Yêu cầu cần đạt của năng lực điều chỉnh hành vi cần hình thành và phát triển cho học sinh tiểu học

Ngày cập nhật : 27/05/2021

Mặc dù còn nhiều khó khăn về CSVC, đội ngũ nhưng với tinh thần vì HS thân yêu, một số trường học vùng khó khăn thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực đổi mới.

Sau khi bồi dưỡng, tự bồi dưỡng mô đun 1, 2,3 phục vụ Chương trình GDPT 2018, các trường linh hoạt ứng dụng vào quá trình giảng dạy đem lại hiệu ứng tích cực.

Chuyển giao hoạt động hợp lý

Trường THCS Phong Cốc, phường Phong Cốc, thị xã Quảng Yên còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất nhưng với tinh thần tiên phong đổi mới nhà trường từng bước nỗ lực bắt nhịp. Cô giáo Nguyễn Hoàng Kim Thanh- Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, từ năm học 2017 – 2018 đến nay, nhà trường đã triển khai và thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS. Việc tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS được thể hiện rõ trong kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Mỗi phương pháp dạy học tích cực đều có những ưu điểm và tác dụng khác nhau, do vậy nhà trường yêu cầu thầy cô cần lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung bài học và năng lực HS. Nhưng dù lựa chọn phương pháp dạy học nào, thì GV vẫn phải là người luôn tích cực hóa các hoạt động của HS, chuyển giao nhiệm vụ một cách hợp lý. Vì thế, GV cần vận dụng linh hoạt phương pháp, không lạm dụng, độc tôn một phương pháp nào cả. Một số phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học được nhà trường khuyến khích thực hiện như: Dạy học theo trạm, Dạy học dự án, kĩ thuật khăn trải bàn, chuyên gia, góc, …

Đối với dạy học theo định hướng phát triển năng lực, quá trình quan trọng hơn kết quả. Bởi vì quá trình đúng dẫn đến kết quả đúng. Bởi vậy GV phải xác định mục tiêu dạy học theo định hướng năng lực cho mỗi bài học. Từ mục tiêu, xác định nội dung, phương pháp dạy học và cách kiểm tra đánh giá để đạt được mục tiêu đó. Tích cực tổ chức cho HS luyện tập, tăng cường vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn. Trong quá trình dạy học, GV quan sát, nhận xét, đánh giá, phản hồi một cách chính xác để giúp HS điều chỉnh mình ngay trong quá trình học; đồng thời dựa vào kết quả HS đạt được, GV điều chỉnh phương pháp, kỹ thuật, phương tiện cho phù hợp.

Mặt khác, chương trình GDPT tổng thể đã quy định các năng lực chung, chương trình các môn học quy định các năng lực đặc thù mà mỗi môn học góp phần phát triển cho HS. Trong chương trình môn học có những mô tả cụ thể yêu cầu cần đạt về năng lực cho mỗi lớp. Nhà trường sẽ yêu cầu GV phân tích chương trình, nắm vững các yêu cầu cần đạt của mỗi năng lực ở từng khối lớp để xác định nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học cho phù hợp, nhằm đạt được mục tiêu phát triển năng lực cho HS, cô Thanh cho hay.

HS luyện tập, tăng cường vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

Cô giáo Phạm Thị Chương - GV môn Hóa học, Trường THCS Phong Cốc nhận định, so với phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian hơn, nghiên cứu các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực để áp dụng cho phù hợp. Ngoài các thiết bị dạy học đã có, thầy cô cần sáng tạo thêm các thiết bị dạy học khác phù hợp với các hoạt động học mà mình thiết kế để phát triển năng lực, phẩm chất và tăng tính hứng thú học tập cho HS. Mặt khác, GV cũng cần tìm hiểu thêm các kiến thức thực tiễn để giúp HS giải thích đúng và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống tốt hơn.

Quá trình dạy học môn Hóa, cô Chương đã chủ động áp dựng phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS. Theo cô, sự thay đổi phương pháp khiến giờ học thêm sôi nổi, hào hứng, HS được “trao quyền” chủ động hoạt động để chiếm lĩnh tri thức.

Cô Chương ví dụ, qua bài dạy “Axit- Bazơ- Muối [tiết 2] môn Hóa học lớp 8 để giúp HS hiểu được khái niệm muối, công thức, cách phân loại và gọi tên các muối cô Chương đã xây dựng các hoạt động nhằm chuyển giao nhiệm vụ học tập cho các em. Sau phần mở đầu, HS được cô dẫn vào hoạt động 2: Nghiên cứu, hình thành kiến thức mới.

Để trò nắm được khái niệm muối, cô giáo đã chiếu lại câu hỏi 1 ở phần mở đầu, yêu cầu HS giải thích lựa chọn. GV chiếu bảng phân tích thành phần phân tử 3 chất, yêu cầu HS nhận xét. Sau đó các em tự nhận xét khái niệm muối, bằng các quan sát, phân tích, thảo luận cùng nhau và đưa ra câu trả lời. Sau khi HS trả lời cô sẽ nhận xét, kết luận.

Tương tự với các hoạt động khác trong bài dạy cô Chương cũng chuyển giao nhiệm vụ cho HS một cách linh hoạt dưới sự điều hành của GV khiến HS rất thích thú và chủ động học tập, tương tác. Cách dạy trên đã phát huy năng lực cho HS, bao gồm năng lực chung và năng lực chuyên biệt. HS tự học, giải quyết vấn đề sáng tạo, tính toán. Đồng thời có năng lực chuyên biệt, biết sử dụng ngôn ngữ hóa học, tính toán hóa học, thực hành thí nghiệm, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống...Từ đó phát triển phẩm chất cho các em như: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; tăng cường tính hứng thú học tập cho HS.

Nỗ lực đổi mới

Trường Tiểu học Kim Đồng, xã Thượng Yên Công là trường học vùng sâu của TP Uông Bí với 58.7% HS dân tộc thiểu số. Nhà trường còn nhiều khó khăn về đội ngũ khi thừa, thiếu GV cục bộ, không đồng đều về cơ cấu chuyên môn. Khắc phục những hạn chế đó, nhiều GV trong trường đã chủ động, sáng tạo trong sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực cho HS.

Theo cô giáo Dương Thị Hồng Luyến- Hiệu trưởng nhà trường, mặc dù tỉ lệ HS dân tộc thiểu số nhiều, việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực cũng phần nào bị hạn chế nhưng quá trình dạy học nhiều năm trước nhà trường đã áp dụng  một số phương pháp mới để phát triển năng lực cho HS như: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm; đóng vai, trò chơi ….

GV phải là người tích cực hóa các hoạt động của HS, chuyển giao nhiệm vụ một cách hợp lý.

Cô Trần Thị Thương-  GV Toán, Tiếng Việt lớp 5, Trường Tiểu học Kim Đồng cho biết, để những bài dạy thực sự thu hút được HS giúp các em nắm được kiến thức, phát triển năng lực thì người GV cần nắm chắc kỹ thuật dạy học.

Cô Thương xây dựng giáo án và tương tác với HS bằng các câu hỏi trò chơi, sử dụng câu chuyện và hình ảnh minh họa cho bài giảng, trưng bày các sản phẩm của trò, tạo hoạt động nhóm và tăng độ tương tác giữa thầy trò.

Để có những bài dạy hiệu quả, GV phải có động lực đổi mới, nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Ngoài việc học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, GV phải nắm chắc các kĩ thuật dạy học tích cực.

Bên cạnh đó, thầy cô phải thành thạo ứng dụng CNTT, tận dụng tối đa thiết bị dạy học đa phương tiện, dành nhiều thời gian cho soạn bài, chuẩn bị giáo án trước khi đến lớp. Biết động viên khích lệ học sinh, linh hoạt trong ứng xử tình huống, điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp HS.

Theo GD&TĐ


Năng lực đặc thù môn, đặc điểm chung về phương pháp dạy học.

Bài tập

1. Chọn đáp án đúng nhất

Các năng lực được hình thành, phát triển trong môn Đạo đức gồm những năng lực nào?

Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội.

Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu hoạt động kinh tế - xã hội.

Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tham gia hoạt động kinh tế - xã hội.

2. Chọn đáp án đúng nhất

Các năng lực được hình thành, phát triển trong môn Đạo đức liên quan như thế nào với các năng lực cốt lõi trong Chương trình tổng thể?

Là biểu hiện đặc thù của các năng lực chung trong Chương trình tổng thể.

Là biểu hiện đặc thù của các năng lực đặc thù trong Chương trình tổng thể.

Là biểu hiện đặc thù của các năng lực chung và năng lực khoa học trong Chương trình tổng thể.

3. Chọn đáp án đúng nhất

Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm những hoạt động nào?

Hoạt động khởi động, hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập, hoạt động thực hành.

Hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng.

Hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập, hoạt động thực hành.

4. Chọn đáp án đúng nhất

Các hoạt động học tập được tổ chức tại những không gian nào?

Trong và ngoài khuôn viên nhà trường.

Trong khuôn viên nhà trường.

Ngoài khuôn viên nhà trường.

5. Chọn đáp án đúng nhất

Phương pháp dạy học môn Đạo đức phát triển năng lực học sinh có những đặc điểm gì?

Việc tự học của học sinh được chú trọng.

Quá trình học tập được tổ chức qua các hoạt động của học sinh.

Việc phát triển tư duy của học sinh được coi trọng.

Hoạt động trải nghiệm của học sinh được chú trọng khai thác, tổ chức.

Tất cả các ý trên.

6. Chọn đáp án đúng nhất

Trong quá trình tổ chức một hoạt động, vai trò của học sinh thể hiện qua các khâu, các bước nào?

Lập kế hoạch hoạt động, tiến hành hoạt động, kiểm tra, đánh giá hoạt động.

Tiến hành các hoạt động, báo cáo kết quả hoạt động .

Lập kế hoạch hoạt động, tiến hành hoạt động, kiểm tra quá trình thực hiện, báo cáo kết quả hoạt động, đánh giá hoạt động.

Bài tập về Thảo luận nhóm

1. Trả lời câu hỏi

Hãy liệt kê 3 lợi ích đối với học sinh khi học tập qua thảo luận nhóm

Lợi ích 1: Giúp học sinh phát triển bản thân

Lợi ích 2: Năng lực điều chỉnh hành vi

Lợi ích 3: Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế xã hội

Bài tập về Tổ chức trò chơi

1. Trả lời câu hỏi

Nêu cảm nhận của Thầy/Cô nếu được sử dụng phương pháp trò chơi với học sinh của mình

Phần diễn học sinh chưa hoàn hảo nhưng học sinh được tương tác tích cực thông qua ánh mắt, cử chỉ điệu bộ học sinh

2. Trả lời câu hỏi

2. Giải thích ngắn gọn lý do tại sao Thầy/Cô cảm thấy như vậy khi sử dụng phương pháp trò chơi?

Học sinh đưa ra được nhiều phương án khác nhau để giải quyết tình huống

Bài tập về điều tra

1. Trả lời câu hỏi

Hãy liệt kê 3 lợi ích của việc sử dụng phương pháp điều tra trên đối với giáo viên

Lợi ích 1: Phát triển năng lực tự chủ tự học

Lợi ích 2: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề

Lợi ích 3: phát triển bản thân và tìm hiểu tham gia các hoạt động xã hội

2. Trả lời câu hỏi

Liên hệ với việc dạy học của Thầy/Cô. Hãy suy nghĩ về cách thầy/Cô có thể sử dụng để thúc đẩy sử dụng phương pháp điều tra và lý do cho việc này.

Sử dụng tổ chức luyện tập thực hành, hoạt động ứng dụng để điều tra thực trạng sự vật hiện tượng nguyên nhân và biện pháp cải thiện thực trạng ghi kết quả vào phiếu điều tra và phiếu báo cáo

Bài tập về Rèn luyện

1. Trả lời câu hỏi

Hãy liệt kê 3 lợi ích của việc phương pháp rèn luyện trên đối với học sinh của mình

Lợi ích 1: Giúp học sinh đánh giá và nhìn nhận kết quả rèn luyện của bản thân

Lợi ích 2: Học sinh được trao đổi, chia sẻ kết quả rèn luyện

Lợi ích 3: Học sinh được bình chọn kết quả rèn luyện tốt nhất

2. Trả lời câu hỏi

Liên hệ với việc dạy học của Thầy/Cô. Hãy suy nghĩ về cách thầy/Cô có thể sử dụng để thúc đẩy phương pháp rèn luyện và lý do cho việc này.

Giáo viên cần đặt thêm một số câu hỏi để học sinh chia sẻ cụ thể hơn như ở đâu? Ai thực hiện? Mọi người xung quanh đánh giá nhìn nhận như thế nào?

Bài tập về Dự án

1. Trả lời câu hỏi

Hãy liệt kê 3 lợi ích đối với học sinh khi học tập qua dự án trong môn Đạo đức

Lợi ích 1: Học sinh được tham gia thực hiện các nhiệm vụ kết hợp giữa lí thuyết và thực hành

Lợi ích 2: Phát triển năng lực tự học tự chủ

Lợi ích 3: Phát triển bản thân tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế xã hội

2. Trả lời câu hỏi

Liệt kê 3 thách thức tiềm ẩn đối với học sinh khi hoàn thành dự án

Thách thức 1: Thực hiện các nhiệm vụ phức hợp kết hợp giữa lí thuyết và thực hành

Thách thức 2: Sản phẩm phải mang tính thực tiễn xã hội

Thách thức 3: Đòi hỏi học sinh phải tự học

Kiểm tra và đánh giá

1. Chọn các đáp án đúng

Các phương pháp dạy học môn Đạo đức thuận lợi cho việc phát triển các phẩm chất, năng lực cho học sinh là:

Kể chuyện

Vấn đáp

Tổ chức trò chơi

Điều tra

Thảo luận nhóm

Giảng giải

Dự án

Rèn luyện

2. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

Nối phương pháp ở cột A với đặc điểm phù hợp ở cột B

Phương pháp dự án: Học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập đạo đức phức hợp có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành tạo ra các sản phẩm có ý nghĩa xã hội có thể giới thiệu

Phương pháp rèn luyện: HS thực hiện những hành vi công việc trong cuộc sống hằng ngày theo bài học đạo đức

Phương pháp điều tra: HS tìm hiểu thực trạng những sự vật, hiện tượng xung quanh trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày liên quan đến bài học đạo đức

Phương pháp tổ chức trò chơi: HS thực hiện những thao tác hành động phù hợp với bài học đạo đức thông qua trò chơi

Kiểm tra và đánh giá

1. Chọn các đáp án đúng

Các phương pháp dạy học môn Đạo đức thuận lợi cho việc phát triển các phẩm chất, năng lực cho học sinh.

Kể chuyện

Vấn đáp

Tổ chức trò chơi

Điều tra

Thảo luận nhóm

Giảng giải

Dự án

Rèn luyện

Tất cả các ý trên.

2. Chọn đáp án đúng nhất

Mỗi phương pháp dạy học môn Đạo đức được tiến hành qua bao nhiêu bước?

2 hoặc 3.

3 hoặc 4.

4 hoặc 5.

Bài kiểm tra cuối khóa [Tính vào công thức điểm]

1. Chọn đáp án đúng nhất

Năng lực phát triển bản thân trong môn Đạo đức gồm các năng lực cụ thể nào?

Tự nhận thức bản thân.

Lập kế hoạch phát triển bản thân.

Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân.

Cả 3 ý trên.

2. Chọn đáp án đúng nhất

Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội trong môn Đạo đức gồm các năng lực cụ thể nào?

Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế – xã hội.

Tham gia hoạt động kinh tế – xã hội.

Cả 2 ý trên.

3. Chọn đáp án đúng nhất

Việc tự học của học sinh được trong môn Đạo đức thể hiện qua các khâu, các bước nào?

Lập kế hoạch hoạt động, tiến hành các hoạt động, báo cáo kết quả hoạt động, đánh giá quá trình tham gia, thực hiện hoạt động.

Lập kế hoạch hoạt động, tiến hành các hoạt động, kiểm tra quá trình thực hiện hoạt động, đánh giá quá trình tham gia, thực hiện hoạt động.

Lập kế hoạch hoạt động, tiến hành các hoạt động, kiểm tra quá trình thực hiện hoạt động, báo cáo kết quả hoạt động, đánh giá quá trình tham gia, thực hiện hoạt động.

4. Chọn đáp án đúng nhất

Việc phát triển tư duy của học sinh trong môn Đạo đức đòi hỏi giáo viên thực hiện những yêu cầu gì?

Tổ chức cho học sinh giải quyết các vấn đề.

Tổ chức cho học sinh sử dụng các thao tác tư duy.

Cả 2 ý trên.

5. Chọn đáp án đúng nhất

Trong dạy học môn Đạo đức, thảo luận nhóm giúp học sinh hình thành được những kết quả gì?

Kiến thức.

Kỹ năng.

Hành vi.

6. Chọn đáp án đúng nhất

Phương pháp tổ chức trò chơi được vận dụng trong môn Đạo đức có thể được tổ chức cho hoạt động nào?

Hình thành tri thức đạo đức.

Thực hành cho học sinh.

Cả 2 ý trên.

7. Chọn đáp án đúng nhất

Phương pháp điều tra trong dạy học môn Đạo đức giúp học sinh xác định được những vấn đề gì?

Thực trạng những sự vật, hiện tượng xung quanh trong thực tiễn cuộc sống các em liên quan đến bài học đạo đức.

Nguyên nhân của thực trạng.

Biện pháp giải quyết, cải thiện thực trạng.

Cả 3 ý trên

8. Chọn đáp án đúng nhất

Phư¬ơng pháp dự án trong môn Đạo đức có những đặc trưng gì?

Định hướng thực tiễn, tính phức hợp, định hướng sản phẩm.

Định hướng thực tiễn, ý nghĩa thực tiễn xã hội, tính phức hợp, định hướng sản phẩm.

Định hướng thực tiễn, ý nghĩa thực tiễn xã hội, định hướng sản phẩm.

9. Chọn đáp án đúng nhất

Khi xác định mục tiêu của bài học đạo đức, giáo viên cần căn cứ vào những yếu tố cơ bản nào?

Tính chất của bài đạo đức, các mối quan hệ mà học sinh tiểu học cần tương tác theo bài học quy định.

Những phẩm chất, năng lực có thể được phát triển cho học sinh tiểu học qua bài học và các yêu cầu cần đạt của bài học theo quy định của Chương trình giáo dục.

Khả năng của học sinh tiểu học đối với việc thực hiện các nhiệm vụ tương ứng với mục tiêu.

Các điều kiện thực hiện: cơ sở vật chất, phương tiện, đồ dùng dạy học, thực tiễn cuộc sống địa phương, sự phối hợp của các lực lượng giáo dục, thời gian thực hiện...

Cả 4 ý trên.

10. Chọn đáp án đúng nhất

Nội dung bài học đạo đức được khai thác từ những nguồn nào?

Sách giáo khoa, vở bài tập, sách giáo viên, phương tiện thông tin đại chúng, giáo viên tự xây dựng.

Sách giáo khoa, vở bài tập, sách giáo viên, thực tiễn cuộc sống địa phương, giáo viên tự xây dựng.

Sách giáo khoa, vở bài tập, sách giáo viên, thực tiễn cuộc sống địa phương, phương tiện thông tin đại chúng.

Sách giáo khoa, vở bài tập, sách giáo viên, thực tiễn cuộc sống địa phương, phương tiện thông tin đại chúng, giáo viên tự xây dựng.

11. Chọn đáp án đúng nhất

Khi lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học trong quá trình thiết kế và tổ chức một bài học đạo đức cụ thể, giáo viên cần căn cứ vào những yếu tố nào?

Mục tiêu bài học đã xác định, nội dung bài học đã dự kiến, khả năng của học sinh trong lớp, thời gian thực hiện bài học, điều kiện thực tiễn cuộc sống địa phương phục vụ bài học đạo đức.

Mục tiêu bài học đã xác định, nội dung bài học đã dự kiến, khả năng của học sinh trong lớp, phương tiện phục vụ cho việc tổ chức bài học, điều kiện thực tiễn cuộc sống địa phương phục vụ bài học đạo đức.

Mục tiêu bài học đã xác định, nội dung bài học đã dự kiến, khả năng của học sinh trong lớp, phương tiện phục vụ cho việc tổ chức bài học, thời gian thực hiện bài học.

Mục tiêu bài học đã xác định, nội dung bài học đã dự kiến, khả năng của học sinh trong lớp, phương tiện phục vụ cho việc tổ chức bài học, thời gian thực hiện bài học, điều kiện thực tiễn cuộc sống địa phương phục vụ bài học đạo đức.

12. Chọn đáp án đúng nhất

Khi thiết kế hoạt động tại hiện trường cho bài học trong môn Đạo đức, giáo viên cần xác định những yếu nào?

Mục tiêu, nội dung, phương pháp, thời gian học tập tại hiện trường, phương tiện, sự phối hợp với các lực lượng giáo dục, việc đánh giá hoạt động.

Mục tiêu, nội dung, quy mô học sinh tham gia, thời gian học tập tại hiện trường, phương tiện, sự phối hợp với các lực lượng giáo dục, việc đánh giá hoạt động.

Mục tiêu, nội dung, phương pháp, quy mô học sinh tham gia, thời gian học tập tại hiện trường, phương tiện, sự phối hợp với các lực lượng giáo dục, việc đánh giá hoạt động.

Mục tiêu, nội dung, việc vận dụng phương pháp, quy mô học sinh tham gia, phương tiện, sự phối hợp với các lực lượng giáo dục, việc đánh giá hoạt động.

13. Chọn đáp án đúng nhất

Mục tiêu bài học đạo đức gồm có những nội dung gì?

Kiến thức, thái độ, kỹ năng, hành vi và những biểu hiện phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh qua bài học.

Kiến thức, thái độ, kỹ năng và những biểu hiện phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh qua bài học.

Kiến thức, thái độ, hành vi và những biểu hiện phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh qua bài học.

14. Chọn đáp án đúng nhất

Phương tiện, đồ dùng dạy học dành cho dạy học môn Đạo đức có những nguồn nào?

Có sẵn trong phòng đồ dùng dạy học của trường, của lớp, giáo viên tự làm, học sinh tự làm, internet.

Có sẵn trong phòng đồ dùng dạy học của trường, của lớp, giáo viên tự làm, học sinh mang những đồ vật có sẵn ở gia đình đến lớp, internet.

Có sẵn trong phòng đồ dùng dạy học của trường, của lớp, giáo viên tự làm, học sinh tự làm, học sinh mang những đồ vật có sẵn ở gia đình đến lớp.

Có sẵn trong phòng đồ dùng dạy học của trường, của lớp, giáo viên tự làm, học sinh tự làm, học sinh mang những đồ vật có sẵn ở gia đình đến lớp, internet

15. Chọn đáp án đúng nhất

Mỗi bài học đạo đức có thể được tổ chức qua các hoạt động nào?

Khởi động, hình thành tri thức, thực hành, ứng dụng.

Khởi động, hình thành tri thức, thực hành, ứng dụng, mở rộng.

Khởi động, hình thành tri thức, ứng dụng, mở rộng.

Khởi động, hình thành tri thức, thực hành, mở rộng.

16. Chọn đáp án đúng nhất

Mục đích kiểm tra, đánh giá học sinh trong dạy học môn Đạo đức là gì?

Xếp loại học sinh.

Xác trình độ, năng lực học sinh

Đề ra các biện pháp thích hợp để giúp học sinh tiến bộ.

Cả 3 ý trên.

17. Chọn đáp án đúng nhất

Nội dung kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Đạo đức gồm những yếu tố nào?

Kiến thức, thái độ, kỹ năng, hành vi phù hợp bài học đạo đức và những biểu hiện của phẩm chất, năng lực phù hợp với yêu cầu cần đạt theo Chương trình môn Đạo đức quy định.

Kiến thức, kỹ năng, hành vi phù hợp bài học đạo đức và những biểu hiện của phẩm chất, năng lực phù hợp với yêu cầu cần đạt theo Chương trình môn Đạo đức quy định.

Kiến thức, thái độ, hành vi phù hợp bài học đạo đức và những biểu hiện của phẩm chất, năng lực phù hợp với yêu cầu cần đạt theo Chương trình môn Đạo đức quy định.

Kiến thức, thái độ, kỹ năng phù hợp bài học đạo đức và những biểu hiện của phẩm chất, năng lực phù hợp với yêu cầu cần đạt theo Chương trình môn Đạo đức quy định.

18. Chọn đáp án đúng nhất

Những ai tham gia kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Đạo đức?

Giáo viên.

Học sinh.

Cả 2 ý trên.

19. Chọn đáp án đúng nhất

Theo quy định hiện hành của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá học sinh tiểu học, việc đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức của học sinh được thực hiện theo hình thức nào?

Nhận xét.

Cho điểm.

Cả 2 ý trên.

20. Chọn đáp án đúng nhất

Trong dạy học môn Đạo đức, có những phương pháp kiểm tra, đánh giá nào?

Vấn đáp, đối thoại, tự đánh giá, quan sát, trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan.

Vấn đáp, tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, quan sát, trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan.

Vấn đáp, đối thoại, tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, quan sát, trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan.

Đối thoại, tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, quan sát, trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan.

21. Chọn đáp án đúng nhất

Các năng lực được hình thành, phát triển trong môn Đạo đức gồm những năng lực nào?

Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội.

Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực tìm hiểu hoạt động kinh tế - xã hội, năng lực tham gia hoạt động kinh tế - xã hội.

Năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu hoạt động kinh tế - xã hội, năng lực tham gia hoạt động kinh tế - xã hội.

22  Chọn đáp án đúng nhất

Định hướng phương pháp dạy học trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể liên quan đến những yếu tố nào?

Vai trò của giáo viên, vai trò của học sinh, các loại hoạt động của học sinh.

Vai trò của giáo viên, vai trò của học sinh, các loại hoạt động của học sinh, các hình thức hoạt động học tập.

Vai trò của giáo viên, vai trò của học sinh, các hình thức hoạt động học tập.

23. Chọn đáp án đúng nhất

Quá trình dạy học môn Đạo đức được tổ chức qua những hoạt động nào?

Khởi động, hình thành tri thức, thực hành, ứng dụng, mở rộng.

Khởi động, hình thành tri thức, thực hành, mở rộng.

Khởi động, hình thành tri thức, ứng dụng, mở rộng.

24. Chọn đáp án đúng nhất

Dạy học môn Đạo đức dựa vào trải nghiệm được thực hiện qua những khâu nào?

Tổ chức cho học sinh trải nghiệm, giúp học sinh khái quát hoá, tổng hợp những hiểu biết, kinh nghiệm sống của mình thành tri thức đạo đức, tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức đạo đức vào thực tiễn cuộc sống.

Khai thác vốn kinh nghiệm sống của học sinh, giúp học sinh khái quát hoá, tổng hợp những hiểu biết, kinh nghiệm sống của mình thành tri thức đạo đức, tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức đạo đức vào thực tiễn cuộc sống.

Khai thác vốn kinh nghiệm sống của học sinh, tổ chức cho học sinh trải nghiệm, giúp học sinh khái quát hoá, tổng hợp những hiểu biết, kinh nghiệm sống của mình thành tri thức đạo đức, tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức đạo đức vào thực tiễn cuộc sống.

25. Chọn đáp án đúng nhất

Phương pháp điều tra trong dạy học môn Đạo đức giúp học sinh xác định được những vấn đề gì?

