.

Về những người làm báo tự do

Những người làm báo tự do ở Việt Nam có cơ hội trở thành Hội viên Hội Nhà báo không, thưa ông Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam?

Người làm việc tự do ở nước ngoài - freelancer - là người không thuộc quyền quản lý của một đơn vị nào, và lực lượng này trên thế giới đang ngày càng đông. Về xu hướng, có những người không thích trực thuộc một cơ quan nhất định, nhưng họ đủ năng lực và đủ uy tín để có thể đóng góp sản phẩm cho các cơ quan báo chí khác.

Ở Việt Nam chúng ta, khái niệm “làm báo tự do” đôi khi được hiểu là muốn làm gì cũng được, tức là nó bị hiểu sai nghĩa. Thực ra, đã từ rất lâu, danh xưng “cộng tác viên” chính là những người làm báo tự do. Họ có thể là những người có kiến thức hoặc đang làm trong những lĩnh vực hoàn toàn khác, nhưng họ thích viết báo. Những nội dung họ viết, được các tòa soạn chấp nhận thì họ trở thành cộng tác viên của những mục nhất định.

Hiện có một số ý kiến rằng, thế nếu những người làm báo tự do như vậy muốn trở thành hội viên Hội Nhà báo, thì có được không? Thực ra, "Hội" là một tổ chức mà ai tuân thủ điều lệ của hội và những điều kiện khác - thì hoàn toàn có thể trở thành Hội viên. Nhưng có những người thì ta không thể biết lấy cái tiêu chí nào để xét duyệt với họ. Ví dụ, họ viết và bài vở được đăng ở tờ báo nọ, báo kia - thì chỉ có nghĩa là tòa soạn các báo đấy đồng ý duyệt đăng với cái sản phẩm đó và xuất bản ở báo đấy. Chứ điều đấy không có nghĩa là với những sản phẩm đó, thì họ đã trở thành nhà báo. Hoặc là không có một bộ phận phòng ban nào trong Hội nhà báo lại đứng ra xét duyệt xem với những bài viết như vậy thì tác giả có đủ chất lượng và tiêu chuẩn để trở thành Hội viên hay không.

Theo Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam vừa được thông qua tại Đại hội XI vào cuối năm 2021 và đang chờ phê duyệt, các công dân Việt Nam tán thành tôn chỉ, mục đích của Hội và tự nguyện xin vào Hội thì có thể trở thành hội viên, nhưng phải đáp ứng những điều kiện và tiêu chuẩn nhất định, chẳng hạn như làm việc trong các cơ quan báo chí, giảng dạy báo chí, chỉ đạo báo chí hoặc cán bộ chuyên trách tại cơ quan trung ương Hội và văn phòng Hội nhà báo tỉnh, thành trực thuộc trung ương và Liên chi hội, có thời gian công tác 3 năm liên tục. Chúng tôi cho rằng đây là quy định phù hợp để kết nối và hỗ trợ cho các hội viên thông qua các tổ chức trực thuộc. Bởi một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hội Nhà báo chính là bảo vệ quyền lợi của hội viên. Và ở chiều ngược lại, hội viên cũng phải có trách nhiệm đóng góp cho hoạt động của Hội. Nếu chỉ là những cộng tác viên tự do thì việc này rất khó khăn và không khả thi.

Không tác động để định hướng nghề nghiệp cho con cái

Với con cái, ông có ảnh hưởng, tác động gì về định hướng nghề nghiệp hay không?

Quan điểm sống của tôi là cha mẹ không nên ấn định một cái tương lai nào đó cho con trẻ. Có một sự phát triển tự nhiên là nếu cha mẹ là cầu thủ bóng đá thì con cái cũng sẽ đam mê bóng đá; cha mẹ là nhạc sĩ, ca sĩ… thì con cái cũng tự định hướng đi theo “con đường sự nghiệp” như cha mẹ. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng cha mẹ nên vạch ra một con đường sẵn rồi áp đặt cho con cái.

Cháu gái lớn của tôi học một lĩnh vực hoàn toàn khác - ngành tâm lý. Và chưa bao giờ tôi định hướng cho con là sau này lớn lên nên làm nghề báo. Vì nếu tại một thời điểm nào đó cháu thích, thì dù học bất kỳ ngành học gì như Toán, Lý, Hóa hay Tâm lý… đều có thể trở thành nhà báo được với điều kiện cần nâng cao những kỹ năng về báo chí. Còn nếu cháu không thích theo nghề báo chí thì cũng là chuyện hết sức bình thường. Tôi nghĩ, để các cháu tự chọn lựa, học hành rồi phát triển thì hay hơn.

Cảm ơn ông Lê Quốc Minh.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề