Y sĩ Y học cổ truyền hành nghề tư nhân

Do yêu cầu chuẩn hóa của Bộ Y tế nên học Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền sau đó liên thông lên Bác sĩ YHCT là hướng đi nhanh nhất, dễ dàng nhất để lấy chứng chỉ hành nghề Đông Y.

Chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền

Phải có chứng chỉ Y học Cổ truyền mới được tham gia khám chữa bệnh

Hiện nay nhiều cơ sở khám chữa bệnh theo phương pháp Y học Cổ truyền trên cả nước không có chứng chỉ hành nghề và chủ yếu hoạt động chui. Có nhiều cơ sở do cha, ông truyền lại cho con cháu nhưng những người con lại không đủ trình độ và chuyên môn nghiệp vụ để có thể khám chữa bệnh theo phương pháp này.

Việc các thầy thuốc không có đủ kiến thức trình độ chuyên môn vững, khám chữa bệnh cho bệnh nhân để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Không phải ai cũng có bệnh giống nhau, thể trạng cơ địa như nhau mà bốc thuốc chữa bệnh tương tự. Chính vì thế mà dẫn đến hệ quả tình trạng người bệnh nặng hơn thậm chí tính mạng bị đe dọa.

Theo như Luật sư Lê Hồng Khanh, phụ trách pháp chế tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur [Hà Nội] cho rằng, việc Bộ Y tế đưa ra những quy định chặt chẽ hơn về cấp chứng chỉ hành nghề là đúng với yêu cầu thực tế và đảm bảo việc quản lý việc khám chữa bệnh được tốt hơn. Ông khẳng định những người đang khám chữa bệnh Đông y mà chưa được cấp chứng chỉ hành nghề là trái pháp luật.

Luật sư Lê Hồng Khanh lý giải: “Bất cứ một cá nhân, tổ chức nào hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh cũng phải tuân thủ theo Luật Khám chữa bệnh. Theo quy định của Bộ Y tế, những người hành nghề khám chữa bệnh, dù Đông y hay Tây y đều phải có chứng chỉ hành nghề mới được tham gia khám chữa bệnh cho người dân”.

Đẩy mạnh đào tạo chuẩn hoá Thầy thuốc Y học cổ truyền

Vì sự quá lỏng lẻo của các cấp chính quyền trong hệ thống khám chữa bệnh bằng  phương pháp Y học Cổ truyền ở nước ta đã khiến cho nhiều người dân lâm vào cảnh “tiền mất tật mang”, bệnh không được chữa khỏi. Do đó, việc đào tạo chuẩn hóa Thầy thuốc Y học Cổ truyền là việc cấp thiết và thực sự cần thiết hiện nay.

Những người đang nuôi ước mơ trở thành những thầy lang giỏi chữa bệnh cứu người trong tương lai thì có thể lựa chọn Trường Cao đẳng Y dược Pasteur để được đào tạo kiến thức bài bản về Y học Cổ truyền và đủ điều kiện xin cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh bằng phương pháp này.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur với chặng đường 10 năm hình thành và phát triển. Đào tạo ra nhân lực ưu tú, thầy thuốc giỏi phục vụ cho ngành Y, là cơ sở tin cậy cho các bạn trẻ theo học. Trường có Bệnh viện riêng cho sinh viên thực tập, để có thể được cọ xát với thực tế, nâng cao tay nghề chuyên môn của mình khi còn ngồi trên ghế nhà Trường và đáp ứng được yêu cầu tuyền dụng của nhà tuyển dụng.

Tuyển sinh Trung cấp Y học cổ truyền năm 2018 chỉ cần tốt nghiệp THCS

Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền

Người được cấp chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền phải có một trong các bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn sau đây tùy theo yêu cầu của từng hình thức tổ chức hành nghề và phạm vi chuyên môn hành nghề:

  1. a] Bằng tốt nghiệp đại học hoặc trung học về y học cổ truyền;
  2. b] Bằng tốt nghiệp đại học dược hoặc trung học dược và có Giấy chứng nhận đã học dược học cổ truyền;
  3. c] Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn y dược học cổ truyền do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi là Sở Y tế] cấp;
  4. d] Đã qua thực hành 5 năm đối với hình thức tổ chức hành nghề quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 3 Điều 21 của Pháp lệnh này tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; 2 năm đối với hình thức tổ chức hành nghề quy định tại khoản 4 Điều 21 của Pháp lệnh này tại cơ sở y dược học cổ truyền.

Trong trường hợp mở quầy thuốc Đông Y bạn có thể học Trung cấp Y học cổ truyền rồi học Liên thông lên Bác sĩ YHCT, nếu không khi có bằng Y sĩ YHCT bạn có thể xin vào làm việc ở các cơ sở khám chữa bệnh Đông Y.