Thực trạng những sự vật, hiện tượng xung quanh trong thực tiễn cuộc sống các em liên quan đến bài học đạo đức.

Nguyên nhân của thực trạng.

Biện pháp giải quyết, cải thiện thực trạng.

Cả 3 ý trên.

26 Chọn đáp án đúng nhất

Đặc trưng của phương pháp rèn luyện trong môn Đạo đức là giúp học sinh hình thành được kết quả gì?

Kiến thức.

Kỹ năng.

Hành vi.

27. Chọn đáp án đúng nhất

Khi xác định mục tiêu của bài học đạo đức, giáo viên cần căn cứ vào những yếu tố cơ bản nào?

Tính chất của bài đạo đức, các mối quan hệ mà học sinh tiểu học cần tương tác theo bài học quy định.

Những phẩm chất, năng lực có thể được phát triển cho học sinh tiểu học qua bài học và các yêu cầu cần đạt của bài học theo quy định của Chương trình giáo dục.

Khả năng của học sinh tiểu học đối với việc thực hiện các nhiệm vụ tương ứng với mục tiêu.

Các điều kiện thực hiện: cơ sở vật chất, phương tiện, đồ dùng dạy học, thực tiễn cuộc sống địa phương, sự phối hợp của các lực lượng giáo dục, thời gian thực hiện...

Cả 4 ý trên.

28. Chọn đáp án đúng nhất

Nội dung bài học đạo đức được khai thác từ những nguồn nào?

Sách giáo khoa, vở bài tập, sách giáo viên, phương tiện thông tin đại chúng, giáo viên tự xây dựng.

Sách giáo khoa, vở bài tập, sách giáo viên, thực tiễn cuộc sống địa phương, giáo viên tự xây dựng.

Sách giáo khoa, vở bài tập, sách giáo viên, thực tiễn cuộc sống địa phương, phương tiện thông tin đại chúng.

Sách giáo khoa, vở bài tập, sách giáo viên, thực tiễn cuộc sống địa phương, phương tiện thông tin đại chúng, giáo viên tự xây dựng.

29 Chọn đáp án đúng nhất

Khi lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học trong quá trình thiết kế và tổ chức một bài học đạo đức cụ thể, giáo viên cần căn cứ vào những yếu tố nào?

Mục tiêu bài học đã xác định, nội dung bài học đã dự kiến, khả năng của học sinh trong lớp, thời gian thực hiện bài học, điều kiện thực tiễn cuộc sống địa phương phục vụ bài học đạo đức.

Mục tiêu bài học đã xác định, nội dung bài học đã dự kiến, khả năng của học sinh trong lớp, phương tiện phục vụ cho việc tổ chức bài học, điều kiện thực tiễn cuộc sống địa phương phục vụ bài học đạo đức.

Mục tiêu bài học đã xác định, nội dung bài học đã dự kiến, khả năng của học sinh trong lớp, phương tiện phục vụ cho việc tổ chức bài học, thời gian thực hiện bài học.

Mục tiêu bài học đã xác định, nội dung bài học đã dự kiến, khả năng của học sinh trong lớp, phương tiện phục vụ cho việc tổ chức bài học, thời gian thực hiện bài học, điều kiện thực tiễn cuộc sống địa phương phục vụ bài học đạo đức.

30. Chọn đáp án đúng nhất

Khi chuẩn bị kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khoá trong môn Đạo đức, giáo viên cần xác định những yếu tố gì?

Hình thức hoạt động ngoại khoá, những công việc học sinh cần thực hiện, phương pháp tổ chức hoạt động và phương tiện, cơ sở vật chất, thời gian tổ chức, địa điểm tiến hành, lịch trình tổ chức, việc phối hợp các lực lượng giáo dục, việc đánh giá hoạt động.

Hình thức hoạt động ngoại khoá, mục tiêu, nội dung, những công việc học sinh cần thực hiện, phương pháp tổ chức hoạt động và phương tiện, cơ sở vật chất, thời gian tổ chức, địa điểm tiến hành, lịch trình tổ chức, việc phối hợp các lực lượng giáo dục, việc đánh giá hoạt động.

Hình thức hoạt động ngoại khoá, mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động và phương tiện, cơ sở vật chất, thời gian tổ chức, địa điểm tiến hành, lịch trình tổ chức, việc phối hợp các lực lượng giáo dục, việc đánh giá hoạt động.

Hình thức hoạt động ngoại khoá, mục tiêu, nội dung, những công việc học sinh cần thực hiện, phương tiện, cơ sở vật chất, thời gian tổ chức, địa điểm tiến hành, lịch trình tổ chức, việc phối hợp các lực lượng giáo dục, việc đánh giá hoạt động.

31. Chọn đáp án đúng nhất

Khi thiết kế hoạt động tại hiện trường cho bài học trong môn Đạo đức, giáo viên cần xác định những yếu nào?

Mục tiêu, nội dung, phương pháp, thời gian học tập tại hiện trường, phương tiện, sự phối hợp với các lực lượng giáo dục, việc đánh giá hoạt động.

Mục tiêu, nội dung, quy mô học sinh tham gia, thời gian học tập tại hiện trường, phương tiện, sự phối hợp với các lực lượng giáo dục, việc đánh giá hoạt động.

Mục tiêu, nội dung, phương pháp, quy mô học sinh tham gia, thời gian học tập tại hiện trường, phương tiện, sự phối hợp với các lực lượng giáo dục, việc đánh giá hoạt động.

Mục tiêu, nội dung, việc vận dụng phương pháp, quy mô học sinh tham gia, phương tiện, sự phối hợp với các lực lượng giáo dục, việc đánh giá hoạt động.

32.  Chọn đáp án đúng nhất

Cấu trúc của một kế hoạch dạy học bài đạo đức phát triển năng lực gồm những yếu tố nào?

Mục tiêu bài học.

Tài liệu, phương tiện.

Các hoạt động dạy học của bài.

Cả 3 ý trên.

 33. Chọn đáp án đúng nhất

Mục tiêu bài học đạo đức gồm có những nội dung gì?

Kiến thức, thái độ, kỹ năng, hành vi và những biểu hiện phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh qua bài học.

Kiến thức, thái độ, kỹ năng và những biểu hiện phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh qua bài học.

Kiến thức, thái độ, hành vi và những biểu hiện phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh qua bài học.

34. Chọn đáp án đúng nhất

Mỗi bài học đạo đức có thể được tổ chức qua các hoạt động nào?

Khởi động, hình thành tri thức, thực hành, ứng dụng.

Khởi động, hình thành tri thức, thực hành, ứng dụng, mở rộng.

Khởi động, hình thành tri thức, ứng dụng, mở rộng.

Khởi động, hình thành tri thức, thực hành, mở rộng.

35. Chọn đáp án đúng nhất

Cấu trúc một hoạt động trong kế hoạch dạy học bài đạo đức gồm có những yếu tố nào?

Tên của hoạt động, các bước tiến hành hoạt động.

Tên của hoạt động, mục tiêu hoạt động.

Tên của hoạt động, mục tiêu hoạt động, các bước tiến hành hoạt động.

36. Chọn đáp án đúng nhất

Mục đích kiểm tra, đánh giá học sinh trong dạy học môn Đạo đức là gì?

Xếp loại học sinh.

Xác trình độ, năng lực học sinh

Đề ra các biện pháp thích hợp để giúp học sinh tiến bộ.

Cả 3 ý trên.

37. Chọn đáp án đúng nhất

Những ai tham gia kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Đạo đức?

Giáo viên.

Học sinh.

Cả 2 ý trên.

38.  Chọn đáp án đúng nhất

Trong dạy học môn Đạo đức, có những phương pháp kiểm tra, đánh giá nào?

Vấn đáp, đối thoại, tự đánh giá, quan sát, trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan.

Vấn đáp, tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, quan sát, trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan.

Vấn đáp, đối thoại, tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, quan sát, trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan.

Đối thoại, tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, quan sát, trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan.

39.  Chọn đáp án đúng nhất

Để lựa chọn và xây dựng nội dung bài học phát triển năng lực học sinh tiểu học trong quá trình thiết kế bài học đạo đức, giáo viên cần căn cứ vào những yếu tố nào?

Nội dung và yêu cầu cần đạt của Chương trình môn đạo đức, bối cảnh cuộc sống, thực tiễn địa phương, khả năng, hứng thú của học sinh, tính tích hợp của nội dung bài học liên quan các môn học khác.

Nội dung và yêu cầu cần đạt của Chương trình môn đạo đức, mục tiêu của bài học đã đề ra, khả năng, hứng thú của học sinh, tính tích hợp của nội dung bài học liên quan các môn học khác.

Nội dung và yêu cầu cần đạt của Chương trình môn đạo đức, mục tiêu của bài học đã đề ra, bối cảnh cuộc sống, thực tiễn địa phương, khả năng, hứng thú của học sinh, tính tích hợp của nội dung bài học liên quan các môn học khác.

Nội dung và yêu cầu cần đạt của Chương trình môn đạo đức, mục tiêu của bài học đã đề ra, bối cảnh cuộc sống, thực tiễn địa phương, khả năng, hứng thú của học sinh.

Tags: ĐÁP ÁN TẬP HUẤN

Video liên quan

Chủ Đề