Ý nghĩa của việc đi học thực tế tại bảo tàng

Chuyến đi thực tế đầy ý nghĩa của thầy và trò khoa Nghiệp vụ VH và DLV

[ 27/04/2022 | Lượt xem: 290 ]

Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường; Thực hiện kế hoạch đào tạo của khoa Nghiệp vụ Văn hóa và Du lịch năm học 2021 – 2022 về công tác đào tạo, trải nghiệm thực tiễn của các môn học trong chuyên ngành đào tạo của các lớp Cao đẳng Quản Lý Văn Hoá K15, Lớp Cao đẳng Quản Lý Văn Hoá K16, Lớp Trung cấp Văn hóa văn nghệ quần chúng K30 và Trung cấp Hướng dẫn viên du lịch K4 trong các môn học: Quản lý các thiết chế văn hoá, Quản lý di sản văn hóa và Thực hành nghề. 

Ngày 26/4/2022, Khoa Nghiệp vụ Văn hóa và Du lịch đã tổ chức chuyến đi thực tế cho các em học sinh, sinh viên một ngày trải nghiệm tại Bảo tàng không gian văn hóa trà Tân Cương và Di tích Chùa cổ - Hồ Núi Cốc, TP. Thái Nguyên dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên Nguyễn Thị Tuyết Nhung và giảng viên Nguyễn Thị Thúy Hằng.

.

Bảo Tàng không gian văn hóa trà Tân Cương là thiết chế Văn hóa tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên bao gồm 3 bộ phận: nhà trưng bày, khu vực sân khấu biểu diễn và không gian ấm trà tri kỉ. Đây là nơi diễn ra các lễ hội lớn về chủ đề văn hóa trà với các hoạt động gắn liền với văn hóa truyền thống của địa phương: nghệ thuật pha trà, thưởng trà, trình diễn hát Then, dân ca,… Tới đây, các em học sinh sinh viên được tham quan những hiện vật, tài liệu và những đồi chè xanh, mô hình hợp tác xã điển hình, được biết đến những giá trị lịch sử, sự phát triển, nét văn hóa của chè và đồng thời cũng cảm nhận được sự vất vả, chịu thương chịu khó của người dân vùng chè.

.

Cũng trong lịch trình thực tế này, đoàn thăm quan tại danh lam thắng cảnh Hồ Núi Cốc - nơi gắn liền với khu du lịch sinh thái huyền thoại Chàng Cốc và nàng Công nổi tiếng, tại đây có nhiều hoạt động dịch vụ trải nghiệm rất ý nghĩa: du lịch sinh thái bằng tàu, thăm quan đảo hoa, đảo chùa,… Các em được đến thăm quan và học tập về cách thức quản lý di tích tại di tích Chùa Cổ, đây là ngôi chùa có niêm đại xưa nhất của khu sinh thái, là minh chứng về kiến trúc cổ. Bước lên 108 bậc thang giữa hai hàng cây hoa đại cổ thụ, các em được lên tới ngôi nhà cổ hơn 200 năm tuổi, bên trong có nhiều hiện vật được trưng bày và bảo quản bởi ông cụ “chấp tác” trông nom ngôi chùa. Sau một thời gian xuống cấp và sự di chuyển hệ thống tượng sang di tích khác thì nay chùa đã được xây dựng thêm đầy đủ các ban và hệ thống tượng để du khách thắp hương và chiêm bái. Từ thực tế các em học sinh, sinh viên có thêm kiến thức trong công tác quản lý các thiết chế văn hóa và quản lý di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

.

Trong không khí học tập và trải nghiệm sôi nổi, các em được giao lưu, biểu diễn các tiết mục đàn hát Then như: Đường về bản em, tiếng tính quê hương,… giúp các em có thêm kinh nghiệm hoạt động, tổ chức văn hóa, văn nghệ và hướng dẫn Tour du lịch. Ngoài ra đến với hồ Núi Cốc các em còn được ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên các đảo nhỏ vô cùng phong phú, là một địa chỉ du lịch hấp dẫn để tham quan và trải nghiệm.

Đây là cơ hội để các Học sinh, sinh viên của 4 lớp được trải nghiệm thực tế, hiểu rõ hơn về các mô hình Quản lý các thiết chế văn hoá và cách thức tổ chức hoạt động văn hoá nghiệp vụ; Phương pháp điều hành và thiết kế Tour trong lữ hành du lịch. Chuyến đi kết thúc sau bữa ăn trưa ngon miệng  với các món ăn truyền thống và đặc trưng từ lòng hồ sinh thái Hồ Núi Cốc và chương trình giao lưu văn nghệ đặc sắc, ý nghĩa: sáo Mông, đàn Ghita, hát Then, múa, nhảy của các bạn học sinh, sinh viên trong đoàn thăm quan.

Qua chuyến đi lần này, cô và trò được trải nghiệm, giao lưu, học hỏi, được nghe chia sẻ rất nhiều điều. Mỗi một địa điểm các em được tham quan, được trau dồi những kiến thức chuyên ngành từ lý thuyết tới thực tiễn vô cùng quý báu. Sau những chuyến đi thực tế các em càng thêm đoàn kết và sẽ cùng nhau cố gắng hơn nữa trong học tập, là kỉ niệm khó quên trong toàn khóa học. Chuyến đi vô cùng ý nghĩa, thực tế và hiệu quả với các chuyên ngành đào tạo!


Nguyễn Thị Tuyết Nhung < Khoa NVVH và DL >

Hiện chưa có một nghiên cứu nào về lợi ích của việc đưa trẻ đi thăm các viện bảo tàng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tham quan bảo tàng, triển lãm có thể mang đến cho trẻ những trải nghiệm học tập đáng nhớ, kích thích trí tưởng tượng về thế giới…

Bảo tàng cũng là môi trường giáo dục phong phú giúp cho trẻ em khám phá những điều mới mẻ. Dưới đây là một số lợi ích dễ thấy được khi cha mẹ cho trẻ đi thăm viện bảo tàng.

1. Khuyến khích tình yêu lịch sử

Bảo tàng là nơi lưu giữ lịch sử, cũng là nơi cung cấp nhiều chỉ dấu kết nối các thời điểm lịch sử khác nhau – những điều thường thiếu trong các giờ học thông thường. Điều này sẽ kích thích sự tò mò của trẻ cũng như tăng cảm giác yêu thích đối với môn lịch sử.

Dù các bậc cha mẹ đưa trẻ đến bảo tàng hay triển lãm thì những thông tin thu thập được ở đây sẽ tạo ra một tác động lớn trong suy nghĩ của trẻ về sự chuyển dịch của lịch sử và khả năng của con người.

Trẻ em tham quan Bảo tàng Lịch sử [TPHCM] [Ảnh: LH]

Theo arts.gov, khi cha mẹ và ông bà đưa trẻ đến bảo tàng, họ sẽ cùng trẻ chia sẻ, trao đổi về các đồ vật, hình ảnh yêu thích hay các sự kiện lịch sử liên quan. Đây không chỉ là khoảng thời gian thú vị mà còn là cách học tập cuốn hút, tạo được sự quan tâm đặc biệt của trẻ đối với lịch sử, nghệ thuật và khoa học.

2. Biết thêm nhiều câu chuyện chưa từng được kể

Trẻ có thể đọc nhiều câu chuyện trong sách, có thể tìm hiểu nhiều thông tin trên mạng nhưng có những câu chuyện trẻ chỉ có thể biết được khi trải nghiệm, tiếp xúc và tìm hiểu thông tin về các đồ vật, hình ảnh thú vị tại bảo tàng. Chẳng hạn, đến Bảo tàng Hồ Chí Minh trẻ có thêm hiểu biết sinh động về quê hương, cuộc sống và hành trình cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh; những bảo vật tại Bảo tàng lịch sử lại cho trẻ thấy được sự tiến hóa của con người và lịch sử đất nước qua từng thời kỳ; bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh cho trẻ thấy được cuộc sống của người TPHCM, người dân Nam Bộ từ xa xưa; Bảo tàng Chứng tích chiến tranh lại cho trẻ cảm nhận về sự dữ dội, khốc liệt của chiến tranh và tạo được sự đồng cảm của trẻ với bạn cùng trang lứa không may bị dị tật do nhiễm chất độc da cam…

3. Phát triển tư duy so sánh và đối chiếu

Bảo tàng cung cấp cơ hội cho trẻ em được so sánh và đối chiếu sự thay đổi, phát triển của con người, khoa học trong các thời kì lịch sử, đồng thời giúp trẻ có tư duy nhận định tốt hơn về mọi thứ xung quanh.

Chẳng hạn, nếu đi Bảo tàng Mỹ thuật, trẻ sẽ được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm nghệ thuật với phong cách khác nhau – từ đó nhận biết được sự khác biệt của từng phong cách nghệ thuật, cũng như cách phối màu, sắc màu, cách thể hiện của họa sĩ. Trẻ em khá nhạy cảm và tinh tế nên chúng nắm bắt khá nhanh về những điều thực sự mới mẻ và pha chút hàn lâm này.

4. Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi

Tham quan bảo tàng tạo điều kiện cho trẻ "tò mò" và tìm cách giải đáp sự tò mò của mình thông qua các câu hỏi, các chú dẫn được ghi trong bảo tàng.

Một số câu hỏi có câu trả lời, một số câu sẽ khiến cha mẹ vắt óc suy nghĩ, cũng có câu hỏi khó có câu trả lời, thậm chí là có cả các câu hỏi ngớ ngẩn. Tất cả những câu hỏi này nên được khuyến khích và đừng lo lắng nếu cha mẹ không biết câu trả lời, hãy khuyến khích trẻ hỏi nhân viên bảo tàng để tìm đáp án hoặc hãy để trẻ tự suy luận hoặc “khơi mào” một cuộc tranh luận giữa những đứa trẻ…

Điều này có thể giúp trẻ phát triển các kỹ năng tư duy phê phán và sáng tạo cao hơn – điều không thể thiếu cho thành công trong tương lai.

Một em bé đang xem bộ xương cá heo tại Bảo tàng Quảng Ninh [Ảnh: LH]

5. Tăng cường phát triển ngôn ngữ

Các chuyến thăm bảo tàng có thể giúp trẻ tăng vốn từ vựng. Mặc dù, nhiều đồ vật, hình ảnh trưng bày trẻ chưa bao giờ thấy, chưa bao giờ nghe tên nhưng chúng hoàn toàn có thể nhớ được nhờ những trải nghiệm tham quan, tìm hiểu. 

Ngoài ra, việc trao đổi của trẻ với cha mẹ, hoặc với anh chị em khi thăm quan bảo tàng sẽ giúp trẻ nắm bắt được những khái niệm mới và trau dồi được vốn từ vựng tốt hơn.

6. Bảo tàng truyền cảm hứng

Khi trẻ bước vào một bảo tàng chứa bộ xương của một con vật cao hơn ngôi nhà và đã biến mất khỏi hành tinh này cả triệu năm, tâm trí của trẻ sẽ bắt đầu đặt ra nhiều câu hỏi. Khi trẻ bước vào một bảo tàng có đài thiên văn và các chương trình trình chiếu về hệ mặt trời… tâm trí chúng lại bắt đầu mơ về bầu trời đêm.

Các bảo tàng luôn biết cách truyền cảm hứng không chỉ cho người lớn mà còn truyền cảm hứng tưởng tượng, sáng tạo cho những đứa trẻ, để chúng tự hỏi, khám phá thế giới và nghĩ tới cả những khả năng vượt ra khỏi tầm hiểu biết của chúng.

7. Tạo cơ hội học tập

Bằng cách khuyến khích con chơi và tham quan bảo tàng, cha mẹ đã giúp trẻ có cơ hội học tập, phát triển tư duy và khám phá thế giới quanh mình. Sự tiếp xúc độc đáo này cũng cấp kĩ năng nền tảng cho sự sáng tạo, tư duy phê phán và kết nối với thế giới xung quanh.

Ngoài ra, đưa trẻ đến bảo tàng còn cho trẻ thấy một điều rằng, cả trẻ - cha mẹ - những người lớn khác vẫn luôn tích cực tìm hiểu, học hỏi và mọi người đều bình đẳng khi tìm hiểu, học hỏi và khám phá thế giới xung quanh.

Đó là chưa kể tới việc, mỗi bảo tàng có một chủ đề khác nhau và mỗi chuyến đi, trẻ sẽ học thêm nhiều điều; từ những đồ vật, hình ảnh dù mờ nhạt hay rạn vỡ, cũ kĩ – thì cũng là một thế giới mới mà trẻ hiếm khi được thấy mỗi ngày.

Video liên quan

Chủ Đề