Có thể liên thông từ Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lên các bậc học cao hơn để trở thành Bác sĩ Y học cổ truyền ngay mà không cần phải mất thời gian chờ đợi nếu đáp ứng được các tiêu chí mà quy chế tuyển sinh liên thông đề ra. Do đó, với những ai có mong muốn trở thành Bác sĩ Y học cổ truyền mà năng lực bản thân có hạn thì có thể lựa chọn cho mình con đường theo học từ Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền sau đó liên thông lên.

Học Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền để nhận bằng Y sĩ Y học cổ truyền

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur là Trường hàng đầu trong đào tạo Y khoa, được Bộ LĐ TB&XH và Bộ Y tế cấp phép cho mở mã ngành đào tạo Y học cổ truyền nên Bằng cấp chính quy được công nhận sử dụng rộng rãi trên toàn quốc.

Địa chỉ tuyển sinh Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền năm 2018

Hoàn thành khóa học Trung cấp Y sĩ y học cổ truyền Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur học viên được trang bị các đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cơ bản về y học hiện đại và y học cổ truyền Việt Nam, phương đông; người học có khả năng tiếp thu và kế thừa và phát triển vốn y học Việt Nam đồng thời kết hợp với y học hiện đại trong phòng và chữa bệnh. Thành thạo các kĩ năng  kê đơn thuốc, làm được các thủ thuật châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… Sau khi được cấp bằng Trung cấp Y sĩ y học cổ truyền có thể liên thông lên bậc đại học để tiếp tục thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ y học cổ truyền của mình và từ đó có thể mở phòng khám Đông Y.

Địa chỉ đăng ký xét tuyển Trung cấp Y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung –   Quận Thanh Xuân – Tp Hà Nội. Điện thoại tư vấn: 09.8258.8258 – 09.8259.8259.

Căn cứ Khoản 4 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về Điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

...

3. Nhân lực:

a] Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.

- Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm nhiều chuyên khoa thì chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa lâm sàng mà cơ sở đăng ký hoạt động.

- Đối với các phòng khám chuyên khoa dưới đây, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật còn phải đáp ứng các điều kiện như sau:

+ Phòng khám chuyên khoa Phục hồi chức năng: Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng;

+ Phòng khám, điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy: Là bác sỹ chuyên khoa tâm thần, bác sỹ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa tâm thần hoặc bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền có chứng chỉ đào tạo về hỗ trợ cai nghiện ma túy bằng phương pháp y học cổ truyền;

+ Phòng khám, điều trị HIV/AIDS: Là bác sỹ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc bác sỹ đa khoa và có giấy chứng nhận đã đào tạo, tập huấn về điều trị HlV/AIDS;

+ Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền: Là bác sỹ hoặc y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;

+ Phòng chẩn trị y học cổ truyền: Là lương y hoặc là người được cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc là người được cấp Giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền;

+ Phòng khám dinh dưỡng: Là bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sỹ y học dự phòng và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc cử nhân chuyên ngành dinh dưỡng hoặc bác sỹ y học cổ truyền và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc cử nhân y khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc y sỹ và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng;

+ Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: Là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ;

+ Phòng khám chuyên khoa nam học: Là bác sỹ chuyên khoa nam học hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa nam học;

+ Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp: Là bác sỹ chuyên khoa bệnh nghề nghiệp có chứng chỉ hành nghề hoặc bác sỹ đa khoa có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp;

+ Phòng xét nghiệm: Là bác sỹ hoặc kỹ thuật viên chuyên ngành xét nghiệm, trình độ đại học trở lên có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa xét nghiệm hoặc cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học đối với người đã được tuyển dụng làm chuyên ngành xét nghiệm trước ngày Nghị định này có hiệu lực và được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên khoa xét nghiệm với chức danh là kỹ thuật viên;

+ Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, Phòng X-Quang: Là bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc cử nhân X-Quang trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ hành nghề;

- Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thể hiện bằng văn bản;

- Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.

b] Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản;

c] Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm đọc và ký kết quả xét nghiệm;

d] Cử nhân X-Quang có trình độ đại học được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sỹ X-Quang thì bác sỹ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đọc và ký kết quả chẩn đoán hình ảnh;

đ] Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác], việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì việc bạn là y sĩ sẽ thuộc trường hợp có thể chịu trách nhiệm chuyên môn tại cơ sở khám chữa bệnh tại phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền.

Các điều kiện khác để cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bên cạnh đó tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về Điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

1. Cơ sở vật chất:

a] Có địa điểm cố định [trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động];

b] Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;

c] Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.

2. Trang thiết bị y tế:

a] Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;

b] Riêng cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa;

c] Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không bắt buộc phải có trang thiết bị y tế quy định tại điểm a, b khoản này nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.

Như vậy, ngoài điều kiện về nhân lực thì để được cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như trên.

Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề