Tính kỷ luật có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của bản thân mỗi chúng ta

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Kỷ luật cũng giúp khơi dậy bản lĩnh mạnh mẽ vượt các trở ngại, loại bỏ ham muốn nhất thời của cảm xúc để làm bằng được mục tiêu đã định. Muốn thành công, mỗi người buộc phải tự nỗ lực rèn luyện một cách nghiêm khắc với bản thân nhất. Từ đó, bạn sẽ đạt được 6 lợi ích sau đây.

Hiểu được bản thân

Tự kỷ luật bản thân không phải là điều dễ dàng, ngược lại ban đầu còn khiến bạn nản chí, khó chịu muốn nuông chiều mình mà cho rằng không thể làm được. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối tuân theo kỷ luật, bạn sẽ hiểu rõ được bản thân, nhận ra khả năng và sức mạnh tuyệt vời tiềm ẩn mà nếu không có quá trình rèn luyện kỷ luật bạn sẽ không nhận ra được. “Tuân theo kỷ luật bạn sẽ biết được giới hạn và khả năng tột cùng của bản thân đến đâu”, Chuyên viên tuyển dụng tại Đà Nẵng của CareerLink chia sẻ.

Tự quản lý chính mình hiệu quả

Tính kỷ luật sẽ giúp bạn tự quản lý chính mình mà không cần đến sự đốc thúc của người khác hay tác động bởi các yếu tố khác. Bạn sẽ biết cách sắp xếp thời gian và lên kế hoạch cụ thể để quyết tâm thực hiện dự định. Do đó, dù đi làm ở công ty chịu sự quản lý của cấp trên hay làm công việc tự do bạn vẫn rất có trách nhiệm với công việc mình đảm nhận. Đó là lý do người có kỷ luật dễ dàng thực hiện được mục tiêu đề ra hơn người khác.

Hạn chế sai sót trong công việc

Người có tính kỷ luật cao đều coi trọng các yếu tố như quy tắc, quy định, yêu cầu và các điều lưu ý. Khi làm việc, họ cẩn thận, kỹ càng hết sức. Điều này có lợi ích rất lớn, giúp hạn chế các sai sót hay sơ suất đáng tiếc xảy ra.

Làm việc hoặc giao việc cho người có tính kỷ luật cao sẽ làm người khác rất yên tâm. Các công ty hàng đầu trong bất cứ lĩnh vực nào cũng rất chú trọng xây dựng tính kỷ luật cho toàn thể lãnh đạo và nhân viên vì điều này cực kì quan trọng, là tiêu chí sống còn, quyết định sự phát triển của công ty.

Khắc phục được thói lười biếng và trì hoãn

Thông thường chúng ta sẽ bị cảm xúc chế ngự, chẳng hạn như để công việc sang ngày mai, thích chơi thay vì tập trung làm việc, thức dậy muộn thay vì dậy sớm, lười tập thể thao, ăn uống vô độ, mất thời gian cho việc xem tivi, chơi game hay sử dụng mạng xã hội... Nếu rèn luyện được tính kỷ luật, bạn sẽ khắc phục được thói lười biếng và trì hoãn của mình để điều chỉnh hành động ngay.

Tạo ra năng lượng tích cực

kỷ luật là cách duy nhất giúp tạo ra nguồn năng lượng tích cực, lạc quan và tự tin vào bản thân, rèn luyện bản lĩnh mạnh mẽ để làm được những việc mà mình nghĩ rằng không thể. Thay vì than thở, chán nản và bi quan, tính kỷ luật sẽ giúp lấy lại được tinh thần và dựa vào đó để hoàn thành dự định của mình dù có bao nhiêu trở ngại. Ngược lại nếu vô kỷ luật, bạn sẽ bị rối, công việc trì trệ và hiệu quả thấp, dễ dàng sa đà vào các hành động xấu và rất khó thành công.

Nâng cao vị thế

Nếu như người vô kỷ luật thường bị phản hồi và bị đánh giá thấp thì ngược lại, người có kỷ luật được đánh giá cao. Các lãnh đạo luôn coi trọng người có kỷ luật và có xu hướng bồi dưỡng, đào tạo để giúp họ có cơ hội thăng tiến tốt hơn.

Để xây dựng thương hiệu cá nhân tốt, kỷ luật đóng vai trò quan trọng hàng đầu, nó giúp bạn giữ được uy tín với người khác, kiên trì theo đuổi mục tiêu dù trong tình huống nào, can đảm và tự tin vào bản thân hơn.

Nếu muốn rèn luyện tính kỷ luật bạn bắt buộc phải thực hiện từng ngày từng giờ và trong bất cứ công việc gì. Mặc dù không dễ dàng nhưng các lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại là lí do để rèn luyện. kỷ luật giúp bạn tạo ra các thói quen tốt có lợi cho sức khỏe và công việc, duy trì nguồn năng lượng tích cực, quản lý thời gian hợp lí, dễ dàng hơn để thành công và trở thành người có giá trị.

Đặng Hảo

Kỷ luật thường được nhắc đến trong công việc, học tập và cả trong sinh hoạt đời thường. Dù làm việc gì, nếu có tính kỷ luật thì mọi việc mới đi vào nề nếp, khuôn khổ, đúng quy định đặt ra. Kỷ luật là yếu tố quan trọng trong phát triển đất nước. Vậy kỷ luật là gì?

  • Kỷ luật là gì?
  • Tính kỷ luật là gì?
  • Đặc điểm của kỷ luật là gì?
  • Lợi ích của kỷ luật đối với sự phát triển của xã hội là gì?
  • Xử lý kỷ luật là gì?
  • Xử lý kỷ luật đối với người lao động
  • Xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức

Kỷ luật là gì?

Kỷ luật là quy tắc xử sự chung do cơ quan, tổ chức đặt ra và những cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức đó phải tuân thủ, thực hiện theo nhằm tạo ra sự thống nhất để công việc, kết quả học tập…đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Kỷ luật cũng có thể do cá nhân tự đặt ra cho bản thân. Kỷ luật góp phần đào tạo con người tập trung hướng đến mục tiêu, những gì đã đặt ra. Và cơ hội đến với thành công thường rộng mở hơn với những người có tính kỷ luật.

Kỷ luật luôn song hành với mỗi người dù họ sinh sống ở đâu, trong gia đình, ngoài xã hội, trong nhà trường, nơi làm việc…

Kỷ luật có thể có tính pháp lý hoặc không có tính pháp lý

- Đối với các tổ chức tư nhân: Kỷ luật là quy định cho các thành viên trong tổ chức, công ty/doanh nghiệp; các thành viên trong đó phải thực hiện. Nếu làm trái các quy định đó sẽ bị xử lý kỷ luật bằng cái hình thức tại nội quy đã quy định. Tính kỷ luật ở đây không mang tính pháp lý.

- Đối với cơ quan Nhà nước: Kỷ luật là khuôn mẫu mà các cán bộ, công viên chức phải tuân theo, nếu làm trái các quy tắc sẽ bị xử lý kỷ luật. Lúc này, xử lý kỷ luật mang tính pháp lý.

Tính kỷ luật là gì?

Tính kỷ luật là thể hiện của một cá nhân sau quá trình rèn luyện phấn đấu, tuân thủ nguyên tắc, khuôn khổ hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Tính kỷ luật của cá nhân được thể hiện qua khả năng làm chủ hành vi, nhận thức của bản thân trong khuôn khổ, không chịu sự chi phối từ bên ngoài.

Người có tính kỷ luật luôn đặt ra kế hoạch, mục tiêu, cố gắng hoàn thành và đạt được kế hoạch, mục tiêu đó.


 Trong đời sống, kỷ luật luôn song hành với mỗi người. Ảnh minh họa


Đặc điểm của kỷ luật là gì?

Kỷ luật có những đặc điểm cơ bản như sau:

- Được tạo ra trên nền tảng các chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục

- Mang tính bắt buộc khi quy định trong các văn bản pháp luật, được thể hiện quy định trong các văn bản tổ chức, cơ quan nhà nước.

- Mỗi ngành nghề, lĩnh vực, tổ chức đều có các quy định riêng về kỷ luật.

Người có tình kỷ luật luôn có ý chí và lập trường vững; dù có gặp phải gian nan, khó khăn cũng không bỏ cuộc. Tình kỷ luật được thể hiện qua cả những hành động nhỏ nhất và không áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc mà phải sáng tạo thực hiện mọi việc theo mục đích tốt nhất.

Tuy nhiên, không phải cá nhân trong một tập thể nào cũng có tính kỷ luật. Đây là đặc điểm, tính cách của từng cá nhân qua quá trình rèn luyện, học tập, phấn đấu, thực hiện các quy định được đặt ra trong công việc, học tập cũng như đời sống hằng ngày.

Lợi ích của kỷ luật đối với sự phát triển của xã hội

Một tập thể có tính kỷ luật cao được tạo nên từ những cá nhân có tính kỷ luật. Cơ quan, tổ chức có tính kỷ luật sẽ là cộng đồng văn minh, làm việc theo khuôn mẫu, chuẩn mực, sống có trách nhiệm với bản thân, tập thể và xã hội.

Nếu tính kỷ luật được nâng cao sẽ hạn chế được các tệ nạn, hành vi có tác động xấu đến trật tự xã hội; góp phần nâng cao lối sống của xã hội, giảm tình trạng vi phạm kỷ luật, thúc đẩy phát triển đất nước.

Bên cạnh đó, kỷ luật còn giúp cho bộ máy Nhà nước vững mạnh và là tấm gương cho các cá nhân trong xã hội noi theo.

Kỷ luật góp phần tạo nên thành công của tổ chức, tập thể và sự phát triển cho xã hội nói chung. Vì càng nhiều người có tính kỷ luật sẽ có nhiều người noi theo, góp phần xây dựng tập thể kỷ luật hùng mạnh trở thành nguồn lực quan trọng cho đất nước.

Xử lý kỷ luật là gì?

Trong một tập thể, tổ chức nếu một cá nhân không có tính kỷ luật, có hành vi vi phạm quy định, nội quy được tổ chức, cơ quan đặt ra hoặc vi phạm quy định pháp luật thì cá nhân đó sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật tương ứng với mức độ vi phạm.

Việc xử lý kỷ luật nhằm mục đích chấn chỉnh lại thái độ, nhận thức của người vi phạm để họ có thể rút kinh nghiệm cho bản thân.

Theo quy định hiện nay, xử lý kỷ luật áp dụng với hai đối tượng:

- Với người lao động trong các tổ chức, công ty/doanh nghiệp

- Với cán bộ, công viên chức

Xử lý kỷ luật đối với người lao động

Nguyên tắc xử lý kỷ luật

Căn cứ Điều 122 Bộ luật Lao động năm 2019, nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a] Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b] Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

c] Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

d] Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

Theo khoản 2, khoản 3 Điều này thì đối với 01 hành vi vi phạm kỷ luật không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động và khi một người lao động cùng lúc có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng hành vi vi phạm nặng nhất.

Ngoài ra theo khoản 4, không được xử lý kỷ luật lao động với người lao động đang:

a] Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b] Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c] Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

d] Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Hình thức xử lý kỷ luật lao động

Căn cứ Điều 124 Bộ luật Lao động năm 2019, có 4 hình thức xử lý kỷ luật lao động, gồm:

Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng, cách chức và sa thải

Xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức

Khoản 1 Điều 2 Nghị định 112/2020 của Chính phủ, quy định nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức:

Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp luật.

Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều này thì mỗi một hành vi vi phạm chỉ xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Đồng thời nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.

Hình thức xử lý kỷ luật

Điều 7 Nghị định 112/2020  quy định các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức được quy định như sau:

Cán bộ

Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

- Khiển trách

- Cảnh cáo

- Cách chức

- Bãi nhiệm

- Khiển trách

- Cảnh cáo

- Hạ bậc lương

- Buộc thôi việc

- Khiển trách

- Cảnh cáo

- Giáng chức

- Cách chức

- Buộc thôi việc

Căn cứ Điều 15 Nghị định 112/2020 của Chính phủ, các hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức được quy định như sau:

viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

- Khiển trách

- Cảnh cáo

- Buộc thôi việc

- Khiển trách

- Cảnh cáo

- Cách chức

- Buộc thôi việc

Trên đây là những thông tin giải đáp về kỷ luật là gì? Nếu còn câu hỏi hay vướng mắc bạn hãy gửi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Pháp luật là gì? Nguồn gốc, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Video liên quan

Chủ Đề